Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số có trụ sở tại Singapore - FOMO Pay đã trở thành công ty fintech mới nhất tích hợp giải pháp thanh khoản của Ripple được gọi là thanh khoản theo yêu cầu (ODL).
Thông qua việc tích hợp lần này, FOMO Pay sẽ tận dụng các công nghệ tân tiến của dự án tiền điện tử phổ biến để cải thiện các khoản thanh toán kho bạc xuyên biên giới. Trước đó, công ty này đã từng sử dụng hệ thống thanh toán truyền thống để cung cấp các giao dịch bằng đồng euro và USD Mỹ, nhưng quá trình hoàn thành phải mất tới hai ngày. Tuy nhiên, với việc tích hợp ODL, công ty hướng tới việc thanh toán nhanh tức thì với chi phí giao dịch rất thấp.
🇸🇬We're partnering with FOMO Pay, the Singapore-based payments institution, to improve its cross-border treasury flows using #ODL!
— Ripple (@Ripple) July 26, 2022
This will allow FOMO Pay to achieve affordable and instant settlement in EUR and USD globally.
Learn more: https://t.co/NFOUvQZgNE
Louis Liu, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của FOMO Pay cho biết:
“Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Ripple nhằm tận dụng tính thanh khoản theo yêu cầu để quản lý ngân quỹ, cho phép chúng tôi đạt được mức thanh toán hợp lý và tức thì bằng EUR và USD trên toàn cầu.”
Dịch vụ ODL của Ripple đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực thanh toán và ngân hàng tư nhân. Giải pháp sử dụng Ripple (XRP) làm cầu nối giữa hai loại tiền tệ, đồng thời giúp loại bỏ việc cấp vốn trước cho tài khoản đích và giảm chi phí hoạt động. Công nghệ này đã chứng kiến sự thành công lớn ở Châu Á, khu vực mà các giao dịch xuyên biên giới chiếm tỷ lệ lớn.

Trên thực tế, Ripple đặt mục tiêu đạt được bước tiến trong thị trường thanh toán kho bạc với hơn 3.5 tỷ USD chi tiêu hàng năm để giải quyết các cuộc khủng hoảng thanh khoản. Với ODL, thanh khoản luôn có sẵn dưới hình thức XRP.
Vào năm ngoái, SBI Remi của Nhật Bản cũng đã tích hợp giải pháp ODL để chuyển tiền từ Nhật Bản sang Philippines. Hơn nữa, một số công ty lớn khác đã tích hợp dịch vụ Ripple ODL bao gồm Pyypl, Novatti, Tranglo, iRemit, FlashFX và Azimo.
Công nghệ thanh toán của Ripple là chìa khóa thành công của dự án bất chấp vụ kiện kéo dài ở Mỹ với cáo buộc bán XRP chưa đăng ký. Trong diễn biến mới nhất của vụ việc, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã cố gắng ngăn chặn những người nắm giữ XRP hỗ trợ việc bào chữa cho Ripple và cấm luật sư John E. Deaton tham gia thêm bất kỳ thủ tục tố tụng nào.
The SEC claims #XRP itself is a security and anyone who sells it is violating Section 5 of the Securities Act. The SEC claims @Ripple @bgarlinghouse & @chrislarsensf “enriched” themselves at the expense of investors and it is seeking $1.3B in disgorgement from these defendants. https://t.co/9nJ1iNroth
— John E Deaton (208K Followers Beware Imposters) (@JohnEDeaton1) July 18, 2022
Các giám đốc Điều hành chủ chốt của Ripple, bao gồm cả Giám đốc Brad Garlighouse, đã khẳng định rằng họ tự tin về một kết quả tích cực của vụ kiện. Trong khi đó, công ty blockchain này đã nhận được lượng nhu cầu lớn đối với giải pháp thanh khoản và chuyển tiền xuyên biên giới dựa trên công nghệ độc quyền của mình.
Ripple hay Ripple Labs là công ty cung cấp giải pháp thanh toán xuyên biên giới với tốc độ gần như ngay lập tức, đáng tin cậy cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Được thành lập vào năm 2012, Ripple là một trong những công ty thế hệ đầu tiên trong ngành công nghiệp Blockchain. XRP là token chính thức hoạt động trong XRP Ledger. Với 100 tỷ token được pre-mined vào năm 2011.
Ripple cũng là cái tên được cộng đồng crypto biết đến nhiều nhất trong vụ kiện kéo dài với SEC tại Mỹ. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện này là vì cơ quan pháp lý cho rằng công ty bán các token XRP dưới dạng chứng khoán chưa được đăng ký.
Tuy nhiên, bất chấp các rắc rối với SEC, Ripple vẫn liên tục mở rộng các hoạt động của mình tại nhiều khu vực trên thế giới. Đồng thời dự án cũng tăng cường tích hợp dịch vụ thanh khoản ODL của mình với nhiều gã khổng lồ fintech trên toàn cầu.