Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Cathie Wood gửi thư ngỏ cho Fed bày tỏ quan ngại về nguy cơ giảm phát

Trong thư ngỏ gửi ngân hàng trung ương, Cathie Wood - CEO Ark Invest cho rằng FED đang sai lầm trong kế hoạch chống lạm phát, có khả năng gây ra giảm phát trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái toàn cầu.
Avatar
kaylin
Published Oct 12 2022
Updated Dec 20 2023
7 min read
thumbnail

Trong thư ngỏ gửi ngân hàng trung ương, Cathie Wood - CEO Ark Invest cho rằng FED đang sai lầm trong kế hoạch chống lạm phát, có khả năng gây ra giảm phát trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái toàn cầu.

Cathie Wood gửi thư ngỏ cho Fed

Ngày 10/10, theo bức thư mở đăng tải trên trang web của công ty quản lý quỹ Ark Investment Management gửi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (tại đây), nhà quản lý quỹ nổi tiếng Cathie Wood cho rằng “có thể Fed đang mắc sai lầm với lập trường cứng rắn chống lạm phát”.  

Thay vì xem xét các chỉ số việc làm và giá cả từ những tháng trước, Wood cho biết Fed nên xem xét giá cả hàng hóa. Vì nó sẽ thể hiện rủi ro kinh tế lớn nhất trong tương lai là giảm phát chứ không phải lạm phát.

“Fed dường như tập trung vào tỷ lệ lạm phát giảm và việc làm. Theo quan điểm của chúng tôi, các chỉ số này là tụt hậu”, Wood cho biết trong bức thư đăng trên trang web của công ty.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) đều đang cho thấy lạm phát của nền kinh tế Mỹ đang ở mức cao. CPI tăng 0.1% trong tháng 8 và tăng 8.3% so với cùng kỳ năm 2021. Còn PCE tăng lần lượt 0.3% và 6.2%. 

Cả hai chỉ số thậm chí còn cao hơn nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng - hai mặt hàng chứng kiến sự giảm giá lớn trong mùa hè.

Về việc làm, trong tháng 9, Mỹ có thêm 263,000 việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3.5%.

Tuy nhiên, theo Cathie Wood, giá nhiều mặt hàng như gỗ, đồng và nhà ở lại đang giảm và điều này cho thấy các chỉ số được Fed xem xét dường như không hợp lý.

Đọc thêm: Tổng hợp các tin tức từ Mỹ ảnh hưởng đến thị trường

Theo CEO Ark Invest, lạm phát có hại cho nền kinh tế vì nó làm tăng chi phí sinh hoạt và làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Giảm phát là rủi ro ngược lại, phản ánh nhu cầu giảm và có liên quan đến suy thoái kinh tế.

Ngoài Fed, trong tháng 9 vừa qua có gần 40 ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã chấp thuận các đợt tăng lãi suất. Gần đây, nhiều chỉ trích cho rằng Fed có thể đã đi quá xa và có nguy cơ kéo nền kinh tế vào cuộc suy thoái không đáng có.

“Không cần bàn cãi, giá lương thực và năng lượng là yếu tố quan trọng. Nhưng chúng tôi tin rằng Fed không nên quá mạnh tay để chống lạm phát và làm trầm trọng thêm nỗi đau trên thế giới khi mà toàn cầu đang đối mặt với cú sốc về nguồn cung nông nghiệp và năng lượng do chiến tranh Nga-Ukraine”, bà Wood viết.

Sức mạnh đồng USD tiếp tục tăng, S&P 500 giảm ngày thứ 5 liên tiếp

Trên khung ngày, sức mạnh đồng USD ở xu hướng tăng và chưa có dấu hiệu đảo chiều. Khả năng cao trong vài ngày tới, DXY sẽ chạm đỉnh cũ ở vùng 114.7. 

Vào ngày mai (13/10), Cục thống kê lao động Mỹ (Bureau of labor statistics - BLS) sẽ công bố thông tin về tỷ lệ lạm phát trong tháng 9. Theo đó, sức mạnh đồng USD khả năng sẽ có biến động mạnh khi chỉ số CPI được công bố.

