Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Một công ty tại Đà Nẵng bị tố lừa đảo ponzi hơn 4000 tỷ đồng

Sau 4 năm hoạt động, GFDI đã huy động hàng nghìn tỷ đồng từ các nhà đầu tư để kinh doanh. Nhưng công ty bất ngờ thông báo rằng các khoản đầu tư đã thất bại và bỏ ngỏ khả năng trả lại tiền cho nhà đầu tư tại Việt Nam.
Hunt
Published Nov 07 2024
Updated Nov 07 2024
7 min read
công ty gfdi lừa đảo

Người dân tập trung trước trụ sở GFDI đòi tiền

Sáng ngày 06/11 báo Người Lao Động đã đưa tin về việc hàng trăm người tập trung quanh trụ sở Công ty GFDI tại TP Đà Nẵng, yêu cầu công ty trả lại tiền sau khi xuất hiện thông tin GFDI mất khả năng thanh khoản.

công an có mặt tại gfdi
Công an có mặt tại trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI vào sáng 6-11. Nguồn: Báo NLĐ

Tin đồn này đến từ việc GFDI đột ngột thông báo tạm dừng giao dịch và ngừng các dự án không sinh lời, cộng thêm việc không thể liên lạc với Tổng Giám đốc và tổng đài công ty, làm dấy lên nghi ngờ rằng công ty gặp khó khăn về thanh khoản.

Việc thông báo bảo trì hệ thống mà không có lý do rõ ràng khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng công ty cố tình che giấu tình trạng tài chính thực sự.

Suốt đêm ngày 05 và sáng 06/11/2024, dòng người đổ về từ các tỉnh miền Trung, tạo áp lực lớn lên trụ sở công ty. Trước tình hình căng thẳng, lực lượng công an địa phương đã phải có mặt để giữ gìn trật tự và đảm bảo an ninh.

Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng công ty đang sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi - lấy tiền từ người mới tham gia để trả cho người đầu tư trước nhằm duy trì dòng tiền, chứ không phải từ các hoạt động kinh doanh thực sự.

ceo nguyễn quang hoàng
Ông Nguyễn Quang Hoàng - CEO của công ty GFDI đối chất với các nhà đầu tư. Nguồn: Hiếu Ben

Đáng nghi ngờ hơn, ngay trước khi tuyên bố tạm ngừng hoạt động, vào ngày 2/11, GFDI đã đưa ra chương trình khuyến mãi lớn, tặng tiền mặt từ 0.5% đến 1.5% giá trị hợp đồng cho các hợp đồng mới ký kết, tạo FOMO cho nhà đầu tư nhằm huy động thêm vốn nhanh chóng.

Chương trình này chỉ kéo dài trong 2 ngày từ ngày 04/11 đến 05/11, ngay trước khi công ty ngừng giao dịch, càng khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy bất an và cho rằng đây là dấu hiệu của một vụ lừa đảo tinh vi.

Một nhà đấu tư cho biết ban đầu họ nhận được lãi suất tốt, lên tới 50% mỗi năm, nên đã tiếp tục đầu tư thêm. Ông Vinh cho hay mình đầu tư 120 triệu đồng vào năm 2020 và sau đó tăng lên tổng cộng gần 600 triệu đồng cả gốc lẫn lãi khi thấy công ty uy tín và trả lãi đúng hạn.

Một nhà đầu tư khác ở Đà Nẵng cũng đã đầu tư hơn 1.1 tỷ đồng vào GFDI qua nhiều đợt, với hy vọng nhận lãi suất cao để có tiền tiêu Tết. Tuy nhiên, khi nghe tin công ty vỡ nợ, người này đã làm đơn trình báo công an.

