Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

DOGE tiết lộ kế hoạch “khủng” 2022, crypto tại Nhật Bản bị “kìm hãm”?

Lộ trình Dogecoin 2022 đang được nhiều người dùng điện tử quan tâm hiện nay.
Khải Hoàn
Published Dec 25 2021
Updated Jul 14 2022
4 min read
thumbnail

Dogecoin tiết lộ kế hoạch “khủng” cho năm 2022

Nổi lên như một “trò đùa”, khó có ai ngờ được giờ đây Dogecoin (DOGE) giờ đây đã trở thành một meme coin đình đám và cho ra mắt lộ trình đáng kỳ vọng trong năm 2022. 

Mới đây, Dogecoin Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ sự phát triển của meme coin đã đưa ra lộ trình đầu tiên chi tiết một số dự án mới khiến người dùng tiền điện tử vô cùng phấn khích. Trong đó có sự ra mắt của hai dự án mang tên LibDogecoin và GigaWallet.

Vào tháng 8, Dogecoin Foundation được khởi động trở lại với sự góp mặt của nhân vật nổi tiếng trong ban cố vấn là nhà đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin, DOGE càng có thêm nhiều động lực hơn nữa để phát triển dự án trong tương lai. Cụ thể, lộ trình mới tiết lộ rằng DOGE sẽ được cung cấp một giải pháp cải tiến thông qua đa dạng hóa mạng, nhanh hơn.

Dogecoin Foundation cũng đề cập về GigaWalletm, một dự án tiềm năng và mang lại nhiều cách thức mới cho các nhà cung cấp thanh toán, phát triển trò chơi hay các nền tảng mạng xã hội,... Trong khi đó, dự án LibDogecoin tập trung triển khai hoàn chỉnh về các giao thức DOGE

Lộ trình LibDogecoin sắp tới được hé lộ.

Vào tháng 2, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đã từng nhắc đến DOGE rằng đây có thể là “tiền tệ tương lai”. Không thể phủ nhận với sự ủng hộ của CEO Tesla, DOGE được người dùng tiền điện tử chú ý nhiều hơn. DOGE khởi đầu mang nhiều định kiến vào năm 2013 và hiện là tiền điện tử có xếp hạng thứ 12 trên CoinMarketCap.

Tại thời điểm viết bài, giá DOGE giao dịch ở mức $0.1899, tăng hơn 5% trong 24 giờ qua. (Nguồn: Trading View)

Các công ty crypto tại Nhật đang dần “rút lui” vì chính sách thuế khắc nghiệt

Vào ngày 10 tháng 12 vừa qua, giới chức trách của Nhật Bản đã thông qua kế hoạch tài chính năm 2022, trong đó đối tượng thuộc ngành tiền điện tử cũng phải chịu thuế. Cụ thể, sau khi một token nào đó được niêm yết, các tổ chức phát hành phải trả thuế. Trước đó, vào tháng 10 đất nước Mặt trời mọc cũng đã thực hiện truy thu thuế với những nhà đầu tư tiền kỹ thuật số. 

Chính sách thuế của Nhật Bản đang ngày càng trở nên “khắc nghiệt” với những nhà đầu tư crypto nói chung và những nhà phát triển tiền điện tử nói riêng bị điêu đứng. Bởi vì, nhiều nhóm phát triển không có đủ tiền để trả thuế, buộc họ phải bán được nhiều token hơn mới có thể chi trả khoản tiền thuế phải đóng.

Theo Mai Fujimoto - người đứng đầu công ty tư vấn tiền kỹ thuật số và blockchain Gracone cho biết, hiện đang có rất nhiều dự án tiềm năng buộc phải rời khỏi Nhật Bản. Trong số đó có Astar Network - trung tâm ứng dụng phi tập trung (Dapp) với người đứng đầu là Sota Watanabe cũng buộc phải lựa chọn rời khỏi đất nước của họ vì chính sách thiếu rõ ràng và khoản thuế phải đóng quá cao.

Nhiều công ty crypto tại Nhật buộc rời khỏi nước vì thuế quá cao.

Theo Sota Watanabe nếu như Nhật Bản vẫn không thay đổi được quan điểm về thuế thì có lẽ đất nước này sẽ nhanh chóng “tụt hậu”. Xét về diện rộng, Nhật Bản đang thua Mỹ về Internet và thua cả Trung Quốc, Hàn Quốc về lĩnh vực sản xuất thiết bị điện. Hiện nay, cả blockchain, tiền điện tử và Web3 đều đang là xu hướng nhưng Nhật Bản vẫn đang bị các chính sách thuế “kìm hãm”.

Được biết, tại Nhật Bản những cá nhân với thu nhập đến từ crypto có thể bị đánh thuế lên đến 55%, trong khi đó thu nhập từ cổ phiếu chỉ bị đánh 20% mà thôi.

Đọc thêm: Nhà đầu tư tiếp tục tích lũy BTC, SEC từ chối thêm hai spot Bitcoin ETF

RELEVANT SERIES