Có gì tại sự kiện Hacker House của Solana tại Hàn Quốc?
Sự kiện thu hút các nhà phát triển đến tham dự, cùng làm sản phẩm và giới thiệu dự án đang xây dựng trên Solana.
Video Coin98 đến sự kiện Solana Hacker House 2022 tại Seoul, Hàn Quốc.
6/8, đội ngũ của MarginATM đã có mặt tại Solana Hacker House (SHH), một trong những sự kiện bên lề của Korea Blockchain Week diễn ra tại Seoul trong ít ngày tới. Sự kiện do Solana Foundation và Wormhole kết hợp tổ chức.
Tương tự mô hình hacker house được biết đến như “bản sắc” của giới startup tại thung lũng Silicon, SHH cũng mang đến một không gian mở, Internet tốc độ cao, đồ ăn nhanh… để các nhóm phát triển dự án đến tập trung làm việc và “hack” năng suất lên mức cao.
Thông qua đó, họ cũng có thể tuyển dụng thêm thành viên mới cho đội ngũ của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các dự án có sự trao đổi, kết nối với nhau. Trong ảnh, đội ngũ Coin98, super app về DeFi từ Việt Nam đang nghe chia sẻ từ một dự án GameFi có gameplay dạng FPS.
Ban tổ chức chuẩn bị sân khấu và nhiều màn hình để các startup thuyết trình về sản phẩm. Trong ảnh là nhóm phát triển của Drift Protocol, đang phát triển trên Solana.
Trong 5 ngày ở Seoul, các nội dung sẽ xoay quanh về DeFi, NFTs và các bước để bắt đầu dự án với Solana. Các nhóm sau khi tập trung xây dựng dự án với sự hỗ trợ từ đội ngũ của Solana Labs, có thể trực tiếp trình diễn trước đối tác và khách mời tham dự.
Nhìn chung, những sự kiện tái hiện hacker house này không hẳn tập trung vào năng suất, mà thiên về trình diễn và kết nối. Không riêng ở Hàn Quốc, Solana cũng tổ chức Hacker House tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Singapore, Bồ Đào Nha, Canada…
Mỗi dự án có tầm 15 - 30 phút cho phần thuyết trình và có màn hình hỗ trợ speaker.
Thuê căn nhà trong một tháng, Internet mạnh, bàn làm việc rộng và tủ lạnh chất đầy đồ ăn, nhiều startup tại thung lũng Silicon gọi đó là “hacker house”, code cùng nhau nhằm rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm.
Các nhóm kiểu này sẽ dừng lại nếu đạt mục tiêu, lộ trình… sau đó nghỉ “xả hơi” sau khoảng thời gian “làm hết mình” ở hacker house.
Góc thư giãn, giải trí của các builder sau những giờ “hack” năng suất căng thẳng.
Bên cạnh các dự án khá quen thuộc về ví, DeFi, Metaverse… Hacker House còn chứng kiến một số ý tưởng khá hài hước, chẳng hạn Metaliv với mô hình “ăn kiêng để có token”, người tham gia sẽ có app trên smartphone và chụp ảnh khẩu phần ăn của mình để thuật toán đo đếm lượng Calories.
Ý tưởng về dự án LoFi EQ mang đến mô hình “watch to earn” để biến những khoảng thời gian xem video trên Internet của người dùng thành lợi nhuận. Người dùng được gợi ý xem video từ nhiều nền tảng, và kết hợp với một tai nghe ảo dạng NFT tương tự giày ảo StepN để tăng tốc độ earn token.
Nếu từng xem series phim sitcom “The Silicon Valley”, bạn có thể có cái nhìn khá rõ rệt về hacker house, nơi 1-2 startup cùng ở trong một căn nhà, sức chứa từ 5-20 người tùy kích thước, giá thuê rẻ. Những người sống trong các khu nhà hacker house còn có thể giao lưu, ăn cùng nhau và có thể có những chuyến đi ngắn ngày với nhau, từ đó có thêm ý tưởng cho các sản phẩm công nghệ mà họ đang xây dựng. Đây được xem như cái nôi ban đầu cho những công ty công nghệ, dù phần lớn startup không thành công.