Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Breaking News: Đồng Euro (EUR) chạm mức thấp nhất 20 năm qua

Đồng Euro (EUR) tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua do tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu.
quynhnguyen
Published Aug 23 2022
Updated Aug 23 2022
4 min read
thumbnail

Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu tiếp tục gây sức ép lên đồng euro (EUR) khiến đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua so với đồng đô la Mỹ (USD).  

Chứng khoán châu Á giảm phiên thứ sáu liên tiếp vào ngày hôm nay (23/8) khi giá năng lượng ở châu Âu tăng vọt làm gia tăng lo ngại suy thoái và đẩy lợi suất trái phiếu cao hơn. Cổ phiếu công ty Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1.19% xuống 28,452.75 và Topix giao dịch thấp hơn 1.06% để kết thúc phiên ở mức 1,971.44. Kospi của Hàn Quốc giảm 1.1% và S&P/ASX 200 giảm 1.21%.

thị trường chứng khoán châu á
Chứng khoán châu Á giảm phiên thứ sáu liên tiếp. Nguồn: CNBC

Điều này cũng là tác động khiến đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ, chỉ còn mức  $0.9903. 

Giá khí đốt chuẩn tại Liên minh châu Âu đã tăng 13% trong một đêm lên mức cao kỷ lục. Động thái này đánh dấu mức tăng gấp đôi chỉ trong một tháng, cao hơn 14 lần so với mức trung bình trong thập kỷ qua.

Các nhà phân tích tại ngân hàng Citi của Mỹ đã cảnh báo vào ngày 22/8 rằng lạm phát ở Anh có thể lên tới 18% nếu giá năng lượng không được kiểm soát. Con số này gấp hơn 9 lần mục tiêu đề ra của Ngân hàng Anh. Lần cuối cùng lạm phát giá tiêu dùng đạt mức cao như vậy tại quốc gia này là vào năm 1976.

Một số nhà phân tích nhận định rằng "tình hình gia tăng giá năng lượng đột biến" cho thấy lạm phát vẫn chưa đạt đỉnh. Với rủi ro cao rằng nó sẽ tiếp tục tăng nhanh trong một thời gian nếu không có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương.

Tapas Strickland, Giám đốc kinh tế của NAB cho biết: 

“Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đồng đô la Mỹ đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ so với đồng euro và bảng Anh đang rớt giá liên tục."

giá euro
Giá Euro (EUR) hiện tại. Nguồn: Tradingview

Đồng tiền này đang vật lộn ở mức 0.9921 USD và chứng kiến thêm một lần nữa giảm xuống mức tương đương với đồng đô la Mỹ vào ngày thứ Hai. Con số này đánh dấu mức thấp nhất 20 năm của EUR vì phải hứng chịu ảnh hưởng từ một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn ở châu Âu. Trong khi đó Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vẫn đang đưa ra các kế hoạch tăng lãi suất nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát.  

Đọc thêm: Fed dự kiến tăng lãi suất 0.5-0.75% trong tháng 9.

Việc thông báo đóng cửa để bảo trì đường ống dẫn khí Nord Stream 1 - nơi cung cấp phần lớn khí đốt của Nga cho châu Âu từ ngày 31/8 đến ngày 2/9, càng làm gia tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt và khiến giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng vọt.

Trong khi đó hợp đồng tương lai của cổ phiếu Hoa Kỳ đã cao hơn một phần so với ban đầu. Sự tập trung của nhà đầu tư trong tuần này sẽ là hội nghị chuyên đề kinh tế của Fed ở Jackson Hole, Wyoming. Tại sự kiện này, chủ tịch Jerome Powell sẽ có bài phát biểu vào thứ Sáu (26/8) và đề cập đến cách tiếp cận của Ngân hàng Trung ương trong việc kiềm chế lạm phát.

Như MarignATM đã đưa tin (tại đây), hội nghị Jackson Hole sẽ được tổ chức từ ngày 25- 27/8 sắp tới. Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có bài phát biểu quan trọng về triển vọng nền kinh tế Mỹ trong ngày 26/8.

Không chỉ tại Mỹ, cuộc họp Jackson Hole năm nay diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với thị trường tài chính trên toàn thế giới. Lạm phát tháng 7 của Mỹ dường như đã bắt đầu hạ nhiệt. Trong khi ở các Quốc gia khác (Anh, Đức,..), lạm phát vẫn đang là vấn đề khiến các nhà chức trách “đau đầu".

Trở lại châu Âu, các nhà đầu tư đã tìm hiểu các chỉ số PMI (chỉ số quản lý mua hàng) hồi tháng 8 đối với đồng euro. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp.

RELEVANT SERIES