Trước thềm Mỹ công bố chỉ số CPI, chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng lãi suất cao và lạm phát sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái và ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp.

Đến ngày 11/10, chỉ số S&P 500 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Theo đó, S&P 500 đã đóng nến giảm trong 5 ngày liên tiếp 5-11/10. 

Trên khung ngày, chỉ số ​​chỉ số S&P 500 đang di chuyển ở xu hướng giảm về hồi về hỗ trợ 3,580. Vùng mây đỏ của chỉ báo Ichimoku khá dày. Theo đó, S&P 500 sẽ rất khó để tăng trưởng ở giai đoạn này.

Ngày 10/10, Jamie Dimon - Giám đốc Điều hành JPMorgan đã cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ rơi vào suy thoái trong “6-9 tháng tới” và cho biết S&P 500 có thể giảm thêm 20% tùy thuộc vào việc Cục Dự trữ Liên bang đưa ra quyết định hạ cánh mềm hay cứng cho nền kinh tế.

David Bahnsen - Giám đốc đầu tư của The Bahnsen cho biết đây là giai đoạn tồi tệ nhất đối với thị trường chứng khoán: nền kinh tế suy yếu, sự không chắc chắn về thu nhập và việc thắt chặt của Fed và các vấn đề tâm lý với tâm lý nhà đầu tư cực kỳ sợ rủi ro.

“Chúng tôi tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất 1-2 lần nữa cho đến khi lãi suất của Fed đạt 4% và sau đó tạm dừng. Tại thời điểm đó, Fed sẽ đánh giá thiệt hại mà mình đã gây ra”, David Bahnsen nói thêm.

Thị trường crypto có xu hướng tiếp tục giảm

Trên khung ngày, vốn hoá thị trường crypto đang di chuyển ở xu hướng giảm. Vốn hoá đang nằm gần hỗ trợ cứng ở vùng 800-850 tỷ USD. Trước đó, vùng Histogram của chỉ báo MACD đã xuất hiện tín hiệu phân kỳ đảo chiều. Tuy vậy, vốn hoá không thể tăng trở lại mà tiếp tục sideways quanh hỗ trợ.

Vùng mây đỏ của chỉ báo Ichimoku đi trước giá khá dày, đường Lead 1 & 2 tiếp tục dốc xuống. Điều này cho thấy vốn hoá có thể tiếp tục sideways, thậm chí là thủng mốc 800 tỷ USD.

Nhận định chung

Giảm phát là tình trạng nền kinh tế suy giảm về nhu cầu chi tiêu dù nguồn cung hàng hóa trên thị trường ổn định. Khi nhu cầu giảm và ít người mua hàng, giá cả hàng hóa cũng từ đó giảm theo.

Giảm phát là cùng một số tiền nhưng người dân có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Khi giá hàng hóa giảm thì doanh thu của công ty sản xuất sẽ giảm theo. Nhưng chi phí trả cho nhân công vẫn giữ nguyên. 

Vì vậy, các công ty này sẽ không có đủ kinh phí và buộc phải cắt giảm nhân sự, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, việc giảm lợi nhuận sẽ làm tăng khả năng vỡ nợ với các khoản vay của công ty sản xuất này.

Đối với nền kinh tế, ngân hàng trung ương tăng lãi suất khiến giá trị đồng nội tệ tăng lên. Từ đó, người dân có xu hướng nắm giữ tiền mặt để mang đi gửi ngân hàng nhận lãi suất cao. Vì vậy, việc tiêu xài sẽ giảm đi, nhu cầu chi tiêu cũng giảm.

Đến nay, tình hình vĩ mô chưa có dấu hiệu ổn định. Theo đó, giảm phát có thể diễn ra trên toàn cầu trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Đọc thêm:  FED nghi ngờ về vai trò của việc số hóa đồng đô la Mỹ

RELEVANT SERIES