Theo một số thông tin từ các trang báo mạng, nhân viên của GFDI cũng rơi vào tình trạng tương tự khi họ đã đầu tư tiền vào công ty. Một nhân viên tiết lộ rằng gia đình đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào GFDI. Khi công ty mất khả năng thanh khoản, họ vừa mất tiền, vừa mất việc, khiến cuộc sống trở nên khó khăn.

tâm thư của gfdi
Bức tâm thư thông báo công ty GFDI hiện không có khả năng trả lại tiền cho khách hàng trong tương lai gần. Nguồn: Hiếu Ben

Trước khi thông tin về khó khăn tài chính lộ ra, trên mạng xã hội lan truyền một “tâm thư” được cho là của Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Hoàng, thừa nhận rằng “các mảng đầu tư vốn là nguồn lợi chính của GFDI đã không còn mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.”

Ông Hoàng cũng thông báo rằng công ty sẽ tạm dừng các dự án không còn khả năng sinh lợi tốt để tập trung vào quản lý nguồn vốn.

Hiện nay, nhiều người cảm thấy bị lừa đảo khi công ty không trả lãi đúng hạn và ngừng hoạt động mà không đưa ra lý do rõ ràng. Trên mạng xã hội, các nhóm "nạn nhân của GFDI" xuất hiện với hàng ngàn thành viên, phản ánh sự lo lắng và tức giận của nhà đầu tư.

advertising

Nguồn gốc công ty GFDI

GFDI, được thành lập từ năm 2018, hoạt động như một công ty đầu tư tài chính với cam kết lãi suất cao, từ 30 - 50% mỗi năm. Công ty chủ yếu huy động vốn qua hình thức hợp đồng cho vay tài sản, cam kết lãi suất đều đặn hàng tháng với các mức đầu tư từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Đối với nhiều nhà đầu tư, GFDI từng được coi là một kênh đầu tư uy tín, đem lại nguồn thu nhập thụ động cao với mức rủi ro được cho là thấp.

Theo thông tin quảng bá trên trang web hiện không còn hoạt động, GFDI là một công ty đầu tư tài chính đa lĩnh vực, bao gồm:

  • Quản lý vốn và dùng tiền để đầu tư các tài sản có lợi nhuận cao.
  • F&B: Vận hành các nhà hàng Làng Nghệ tại Đà Nẵng và Quảng Trị.
  • Sản xuất và thương mại: Phát triển các thương hiệu như Seneco, Enzy Food và K-Products.
  • Truyền thông: Đầu tư vào các dự án như "Thiên Thần Hộ Mệnh" và "Bẫy Ngọt Ngào".
  • Kinh doanh bất động sản cho thuê: Đầu tư và quản lý tòa nhà văn phòng
  • Thể thao điện tử: Genius ESports.

Mặc dù GFDI tuyên bố hoạt động trong nhiều lĩnh vực như F&B, bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng, và truyền thông, nhưng thực chất phần lớn nguồn vốn lại được đầu tư vào các mảng rủi ro cao như crypto, cổ phiếu, Forex, bất động sản...

mô hình đầu tư
Mô hình đầu tư mà GFDI áp dụng. Nguồn: Facebook Hiếu Ben

Điều đáng chú ý là GFDI chưa từng công bố chi tiết lợi nhuận hay chi phí cụ thể của các mảng kinh doanh này, không có báo cáo về lời lỗ minh bạch. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ rằng các hoạt động kinh doanh chỉ là "vỏ bọc" nhằm thu hút đầu tư, trong khi lợi nhuận chủ yếu đến từ các khoản huy động vốn.

trang web gfdi
Trang web của công ty GFDI cũng không thể truy cập

Qua sự kiện trên, mức lãi suất lên đến 48% một năm mà một công ty cam kết trả cho nhà đầu tư là rất cao và không thực tế so với chuẩn tài chính thông thường. Vì vậy, người đầu tư nên tự nghiên cứu kỹ khả năng kinh doanh hoặc những thông tin liên quan đến các công ty có mô hình tương tự để tránh mất mát.

Đọc thêm: Thực hư về chuyện Tether mint thêm 2 tỷ USDT

RELEVANT SERIES