Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Foundry USA trở thành nhóm khai thác Bitcoin lớn thứ hai thế giới

Có vẻ sau lệnh cấm khai thác và giao dịch tiền điện tử, Trung Quốc đang bị các công ty Hoa Kỳ bỏ xa trong mảng này, trong đó Foundry là một cái tên nổi bật.
Khải Hoàn
Published Nov 19 2021
Updated Sep 09 2022
4 min read
thumbnail

Các tổ chức khai thác tiền điện tử tại Hoa Kỳ đang tăng trưởng mạnh

Theo dữ liệu từ BTC.com cho thấy Foundry USA thuộc sở hữu của Digital Currency Group chỉ đứng sau AntPool với hashrate 4.000 PH/s. Cụ thể, tại thời điểm viết bài, AntPool đã đóng góp vào 17.76% thị phần. Trong khi đó, Foundry USA có trụ sở tại New York đã đóng góp vào network với mức 15.42%.

Tỷ lệ hashrate của các nhóm khai thác tiền điện tử - Nguồn: BTC.com

Gần đây, sự gia tăng từ những tổ chức tại Hoa Kỳ được cho rằng có ảnh hưởng bởi lệnh cấm hàng loạt của Trung Quốc đối với các hoạt động khai thác và giao dịch tiền điện tử. Lệnh cấm đã buộc những người khai thác Bitcoin tại địa phương phải di cư với quy mô lớn. Hiện tại, họ đang chuyển hoạt động sang những quốc gia “cởi mở” hơn với tiền điện tử gồm những Hoa Kỳ, Nga và Kazakhstan.

Nằm trong số năm nhóm khai thác hàng đầu về phân phối hashrate, Foundry USA tính phí giao dịch trung bình cao nhất là 0.09418116 BTC, tương đương $5,500 cho mỗi khối. Giờ đây, các doanh nghiệp Mỹ dần nhận ra sự chậm chạp của Trung Quốc trong lĩnh vực phân phối ATM tiền điện tử.

Dữ liệu của Coin ATM Radar cho thấy Bitcoin Depot có trụ sở tại Georgia đã vượt qua các đối tác Trung Quốc để trở thành nhà khai thác ATM tiền điện tử lớn nhất thế giới. Điều đáng nói ở đây là phần lớn các nhà khai thác ATM tiền kỹ thuật số được điều hành bởi các công ty Hoa Kỳ đã tăng trưởng mạnh kể từ khi lệnh cấm của Trung Quốc được ban hành.

Top 10 nhà khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới - Nguồn: CoinATMradar

Trung Quốc đang bị bỏ xa khi “nói không” với việc khai thác tiền điện tử

Mặc dù Trung Quốc đang trong quá trình triển tiền kỹ thuật số Trung ương (CBDC), đồng thời quốc gia này cũng trưng cầu ý kiến công chúng về lệnh cấm khai thác Bitcoin vào ngày 21 tháng 10, hành động này đã làm “dấy lên” thông tin về việc chính phủ Trung Quốc có vẻ đã thay đổi về lập trường tiêu cực về hoạt động khai thác và giao dịch tiền điện tử. 

Tuy nhiên, dữ liệu của Statista xác nhận rằng đóng góp của Trung Quốc vào hashrate khai thác Bitcoin đã giảm đều kể từ tháng 9 năm 2019. Hai thập kỷ trước, Trung Quốc đại diện cho hơn 75% hashrate khai thác Bitcoin. Vào tháng 4 năm 2021 giảm xuống còn 46% trước khi bị cấm tiền điện tử.

Khác hẳn với tình hình căng thẳng tại Trung Quốc, phía Hoa Kỳ đang dần tiến tới việc áp dụng Bitcoin. Trong đó không thể không nhắc đến sự kiện Tổng thống Biden chính thức phê duyệt dự luật 1 nghìn tỷ đô vào ngày 15 tháng 11 vừa qua. 

Dự luật này bao gồm các điều khoản áp dụng tiền điện tử trước khi thông qua tại cả hai viện của Quốc hội. Bản dự luật yêu cầu các giao dịch tài sản kỹ thuật số trị giá hơn $10,000 phải được báo cáo cho Sở Thuế vụ. Sự kiện này được cho là một trong những nguyên nhân khiến thị trường tiền điện tử “đẫm máu” vào ngày 15 tháng 11.

Đọc thêm: Lý do đằng sau cú sập qua $60,000 của BTC là gì?

RELEVANT SERIES