Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Ethena là gì? Thông tin về dự án Ethena và stablecoin USDe

Dự án Ethena phát hành stablecoin không sử dụng cách giữ peg truyền thống như USDT của Tether. Đồng thời Stablecoin của Ethena sử dụng tài sản đảm bảo là Ethereum. Cùng tìm hiểu Ethena là gì? Stablecoin của Ethena - USDe có gì đặc biệt?
Avatar
Hunt
Published Feb 29 2024
Updated Mar 18 2024
7 min read
thumbnail

Ethena là gì?

Ethena, một nền tảng stablecoin trên Ethereum blockchain. Stablecoin của dự án được gọi là USDe nhằm mục đích cung cấp một giải pháp stablecoin độc lập với hệ thống ngân hàng truyền thống, cùng với việc tạo ra một công cụ tiết kiệm bằng USD dành cho người dùng toàn cầu xây dựng trên cơ sở phái sinh. Dự án này bao gồm hai thành phần chính: stablecoin USDe và sản phẩm Internet Bond.

dự án ethena
Dự án Ethena
advertising

USDe và Cơ chế đảm bảo tài sản

USDe

USDe, stablecoin của Ethena, được thiết kế để cung cấp một giải pháp stablecoin ổn định và không bị kiểm soát bởi cơ quan trung ương. USDe được đảm bảo bởi token Ethereum thông qua một quá trình gọi là delta-hedging.

Delta-hedging là một chiến lược quản lý rủi ro trong tài chính phái sinh, giúp cân bằng vị thế của tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro do biến động giá. Trong trường hợp này, Ethereum được sử dụng như một tài sản đảm bảo, và USDe duy trì giá trị ổn định của nó thông qua việc điều chỉnh liên tục vị thế delta.

delta hedging hoạt động thông qua internet bond
Cơ chế Delta-Hedging hoạt động thông qua Internet Bond

Internet Bond

Internet Bond là một loại trái phiếu kỹ thuật số hoạt động trên nền tảng blockchain Ethereum. Internet Bond giúp USDe luôn giữ một mức giá ổn định bằng việc Stake Ethereum và sử dụng chiến lược Hedging 2 đầu khiến giá luôn giữ ở mức 1 USD.

Để giữ peg cho USDe, Ethena Labs thực hiện hedging bằng cách tạo lập các vị thế đối ứng trên thị trường phái sinh hoặc thông qua các công cụ tài chính khác.

Ví dụ, nếu users stake  Ethereum để lấy USDe, Ethena cũng sẽ mở một vị thế 'short' (bán khống) trên Ethereum với giá trị tương đương. Điều này có nghĩa là họ đặt cược vào việc giá Ethereum sẽ giảm.

Nếu giá Ethereum tăng, giá trị của tài sản đảm bảo (Ethereum) dùng để bảo đảm cho USDe tăng lên, nhưng lỗ từ vị thế short sẽ bù đắp cho sự tăng giá này. Ngược lại, nếu giá Ethereum giảm, lỗ từ việc giảm giá của Ethereum sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận từ vị thế short.

Qua cách này, bất kỳ biến động giá nào của Ethereum sẽ được cân bằng bởi lợi nhuận hoặc lỗ từ vị thế hedging, giúp duy trì giá trị ổn định cho USDe so với USD. Điều này tạo điều kiện cho USDe giữ được giá trị peg của nó, không phụ thuộc vào biến động của thị trường.

USDe giải quyết vấn đề gì?

Stablecoin tập trung như USDC và USDT phụ thuộc vào tài sản thế chấp được quản lý bởi các tổ chức tài chính và ngân hàng. Điều này tạo ra rủi ro không thể loại trừ liên quan đến quản lý tài sản và sự kiểm soát của cơ quan quản lý. USDe giải quyết vấn đề này bằng cách không dựa vào tài sản thế chấp trong hệ thống ngân hàng truyền thống.

usde giải quyết các vấn đề hiện có của stablecoin
USDe mong muốn giải quyết vấn đề hiện có của Stablecoin

Các stablecoin được đảm bảo bằng việc thế chấp vượt mức (overcollateralized) và stablecoin thuật toán gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô và duy trì sự ổn định. USDe giải quyết vấn đề này bằng cách áp dụng một mô hình mới, sử dụng phái sinh trên Ethereum đã đặt cược, giúp tăng cường quy mô và ổn định mà không cần dựa vào tài sản thế chấp truyền thống hoặc các cơ chế thuật toán phức tạp.

