Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Chủ tịch SEC muốn quản lý ngành crypto

Ngày 9/9, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) tuyên bố muốn quản lý ngành tiền mã hóa. Đồng thời, ông nhấn mạnh hầu hết token là chứng khoán.
Avatar
uyntran.web3
Published Sep 09 2022
Updated Dec 19 2023
5 min read
thumbnail

Ngày 8/9, Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) tuyên bố muốn quản lý ngành tiền mã hóa. Đồng thời, ông nhấn mạnh hầu hết token là chứng khoán.

Phát biểu tại hội nghị pháp lý ở Washington ngày 8/9, Gensler bày tỏ nguyện vọng mở rộng quyền hạn của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đối với thị trường tiền mã hóa, “miễn là không tước đi quyền lực của SEC”. 

CFTC được đề xuất giao quyền giám sát 2 đồng coin lớn nhất thị trường: BitcoinEthereum. CFTC hiện chỉ có quyền quản lý thị trường phái sinh tiền mã hóa như hợp đồng tương lai và hoán đổi.

Việc này sẽ tạo điều kiện cho SEC tập trung kiểm soát phần còn lại của thị trường tiền mã hóa. Cơ quan luôn tin rằng các đồng coin khác đều là chứng khoán và phải bị quản lý bởi luật chứng khoán hiện hành.

Đọc thêm: SEC giám sát chương trình staking của Coinbase

Theo ông, các nhà đầu tư mua bán token là để có được lợi nhuận từ doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà đầu tư phải thường xuyên theo dõi các dự án tiền mã hóa trên mạng xã hội. Những token này có trang web quảng cáo và hồ sơ đội ngũ làm việc trong dự án. Do đó, bản chất của token tương tự cổ phiếu. 

“Trong số 10,000 token trong thị trường crypto, tôi tin phần lớn là chứng khoán. Việc mở bán hàng nghìn token như vậy cần phải tuân theo luật chứng khoán”, Gensler phát biểu tại phiên họp.

Người đứng đầu SEC nhận định cần có quy định bảo vệ các nhà đầu tư khỏi tình trạng lừa đảo và thao túng giá. Ông tuyên bố “họ xứng đáng được hỗ trợ thông tin để phân loại các khoản đầu tư tiềm năng và yếu kém”. 

“Bạn mua token và đặt cược vào sự thành bại của một hệ sinh thái tiền mã hóa, giao thức DeFi hay dự án Web3. Còn những người quảng bá dự án bán token để có tiền phát triển hệ sinh thái. Nếu không phải là chứng khoán thì nó còn có thể là gì đây?” Gensler lập luận.

Tiếp đến, Chủ tịch SEC nhấn mạnh ông đã yêu cầu nhân viên cơ quan làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để đăng ký và quản lý token của họ giống như chứng khoán. Ông mong muốn các dự án có thể linh hoạt để cung cấp thông tin phù hợp với từng loại tài sản. Chẳng hạn, công bố thông tin của chứng khoán được hỗ trợ sẽ có khác biệt với thông tin cổ phiếu. 

Gensler trích dẫn câu nói của Joseph Kennedy, Chủ tịch đầu tiên của SEC: “Không có doanh nghiệp nào minh bạch phải sợ SEC”.

Tuy nhiên, nhiều người phản bác việc này không hề đơn giản như SEC nói. Cơ quan này cũng không phải là chưa từng gây khó dễ cho các dự án minh bạch. SEC đã kiện các dự án tiền mã hóa do phát hành chứng khoán bất hợp pháp trong suốt 5 năm qua. Thế nhưng, trong khoảng thời gian này, họ không ban hành hay đề xuất được bất kỳ quy định nào thực sự hiệu quả.

Và token không chỉ được dùng để huy động tiền xây dựng dự án. Điều này từng đúng vào năm 2017, khi làn sóng ICO (phát hành tiền mã hóa lần đâu) bùng nổ. Giờ đây, nhà đầu tư có cơ hội kiếm được token đa dạng hơn, từ đào coin, stake cho đến nhận airdrop. Nếu các nhà phát triển muốn huy động vốn, họ có thể bán token cho các công ty đầu tư mạo hiểm với thỏa thuận dài hạn.

Đọc thêm: Sau Trung Quốc, Mỹ có thể cấm hoạt động đào coin?

Bên cạnh đó, Gensler đã bỏ qua một vài vấn đề quan trọng. Đối với sàn giao dịch phi tập trung, hoạt động thông qua các hợp đồng thông minh và bổ sung thanh khoản bằng dòng tiền của người dùng, ai sẽ là người đăng ký cho sàn giao dịch và quy định sẽ áp dụng ra sao? Kể cả trong các nền tảng tập trung, khách hàng được cấp quyền truy cập trực tiếp mà không thông qua bên trung gian. Điều này hoàn toàn khác với cách hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán truyền thống. SEC vẫn chưa giải đáp được những câu hỏi trên.

Thị trường tiền mã hóa đang bước vào thời kỳ suy thoái với hàng loạt dự án thay nhau sụp đổ trong năm nay. Quả thực, SEC có cơ sở để lo lắng và muốn kiểm soát ngành crypto. Tuy nhiên, cách tiếp cận của SEC khó lòng được cộng đồng và cả những nhà lập pháp ủng hộ tiền mã hóa đón nhận. 

Gensler luôn hy vọng trở thành nhà quản lý chính của crypto. Nhưng thay vì bắt tay vào viết một quy định cụ thể, có vẻ ông đơn giản là muốn cấm tất cả mọi thứ.

Đọc thêm: SEC điều tra về giao dịch nội gián trên các sàn giao dịch

RELEVANT SERIES