Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

FBI cảnh báo về các ứng dụng crypto giả mạo

Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã đưa ra cảnh báo công khai về các ứng dụng lừa đảo tiền điện tử. Đến nay, các ứng dụng này đã lừa các nhà đầu tư ở Mỹ với số tiền ước tính khoảng 42.7 triệu USD. 
Avatar
kaylin
Published Jul 19 2022
Updated Jul 19 2022
3 min read
thumbnail

Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã đưa ra cảnh báo công khai về các ứng dụng lừa đảo tiền điện tử. Đến nay, các ứng dụng này đã lừa các nhà đầu tư ở Mỹ với số tiền ước tính khoảng 42.7 triệu USD. 

Theo khuyến cáo được công bố vào ngày 18/7 của cơ quan tình báo và chứng khoán, tội phạm mạng đã tạo ra các ứng dụng crypto giả mạo có giao diện gần giống với các công ty tiền điện tử hợp pháp để lừa gạt các nhà đầu tư. FBI lưu ý đã có 244 người đã trở thành nạn nhân của những ứng dụng giả mạo này.

Một số trường hợp cho thấy tội phạm mạng đánh lừa nạn nhân tải xuống ứng dụng sử dụng logo giống với tổ chức tài chính thực tế của Mỹ, khuyến khích họ gửi tiền điện tử vào ví ứng dụng này.

fbi đưa ra cảnh báo công khai về các ứng dụng lừa đảo tiền điện tử
FBI đưa ra cảnh báo công khai về các ứng dụng lừa đảo tiền điện tử.

Khi nạn nhân muốn rút tiền khỏi ứng dụng, họ sẽ bị yêu cầu phải trả thuế để có thể rút tiền. Tuy nhiên, đây chỉ là trò lừa đảo khác nhằm kiếm thêm tiền từ nạn nhân. Vì ngay cả khi họ thực hiện các yêu cầu thì việc rút tiền vẫn không được thực hiện.

  • Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022, FBI cho biết có 28 nạn nhân đã bị lừa đảo với số tiền hơn 3.7 triệu USD.
  • Từ tháng 10/2021 đến 5/2022, ​​tội phạm mạng hoạt động dưới tên công ty “YiBit” đã lừa đảo ít nhất 4 nạn nhân với số tiền khoảng 5.5 triệu USD.
  • Tháng 11/2021, tội phạm hoạt động dưới tên “Supay” đã lừa đảo 2 nạn nhân bằng thủ đoạn tương tự.

Cảnh báo về các ứng dụng gian lận cũng đã xuất hiện trên nền tảng Twitter. Người dùng Twitter có biệt danh Aaron chia sẻ về vụ lừa đảo bắt nguồn bằng ứng dụng nhắn tin trực tuyến. Theo đó, ứng dụng Whatsapp giả mạo khuyến khích nạn nhân tải xuống ứng dụng tiền điện tử fake và nạp tiền vào ví của ứng dụng. Một tuần sau, ứng dụng tiền điện tử đã biến mất.

Một người dùng khác cho biết đã bị của ứng dụng ví tiền điện tử Ledger Live giả mạo lừa đảo 20,000 USD. Ứng dụng giả mạo có tên là “Ledger Live Plus”, có trong cửa hàng ứng dụng của Microsoft. 
Vào tháng 6/2022, báo cáo từ Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) cho thấy rằng chỉ trong 6 tháng đã có tới 1 tỷ USD tiền điện tử đã bị lừa đảo. Trong đó, gần một nửa số vụ lừa đảo bắt nguồn từ các nền tảng truyền thông xã hội.

FBI đã khuyến nghị các nhà đầu tư tiền điện tử nên cảnh giác, không được tải xuống các ứng dụng đầu tư trên các nền tảng truyền thông xã hội. Trước khi nạp, chuyển tiền, người dùng nên xác minh ứng dụng là hợp pháp.
 

RELEVANT SERIES