Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Curve War sẽ tác động đến Curve Finance (CRV) như thế nào?

Người đứng đầu bộ phận Research của quỹ Spartan Capital đã đưa ra bình luận rằng “Thị trường đang ngày càng có nhiều CRV được lock lại dưới dạng veCRV.
quangvo
Published Jan 17 2022
Updated Aug 01 2022
6 min read
thumbnail

Hệ sinh thái Curve mở rộng - Curve War hình thành

Mới đây, người đứng đầu bộ phận Research của quỹ Spartan Capital đã đưa ra bình luận rằng “Thị trường đang ngày càng có nhiều CRV được lock lại dưới dạng veCRV, điều này có tác động kìm hãm rủi ro lạm phát rất tốt đối với lượng token đang được cung ra qua cơ chế Incentive của Curve.” 

Trong một thống kê được thực hiện bởi Delphi Digital vào ngày 03 tháng 1 2022, dữ liệu cho thấy số lượng nắm giữ veCRV của giao thức Convex Finance đang tích lũy lên gần 50% tổng veCRV đang có trên thị trường vượt qua đối thủ hàng đầu trong mảng Asset Management là Yearn Finance.

Số lượng nắm giữ veCRV của Convex Finance. Nguồn: Delphi Digital

Mô hình hoạt động của Curve Finance đáng chú ý ở chỗ stake càng nhiều trong khoảng thời gian càng dài thì lượng Reward nhận được sẽ lớn hơn. 

Do đó, đây là động lực đứng sau sự ra đời của Convex Finance và sự cạnh tranh giữa các Yield Farming khác với mục tiêu thu hút người dùng gửi CRV vào giao thức của họ để họ có thể tăng tỷ lệ lợi nhuận kiếm được và đồng thời tăng quyền Voting trên Curve Finance diễn ra mỗi tuần. 

Để thu hút người dùng gửi CRV lên giao thức Convex Finance, giao thức sẽ incentive bằng token CVX với %APY hấp dẫn. Ra mắt chưa đầy một năm nhưng TVL của Convex Finance đã độc chiếm vị trí Top 1 TVL trong nhóm Yield Farming. 

Top 10 Yield Farming có TVL lớn nhất. Nguồn: DefiLlama

Ngoài tỷ lệ APY hấp dẫn đến từ việc incentive token CVX của giao thức Convex Finance, sự gia tăng TVL nhanh chóng mà hầu hết là chỉ dựa vào thanh khoản từ Curve Finance đã cho thấy lợi nhuận khai thác được từ Curve Finance đang là khá tốt. 

Do đó, đây có thể là tiền đề nảy sinh ra sự tranh đấu giữa các giao thức khi họ phải tìm cách để thu hút người dùng gửi CRV nhiều nhất có thể vào nền tảng của họ. Để giao thức đó tăng được quyền lực Voting cũng như reward gia tăng 

⇒ Sự cạnh tranh của các giao thức xây dựng dựa trên Curve Finance xảy ra - Curve War.

⇒ Điều quan trọng của cuộc chiến tranh này đó là: trong khi các giao thức Yield Farming tìm đủ mọi cách để cạnh tranh thu hút người dùng gửi CRV vào nền tảng của họ thì rõ ràng giá trị tích lũy của CRV tiếp tục được nâng lên. 

Có thể coi Curve như là Mỹ ở cuộc chiến tranh thế giới, họ không tham gia vào chiến tranh mà thay vào đó họ đứng giữa cung cấp kinh doanh Vũ khí.

TVL hệ sinh thái Curve Finance 

Là một AMM hàng đầu trong thị trường tập trung phát triển thị trường ngách là các Stablecoin và tài sản có giá trị 1:1, Curve Finance đã có mặt trên khá nhiều chains lớn như: Ethereum, Avalanche, Arbitrum, Polygon, Harmony,... sự xuất hiện của Curve Finance trên mỗi chain đóng vai trò khá quan trọng khi trở thành trung tâm thanh khoản Stablecoin giúp cho dòng tiền dễ dàng tiếp cận đến các hệ sinh thái đó.

