Đầu tư vàng và tiền điện tử, bạn nên đầu tư loại tài sản nào?
Khi đưa ra quyết định đầu tư, chắc hẳn bạn đã từng băn khoăn nên đầu tư Vàng hay đầu tư vào tiền điện tử. Các nhà đầu tư cần lưu ý điều gì khi so sánh vàng và tiền điện tử? Hôm nay MarginATM sẽ giúp giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây:
- Đầu tư vàng hay tiền điện tử?
- Tại sao vàng và tiền điện tử được coi là đầu tư?
- Vàng và tiền điện tử, cái nào phòng lạm phát tốt hơn?
- Hiệu suất lợi nhuận khi đầu tư là gì?
Đầu tư vàng hay tiền điện tử?
Để có thể nắm rõ được nên đầu tư vàng hay đầu tư tiền điện tử thì trước tiên bạn nên tìm hiểu trước qua các loại tài khoản đầu tư.
Các loại tài khoản đầu tư
Người ta luôn khuyên rằng đa dạng hóa các khoản đầu tư, nhưng khi làm như vậy, không phải tỷ lệ phân bổ tài sản nào cũng như nhau. Các tài sản khác nhau đảm nhiệm các vai trò khác nhau trong danh mục đầu tư của bạn và sự đa dạng hóa danh mục giống như một dàn nhạc, tất cả các vai trò đều phải được lấp đầy.
Nếu mục tiêu của bạn là phát triển danh mục đầu tư của mình, thì một phần lớn trong số đó phải chứa tài sản rủi ro. Những tài sản này có rủi ro cao hơn đi kèm với biến động mạnh. Đổi lại rủi ro, sự biến động đó sẽ bù đắp cho nhà đầu tư bằng khả năng tăng trưởng tiềm năng. Một tài sản rủi ro cổ điển là cổ phiếu.
Ở phía bên kia đối lập với tài sản rủi ro, bạn có tài sản lưu trữ giá trị. Những thứ này ít biến động hơn hoặc đôi khi không biến động chút nào. Trong một số trường hợp, chúng hoạt động hoàn toàn ngược lại với tài sản rủi ro. Vì vậy lợi ích tích trữ giá trị của nó sẽ bù đắp tổn thất về lợi nhuận không cao.
Tài sản vàng và tiền điện tử
Theo tư duy truyền thống, vàng là một phần thiết yếu của bất kỳ danh mục tài sản nào vì nó không liên kết trực tiếp với các ngân hàng hoặc nền kinh tế và vẫn giữ được giá trị. Khi có khủng hoảng kinh tế, đồng tiền mất giá hoặc nguy cơ lạm phát gia tăng, vàng sẽ tăng giá trị khi các tài sản rủi ro như cổ phiếu hoặc tiền giảm giá trị.
Bitcoin và ở một mức độ thấp hơn - các loại tiền điện tử khác, hiện đang được nhìn nhận dưới góc độ tương tự như các kho lưu trữ giá trị. Mặc dù khởi điểm của chúng là lựa chọn thay thế cho tiền tệ fiat chứ không phải đầu tư. Bitcoin thậm chí còn được mệnh danh là “vàng kỹ thuật số”. Nhưng liệu sự so sánh này có hợp lý?
Tại sao vàng và tiền điện tử được coi là đầu tư chứ không phải tiền tệ?
Mặc dù cả hai tài sản đều có thể được sử dụng tiền tệ, nhưng cả hai đều không phải là hình thức tiền tệ lý tưởng. Thời xa xưa, mọi người đã trao đổi và thanh toán hàng hóa bằng vàng trong hàng nghìn năm. Nhưng điều đó không đúng trong thực tế thế giới hiện đại ngày nay.
Không chỉ các cửa hàng không chấp nhận nó mà vàng cũng không thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác trên thế giới một cách dễ dàng trên Internet. Trong khi đó, tiền điện tử có thể được sử dụng để mua bán và dễ dàng được gửi dưới dạng kỹ thuật số. Tuy nhiên, phí giao dịch trên các sàn giao dịch cùng với sự biến động lớn của nó là điểm yếu khi cân nhắc làm tiền tệ.
Tiền điện tử trở nên phổ biến hơn khi nhiều quỹ và tổ chức tài chính hiện đưa tiền tệ kỹ thuật số vào danh mục đầu tư của họ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính và thậm chí cả các chính phủ vẫn kiên quyết chống lại nó.
Vàng và tiền điện tử, cái nào phòng ngừa lạm phát tốt hơn?
Chúng ta có thể xem xét vàng và tiền tệ kỹ thuật số như một hàng rào chống lại sự biến động của thị trường và lạm phát không? Giá trị nội tại của chúng đến từ thực tế là nguồn cung của cả hai đều hữu hạn. Chỉ có một lượng vàng cũng như một lượng Bitcoin nhất định trên hành tinh. Ví dụ, có giới hạn 21 triệu đồng BTC sẽ tồn tại.
Một khía cạnh khác cần xem xét là mặc dù được đặt biệt danh là "vàng kỹ thuật số", tiền điện tử có xu hướng hoạt động khác với vàng khi thị trường giảm giá. Joseph Sherman, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Gold Alliance giải thích:
“Khi có suy thoái kinh tế hoặc có khả năng xảy ra lạm phát, giá vàng có xu hướng nghịch với thị trường. Các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy giá trị thực của phần vàng trong danh mục đầu tư của họ khi thị trường chuyển sang xu hướng giảm.”
