Số phận chung của các dự án crypto đã rebrand trong 2024
Xu hướng giá token sau rebrand
Hiện tại, hầu hết token của các dự án crypto sau khi rebrand đều trong tình trạng giảm mạnh. Đơn cử, token G của dự án Galxe sau khi đổi tên thành Gravity, giá đã giảm hơn 40% trong vòng 4 tháng.
Các dự án crypto thường tái định vị thương hiệu (rebrand) sau một thời gian hoạt động để cải thiện hình ảnh và thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Khi dự án phát triển, họ có thể nhận thấy thương hiệu ban đầu không còn phù hợp với tầm nhìn mới hoặc định hướng phát triển.
10 dự án nổi bật đã rebrand trong năm 2024 bao gồm:
- MakerDAO - 08/2024: Đổi tên thành Sky, nhằm cải tổ mô hình quản trị, giúp dự án trở nên phi tập trung hơn và tăng cường khả năng chống chịu với các rủi ro bên ngoài trong hệ sinh thái DeFi.
- Galxe - 07/2024: Đổi tên thành Gravity, nhằm tối ưu hóa hệ sinh thái và cập nhật tokenomics, hỗ trợ mục tiêu mở rộng và phát triển trong tương lai.
- Solend - 06/2024: Đổi tên thành Save Protocol, nhằm phản ánh rõ hơn mục tiêu dài hạn của dự án trong việc cung cấp các dịch vụ DeFi.
- Frontier - 08/2024: Đổi tên thành Self Chain, nhằm mở rộng hoạt động và tái cấu trúc mô hình quản trị, giúp các tính năng mới trong hệ sinh thái DeFi hoạt động hiệu quả hơn.
- Fantom - 08/2024: Chuyển từ phiên bản Fantom Opera sang Sonic, nhằm đổi nhận diện cho phù hợp hơn với cơ sở hạ tầng mới phù hợp hơn với một dự án Layer 1 tốc độ cao.
- CyberConnect - 05/2024: Chuyển từ mảng SocialFi sang mảng Layer 2.
- SingularityNET, FET, Ocean Protocol - 04/2024: Hợp nhất thành ASA (Artificial Superintelligence Alliance), nhằm kết nối các dự án liên quan đến trí tuệ nhân tạo, tạo ra một siêu dự án AI.
- Camelot - 09/2024: Đổi tên thành Orbital Liquidity Network, nhằm mở rộng dịch vụ từ lending sang nhiều lĩnh vực khác trong DeFi, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng và nhà đầu tư.
- Virtual - 12/2023: Đổi tên thành Vanar, nhằm phản ánh sự thay đổi chiến lược kinh doanh và mở rộng hoạt động trong hệ sinh thái DeFi.
Lý do cho sự giảm giá này có thể đến từ việc vì các dự án không chỉ đơn thuần đổi tên mà còn đổi cả tokenomics, như GAL và ASI. Những thay đổi về cấu trúc token, cơ chế phân bổ hoặc nguồn cung có thể làm cho nhà đầu tư lo ngại về giá trị đầu tư của họ trong tương lai.
Khi tokenomics thay đổi, một số nhà đầu tư có thể e ngại rằng giá trị lượng token hiện tại của họ sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị pha loãng, dẫn đến việc bán tháo token, tạo áp lực giảm giá trong ngắn hạn. Đáng chú ý có thể kể đến như:
- Galxe: Quy đổi 1 GAL thành 60 token G. Sau 24 giờ, giá token giảm 41%.
- Sky: Quy đổi 1 MKR thành 24,000 SKY. Sau 24 giờ, giá token giảm 9%.
Ngoài ra, cũng có thể kể đến việc các dự án thay đổi nhận diện thương hiệu trong bối cảnh thị trường crypto chưa xác nhận đà tăng và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Đây cũng là một lý do khiến nhiều dự án rebrand trong năm 2024 lại chứng kiến giá token giảm mạnh. Tâm lý lo ngại từ nhà đầu tư về sự không chắc chắn của thị trường, kết hợp với thay đổi về chiến lược và mô hình hoạt động, đã góp phần tạo áp lực lên giá trị của các token sau khi rebrand.
Tại sao các dự án phải tái định vị thương hiệu?
Tái định vị thương hiệu (rebrand) là cách để làm mới hình ảnh và thu hút thêm người dùng, đồng thời thay đổi nhận thức tiêu cực về dự án nếu có. Chẳng hạn, MakerDAO đổi tên thành Sky nhằm nhấn mạnh sự thay đổi trong mô hình quản trị và mục tiêu tăng cường tính phi tập trung trong hệ sinh thái.
Ngoài ra, các dự án cũng tái định vị thương hiệu khi mở rộng hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh, như trường hợp của Camelot. Sau khi tái định vị thương hiệu, Camelot đã chuyển thành Orbital Liquidity Network, từ một nền tảng chỉ cung cấp dịch vụ lending mở rộng sang nhiều mảng khác trong DeFi.
Việc tái định vị thương hiệu này giúp dự án thể hiện rõ hơn mục tiêu và sứ mệnh mới, đồng thời giúp dự án trở nên phù hợp hơn với nhu cầu của cộng đồng người dùng và nhà đầu tư.
Tái định vị thương hiệu giúp các dự án đáp ứng yêu cầu của người dùng hoặc nhà đầu tư trong một thị trường không ngừng thay đổi. Sự năng động của thị trường crypto đòi hỏi các dự án phải linh hoạt, thích ứng nhanh và duy trì tính cạnh tranh.
Tái định vị thương hiệu là cách để các dự án điều chỉnh chiến lược nhằm tiếp tục phát triển trong môi trường đầy thách thức này.
Đọc thêm: Forbes điểm tên 20 blockchain có xu hướng là Zombie Chain