Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

G7 khẳng định CBDC không gây tổn hại cho hệ thống tiền tệ

Vào ngày 13 tháng 10 vừa qua, nhóm G7 gặp nhau đưa ra tuyên bố về tiền kỹ thuật số của Trung ương cũng như thanh toán kỹ thuật số.
Avatar
Khải Hoàn
Published Oct 13 2021
Updated Oct 10 2022
4 min read
thumbnail

CBDC không gây tổn hại cho hệ thống tiền tệ

Các quốc gia trên toàn thế giới đã và đang chuẩn bị phát triển và tung ra các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) của họ. 

Gần đây, các quan chức tài chính từ G7 (Group of Seven) - có quốc gia có nền kinh tế tiên tiến đã làm việc để nói về vấn đề này. Họ kết luận rằng các CBDC nên “hỗ trợ và không gây tổn hại” cho ngân hàng truyền thống trong việc ổn định tài chính và tiền tệ, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe.

G7 nhận định CBDC nên hỗ trợ và không gây tổn hại cho ngân hàng trong việc ổn định tài chính

Vào ngày 13 tháng 10 vừa qua, các nhà lãnh đạo G7 đã gặp nhau để thảo luận về công nghệ mới nổi cùng một số vấn đề khác. Buổi gặp mặt này đưa ra 13 nguyên tắc chính sách công liên quan đến việc thực hiện các CBDC. Nhóm cũng đưa ra lưu ý các loại tiền kỹ thuật số này phải hỗ trợ khả năng của ngân hàng Trung ương để đảm bảo sự ổn định tài chính và tiền tệ.

G7 bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ, đã đưa ra một tuyên bố chung của các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương:

“Sự phối hợp và hợp tác quốc tế mạnh mẽ về những vấn đề này đảm bảo rằng sự đổi mới của khu vực công và tư nhân sẽ mang lại lợi ích trong và ngoài nước, đồng thời an toàn cho người dùng cũng như hệ thống tài chính lớn”

Họ cũng tuyên bố rằng việc phát hành các loại tiền này không được vi phạm các nhiệm vụ của các ngân hàng Trung ương. Điều này cũng đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với việc bảo vệ dữ liệu người dùng. 

Việc phát hành các loại tiền kỹ thuật số không vi phạm nhiệm vụ ngân hàng Trung ương

Tuyên bố còn nhấn mạnh: 

“Bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào của ngân hàng Trung ương (CBDC) đều phải dựa trên các cam kết công khai mang tính dài hạn về tính minh bạch, pháp quyền và quản trị kinh tế lành mạnh”

Hơn nữa, hướng dẫn cũng nêu rõ rằng nếu các loại tiền kỹ thuật số này được phát hành, chúng sẽ được yêu cầu bổ sung tiền mặt và hoạt động giống như thanh khoản và thanh toán an toàn, đồng thời phải giữ vững các hệ thống thanh toán hiện có. Ngoài ra, các CBDC cũng phải sử dụng tài nguyên hiệu quả khi hoạt động theo cách thức công khai, minh bạch và cạnh tranh.

Cung cấp thanh toán nhanh, rẻ và minh bạch hơn hệ thống tài chính truyền thống

Tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng tương tác đầy đủ trên cơ sở xuyên biên giới, cùng với đó là trách nhiệm của nhóm trong việc giảm thiểu bất kỳ sự lan tỏa có hại nào đối với hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế.

Vào tháng 7 vừa qua, một báo cáo chung được xuất bản bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cũng đã lưu ý rằng CBDC có thể cải thiện đáng kể hệ thống thanh toán quốc tế ngày nay. Bởi vì họ có khả năng cung cấp các khoản thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, rẻ hơn, minh bạch và toàn diện hơn so với hệ thống tài chính truyền thống.

G7 thống nhất việc thanh toán tiền kỹ thuật số

Trong số các quốc gia thuộc nhóm G7, chưa có quốc gia nào có thể vượt qua Trung Quốc về phát triển CBDC vì quốc gia này đã sẵn sàng thực hiện việc triển khai rộng rãi Nhân dân tệ kỹ thuật số của mình.

Tuy nhiên, cả “Britcoin” và “Digital Dollar” đều đã bắt đầu trải qua những giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của chúng. Trong khi Ngân hàng Trung ương Anh gần đây đã đưa ra một báo cáo cân nhắc về sự cần thiết của CBDC, đồng thời sách trắng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ được công bố trong tháng này.

Đọc thêm: Celsius Network gọi vốn thành công 400 triệu USD bất chấp “cơn bão’’ pháp lý

RELEVANT SERIES