“Tiền điện tử chỉ mới xuất hiện khoảng một thập kỷ gần đây, hầu hết chúng chỉ mới tồn tại trong thời kỳ lạm phát thấp và thị trường tăng giá, và trong các đợt điều chỉnh thị trường mà chúng ta đã thấy cho đến nay, Bitcoin thường cũng sẽ bị kéo theo và sụp đổ với thị trường.”
Cho đến nay, các bằng chứng dường như cho thấy mặc dù crypto được cho là độc lập. Nhưng biến động của chúng có tương quan trực tiếp với xu hướng thị trường, khiến chúng trở thành tài sản rủi ro - ngược lại với cách vàng hoạt động như một kho lưu trữ giá trị.
Sherman tiếp tục quan điểm của mình về việc tình hình kinh tế toàn cầu gần đây bắt đầu thay đổi do hậu quả của đại dịch Covid-19. Nhiều người nghĩ rằng tiền điện tử sẽ là một hàng rào tốt để chống lại lạm phát, nhưng gần đây chúng đã giảm giá trị ngay khi việc lạm phát gia tăng. Vì vậy, khi lạm phát tăng thì vàng sẽ tăng giá nhưng crypto lại đang trong xu hướng giảm. Ông kết luận có vẻ như một số loại tiền kỹ thuật số không nằm trong danh mục đầu tư như một biện pháp để phòng ngừa việc mất giá trị.
Sherman chỉ ra rằng điều này cũng có thể do các vấn đề bên ngoài. Tiền điện tử cũng đang bị ảnh hưởng bởi các nhiều yếu tố khác. Gần đây nhất, đó là cuộc đàn áp tiền điện tử của Trung Quốc và những thay đổi trong chính sách của Tesla, vì vậy, khi một nhà đầu tư đang xem xét các phần trong danh mục đầu tư của mình, tiền điện tử sẽ thiên về công cụ rủi ro cao đi kèm lợi nhuận cao chứ không phải thiên về tích trữ giá trị.
Tác động bên ngoài ảnh hưởng đến tiền điện tử nhiều hơn vàng
Sự sụt giảm lớn gần đây của các loại tiền kỹ thuật số chủ yếu là do một số sự kiện không thể đoán trước được. Đầu tiên là Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk, thông báo ngừng cung cấp thanh toán bằng bitcoin vì các lo ngại môi trường.
Yếu tố khác nữa là Trung Quốc cấm các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền điện tử. Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất cấm kinh doanh tiền điện tử. Các quốc gia trên thế giới đã và đang cố gắng hạn chế tiền tệ kỹ thuật số. Nhiều người lo ngại quy định có thể sẽ tăng lên khi các phiên bản kỹ thuật số của tiền tệ fiat (CBDC) được thí điểm.
Bitcoin không giống như vàng nó rất khó đoán, do đó thuật ngữ “vàng kỹ thuật số” cần xem xét lại.
Ví dụ: Vào tháng 5 năm 2021, Bitcoin giảm 40% trong vài tuần trong khi Vàng tăng 5% trong cùng thời gian. Bên cạnh đó, Vàng là tài sản ít tương quan nhất với chứng khoán trong hơn 100 năm. Trong khi Bitcoin tồn tại trong thời gian ngắn và gần như tương tự xu hướng với chứng khoán, cho thấy mức độ khác biệt của các tài sản này.
So sánh hiệu suất lợi nhuận giữa vàng và tiền điện tử
Hiện tại, vàng chắc chắn là tài sản an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Nếu bạn chỉ đơn giản cần một tài sản lưu giữ giá trị và không bận tâm đến thị trường thì vàng sẽ là phù hợp. Nhưng nếu bạn muốn chấp nhận rủi ro thị trường đi kèm với mức lợi nhuận hấp dẫn thì Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là dành cho bạn.
Sự biến động của tiền điện tử có thể làm nhiều lo ngại. Tuy nhiên, nếu so sánh về hiệu suất thì xét từ mốc thời gian năm 2020 đến nay thì Bitcoin hoàn toàn vượt trội hơn hẳn so với Vàng.
Có thể thấy, cách đây 1 năm, vào tháng 7/2020 BTC chỉ dừng ở mức giá $9,252 nhưng hiện nay nó đã là $31,700, tăng 241%. Trong khi đó, giá Vàng dường như không tăng đáng kể.
Bên cạnh đó, đồng coin Á hậu của thị trường là Etherum cũng chứng minh hiệu suất lợi nhuận khổng lồ là 726% sau một năm, ở mức giá $226.8 vào tháng 7/2020 nhưng hiện tại đã lên mức giá $1895.3
Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa đầu tư rủi ro thấp và rủi ro cao
Kết luận
Có thể thấy, bất kỳ quyết định đầu tư nào cũng sẽ đi kèm với sự đánh đổi. Tiền điện tử hay vàng tuy đặc tính khác nhau nhưng chúng đều là những công cụ đầu tư hữu ích. Bạn cần xem xét nghiên cứu kỹ thị trường trước khi xuống tay rót vốn.
Hy vọng bài viết vừa rồi của MarginATM đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về hai loại tài sản Vàng và tiền điện tử. Việc nên đầu tư vàng hay đầu tư tiền điện tử chắc bạn có câu trả lời rồi đúng không nào?