Cơ hội đầu tư mảng AI Agent ở Q4 2024?
AI Agent trong crypto thu hút nhiều sự chú ý
AI Agent đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng thông qua hàng loạt sự kiện được dẫn dắt bởi a16z và Coinbase:
- Tháng 7/2024, Marc Andreessen, nhà sáng lập a16z, quyết định tài trợ 50,000 USD cho Truth Terminal nhằm hỗ trợ AI này “thực hiện những dự định riêng của mình”. Hành động này không chỉ làm dấy lên sự tò mò trong cộng đồng mà còn dẫn đến sự bùng nổ giá trị của memecoin GOAT.
- Shaw, người tạo ra Degenspartan, cũng cho ra mắt một Agent mới mang tên ai16z, hoạt động dưới hình thức quỹ mở, với các thương vụ đầu tư được thực hiện bởi AI được lấy cảm hứng từ Marc. Sau khi được Marc đề cập đến, Agent này đã lập tức đạt mốc vốn hoá 100 triệu USD.
- Coinbase giới thiệu 2 sản phẩm về Coinbase Cloud và Coinbase Smart Wallet (MPC Wallet 2 key) như những dịch vụ nhằm thúc đẩy xu hướng AI Agent hoàn toàn không bị kiểm soát bởi con người, được gọi là Autonomous Crypto Agents.
Đến hiện tại, AI Agent luôn là keyword thuộc top trending tìm kiếm trên X, đồng thời với vốn hoá và khối lượng giao dịch 24h tăng vọt lần lượt chạm mức 7 tỷ USD và 2 tỷ USD vào ngày 29/11/2024.
Các dự án AI Agent nổi bật có vốn hoá lớn
Sự phát triển của AI Agent sẽ diễn ra theo hai xu hướng chính:
- Thứ nhất là các nền tảng cho phép tạo ra AI Agent có khả năng kết hợp với việc tạo token hoặc không.
- Thứ hai là những AI Agent được thiết kế để thực hiện các tác vụ cố định, như tự động tạo token, lập kế hoạch giao dịch, sáng tạo nội dung…
Nền tảng AI Agent: Fetch.ai, Spectral, Virtual Protocol
Fetch.ai, Spectral, Virtual Protocol là 3 dự án khá nổi bật trong thị trường nền tảng AI Agent có vốn hoá lớn, trong đó Fetch.ai có vốn hoá lớn nhất. Xét về mặt sản phẩm thì:
- Fetch.ai và Spectral có mô hình tương tự nhau khi cho phép người dùng tạo các AI Agent bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua các sản phẩm chủ lực lần lượt là DeltaV và Spectral Syntax. Fetch.ai hiện đã có hơn 750 Agent hoạt động.
- Virtual Protocol ngoài việc cho phép người dùng tạo ra các AI Agent còn có thể đồng sở hữu thông qua token của chúng. Dự án này đã thu hút hơn 2,000 Agent tham gia.
Có thể nói rằng Virtual Protocol đang có phần nhỉnh hơn 2 dự án còn lại về mặt sản phẩm.
Ngoài khác biệt về sản phẩm, các dự án này còn hoạt động trên những blockchain riêng biệt khi Fetch.ai hoạt động trên Fetch Network, Spectral trên Arbitrum, và Virtual Protocol trên Base. Trong đó, hệ sinh thái Base gần như phát triển nhất khi có đầy đủ cơ sở hạ tầng cho việc phát triển AI Agent cùng với nhiều Agent đã được phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.
Từ góc độ đầu tư, Virtual Protocol có thể sẽ hấp dẫn hơn so với hai dự án còn lại, nhờ vào việc sản phẩm và hệ sinh thái blockchain mà nó chọn đều có phần nhỉnh hơn, cùng với định giá hiện tại cũng thấp hơn so với Fetch.ai.
*Giải thích thêm: Vì các hoạt động AI Agent đều yêu cầu phí gas, và đối với các ứng dụng AI có tần suất hoạt động cao, chi phí này có thể gia tăng đáng kể từ đó là lý giải cho việc các AI Agent cần một blockchain có tần suất xử lý cao và chi phí rẻ như các L2 hoặc Solana.
AI Agent: Truth of Terminal, ai16z, Zerebro
Các AI Agent nổi tiếng hiện nay đều có nguồn gốc từ Solana, trong đó Truth of Terminal (GOAT) dẫn đầu về vốn hóa, tiếp theo là Zerebro và ai16z. Xét về mặt sản phẩm thì:
- Truth of Terminal: Được phát triển bởi Andy Ayrey, một lập trình viên AI, Truth of Terminal có khả năng tổng hợp và học hỏi từ các bài đăng trên mạng xã hội, từ đó tự tạo ra nội dung của riêng mình trên nền tảng X.
- Zerebro: Tương tự như Truth of Terminal, nhưng Zerebro có khả năng sản sinh các tweet kèm theo hình ảnh thay vì chỉ là văn bản.