Kể từ khi đi vào mainnet, TVL của Curve Finance giữ xu hướng tăng trưởng rất tốt và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện tại, tổng giá trị thanh khoản trên Curve Finance là $23.11B - Đứng vị trí Top 1 so với các Dapps khác về độ lớn TVL.

TVL trên giao thức Curve Finance. Nguồn: DefiLlama

Doanh thu của Curve Finance

Theo thống kê dữ liệu từ Token terminal, doanh thu tích lũy của Curve Finance trong vòng 30 ngày đang khoảng $7.4M. Tuy đứng ở vị trí thứ 8 so với các Dapps khác trong thị trường nhưng Curve Finance lại là AMM Stable Swap có doanh thu tốt nhất trong hệ sinh thái Ethereum và so với hầu hết các AMM ở các chains khác.

Doanh thu của Curve Finance. Nguồn: Token terminal

Xu hướng giá của CRV hôm nay như thế nào?

Giá CRV sau khi điều chỉnh về vùng hỗ trợ $4.11 đã nhanh chóng được phe mua đẩy phục hồi trở lại nhưng đà tăng này đã ngay lập tức bị cản trở khi tiếp xúc vùng kháng cự $5.33.

Các phiên giao dịch giảm giá sau đó đã liên tục để lại những bóng nến trên thể hiện sự từ chối tăng mạnh mẽ. 

Ngoài ra, có sự xuất hiện của một thanh nến giảm có biên độ lớn. Tuy có để lại bóng nến dưới đại diện cho áp lực mua đi kèm với khối lượng giao dịch tăng cao nhưng độ dài của nó vẫn còn ngắn so với thân. Điều này cho thấy áp lực bán chiếm hầu hết trong phiên giao dịch này.

Chart CRV/USDT (D) sàn Binance. Nguồn: Tradingview

Trong khung 4H, có thể thấy rõ hơn lực mua CRV trên thị trường lúc này đang duy trì khá yếu. Trong nhịp điều chỉnh giảm về gần $4.11 đã xuất hiện một thanh nến tăng nhưng đóng cửa để lại bóng nến trên với khối lượng cao ⇒ Điều này cho thấy lực mua chưa đủ áp đảo được so với áp lực bán hiện tại.

Bên cạnh đó là sự tồn tại của thanh nến Pin bar có đuôi rất dài, thân rất hẹp và khối lượng giao dịch ở phiên này lại rất thấp. 

Thông thường bóng nến dưới dài thể hiện áp lực mua mạnh nhưng ở trong trường hợp này nó lại đi kèm với khối lượng thấp ⇒ Lực mua có nỗ lực bảo vệ giá nhưng lực mua này đẩy lên rất yếu

Chart CRV/USDT (4H) sàn Binance. Nguồn: Tradingview
  • Xu hướng D: Tăng.
  • Hỗ trợ: $4.11 - 3.50.
  • Kháng cự: $5.33 - 6.50 - $7.50.

Quan điểm cá nhân

Có thể thấy CRV hiện tại đang tồn tại một áp lực bán trên thị trường. Bên cạnh đó, qua quan sát có thể thấy lực mua đang duy trì là khá yếu nhưng nhìn chung trong khung D xu hướng chính của CRV vẫn đang là xu hướng tăng. 

Do đó, nên kiên nhẫn chờ đợi cơ hội CRV điều chỉnh về vùng hỗ trợ $4.11 để có thể xem xét chia vốn vào lệnh và cân nhắc DCA tại vùng hỗ trợ tiếp theo là $3.50 vì tỷ lệ Risk:Reward hiện tại là khá rủi ro nếu chưa có vị thế.

Còn nếu đã có vị thế, có thể tiếp tục nắm giữ và chờ đợi cơ hội chốt lời ở các mức target xa hơn.

Đọc thêm: Rút ròng ETH vẫn liên tục cao hơn - Giá ETH liệu có khả quan?

RELEVANT SERIES