USDe hướng đến việc tạo ra lợi nhuận kinh tế từ việc sử dụng cấu trúc phái sinh trên Ethereum, giúp phân phối lợi nhuận tới các thành viên trong hệ sinh thái. Điều này khác biệt so với mô hình của các stablecoin, nơi mà lợi nhuận thường được nội bộ hóa bởi người phát hành mà không chia sẻ với người dùng. Dự án hướng đến việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào niềm tin ở các tổ chức tập trung (centralized entity) và tăng cường tính phi tập trung bằng cách sử dụng các cơ sở hạ tầng phi tập trung trong việc duy trì và quản lý tài sản thế chấp.

Cơ chế Mint USDe

Người dùng gửi Liquid Staking Tokens (như stETH, rETH) vào giao thức của Ethena để nhận USDe. Các loại token này đại diện cho Ethereum đã được staking.

cách usde được tạo ra
Cách USDe được tạo ra

Khi tạo (mint) hoặc chuộc lại (redeem) USDe, người dùng sẽ phải chịu phí trượt giá (slippage) và chi phí thực hiện giao dịch. Những phí này được tính vào tổng chi phí của giao dịch.

Sau khi nhận được LST từ người dùng, Ethena Labs tiến hành mở một lệnh short trên các sàn giao dịch phái sinh. Lệnh này không sử dụng đòn bẩy và có giá trị tương đương với số tài sản mà người dùng đã nạp vào giao thức. Mục đích của việc này là để hedging (bảo hiểm) rủi ro giá liên quan đến tài sản được nạp vào.

Cách USDe kiếm lợi nhuận và chống trượt giá

Cách USDe kiếm lợi nhuận

USD kiếm lợi nhuận thông qua các cách sau:

  • Staking Ethereum: Người dùng nhận được lợi nhuận từ việc staking Ethereum, bao gồm phần thưởng inflationary từ Consensus Layer, phí từ Execution Layer, và MEV (Miner Extractable Value) capture. Lợi nhuận này được thanh toán và tính bằng ETH.
  • Funding và Basis Spread từ các vị thế Hedging Delta trong giao dịch phái sinh: Khi USDe được tạo, Ethena Labs mở các vị thế short để hedging delta của tài sản nhận được. Do sự chênh lệch giữa cung và cầu cho việc tiếp xúc với các tài sản, thường có một mức lãi suất dương và khoản chênh lệch cơ bản, một trong những khoản phí đó là funding rate.

USDe chống trượt giá như thế nào?

Cách USDe chống trượt giá như sau:

  • USDe duy trì giá trị bằng với USD nhờ việc thực hiện các hedges delta-neutral tự động bằng smart contracts đối với tài sản thế chấp. Điều này đảm bảo giá trị USD tổng hợp của tài sản thế chấp ổn định trong mọi điều kiện thị trường.
  • Cross Market Arbitrage: Người dùng có thể tận dụng sự chênh lệch giá của USDe giữa Ethena Labs và các thị trường khác nhau để kiếm lợi nhuận. Khi USDe được mua hoặc bán với giá khác với 1 USD, người dùng có thể thực hiện giao dịch mua hoặc bán để đưa USDe trở lại mức giá 1 USD, qua đó giúp duy trì giá trị peg.

Đội ngũ dự án và nhà đầu tư của Ethena

Đội ngũ dự án

Hiện tại trên Linkedin của Ethena Labs được list là có khoảng 8 - 10 nhân viên thường trực, CEO và Founder của Ethena Labs là Guy Young.

ethena labs team
Đội ngũ Ethena Labs

Nhà đầu tư

Nhà đầu chính tư của Ethena bao gồm nhiều quỹ lớn và KOLs có tiếng trên thị trường: Dragonfly Capital, Arthur Hayes, Binance Labs, OKX, Bybit, Deribit...

nhà đầu tư vào ethena
Nhà đầu tư của Ethena Labs

Tổng kết

Phía trên là toàn bộ thông tin về dự án Ethena và stablecoin USDe. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm các thông tin đầy đủ về dự án. Hãy theo dõi MarginATM để có thể nắm bắt các thông tin tiếp theo về Ethena nhé.

Đọc thêm: Kelp DAO là gì? Toàn bộ thông tin về dự án Kelp DAO

RELEVANT SERIES