- ai16z: Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên được điều hành bởi một AI Agent, ra mắt trên nền tảng DAOS.FUN. Quỹ ai16z cho phép người dùng mua và sở hữu token để tham gia vào DAO, qua đó họ sẽ nhận được một phần lợi nhuận từ các khoản đầu tư mà quỹ thực hiện.
*Lưu ý: GOAT có thể không phải là token chính chủ của Truth of Terminal.
Tuy Zerebro và Truth of Terminal có nhiều điểm tương đồng về mặt sản phẩm, nhưng chất lượng các tweet của Truth of Terminal được đánh giá cao hơn và có nhiều tweet viral trong cộng đồng, điều này một phần lý giải tại sao GOAT luôn được định giá cao hơn. Mặc dù vậy, cũng tồn tại các ý kiến cho rằng có sự can thiệp từ con người trong quá trình tạo ra nội dung của Truth of Terminal.
Từ góc độ đầu tư, mức độ hấp dẫn từ 3 dự án trên là ngang nhau khi giữa chứng có sự khác biệt nhất định về mặt sản phẩm và hiệu suất hoạt động cũng phản ánh đúng như thứ tự định giá giữa chúng.
Các dự án AI Agent nổi bật có vốn hóa nhỏ
Ngoài những dự án có vốn hóa lớn, thị trường còn tồn tại nhiều phiên bản AI Agent với vốn hóa nhỏ hơn, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng cho những nhà đầu tư degen và có khẩu vị rủi ro cao.
Nền tảng AI Agent: Chasm Network, Clanker, Vvaifu
Trong số các dự án AI Agent có vốn hóa thấp nổi bật, có thể kể đến:
- Chasm Network: Được xem như phiên bản nhỏ hơn của Fetch.ai, Chasm Network cho phép người dùng tự động tạo Agent hoặc giao tiếp với chúng thông qua ngôn ngữ tự nhiên. Hiện tại, đã có hơn 300 Agent đang hoạt động trên nền tảng này.
- Clanker: Đây là một bot tạo meme token trực tiếp trên Farcaster, với doanh thu trung bình hàng ngày khoảng 1 triệu USD. Clanker thu hút sự chú ý nhờ khả năng tạo ra các token một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Vvaifu: Được coi là phiên bản của Virtual Protocol trên Solana, Vvaifu cho phép người dùng tạo ra các AI Agent cùng với token. Tính đến nay, đã có hơn 2,000 Agent được ra mắt trên nền tảng này, trong đó có hơn 10 dự án có vốn hóa vượt 1 triệu USD.
AI Agent: Cents, Luna by Virtual, aiXBT
Một số AI Agent nổi tiếng với vốn hóa thấp có thể kể đến như:
- Cents: Được xem là phiên bản nhỏ của GOAT và Zerebro, Cents có khả năng tự động tạo tweet nhờ vào Everywhere System. Tuy nhiên, độ viral của các tweet từ Cents không cao, điều này phần nào giải thích cho việc dự án vẫn giữ vốn hóa nhỏ.
- Luna by Virtual Protocol và aiXBT: Đều được phát triển bởi Virtual Protocol, trong đó Luna tập trung vào lĩnh vực livestream idol, trong khi aiXBT hoạt động như một chuyên viên giám sát và phân tích thị trường. Cả 2 dự án này cũng là những dự án có vốn hoá lớn nhất trong hệ sinh thái của Virtual Protocol.
Đầu tư AI Agent vẫn tồn tại nhiều rủi ro
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện đã đơn giản hóa quy trình tạo ra AI Agents, từ đó ra đời nhiều Agent khiến thị trường có quá nhiều dự án tương tự, đẩy sự cạnh tranh lên cao từ đó dẫn đến nhà đầu tư khó lọc ra những dự án chất lượng và đối mặt với rủi ro thua lỗ.
Ví dụ, cả hai dự án Deep Worm và Flower đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn đầu, đạt gần 100 triệu USD vốn hóa, nhưng đã nhanh chóng rơi vào xu hướng giảm.
Tuy nhiên, khi chọn một dự án AI Agent nhà đầu tư có thể xem xét một số yếu tố như:
- Hệ sinh thái hỗ trợ: Những Agent này có được hưởng lợi từ một hệ sinh thái nào hay không? (Bao gồm cả blockchain và nền tảng tạo ra chúng).
- Khả năng xây dựng thương hiệu: Liệu chúng có thực hiện việc xây dựng thương hiệu hiệu quả hay không?
Một ví dụ điển hình cho việc lựa chọn AI Agent đáp ứng đầy đủ hai yếu tố trên là các AI Agent thuộc Virtual Protocol. Các dự án này không chỉ được hưởng lợi từ hệ sinh thái Base và Virtual Protocol mà còn xây dựng thương hiệu thành công thông qua những trường hợp sử dụng độc đáo, giúp thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng.
Disclaimer: AI Agent là một mảng mới, tiềm năng nhưng cũng đi kèm nhiều rủi ro, nhà đầu tư cần DYOR kĩ trước khi đưa ra quyết định đầu tư.