Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Giao dịch pre-market trong crypto là gì?

Các token chưa được niêm yết hoặc chưa ra mắt chính thức sẽ được giao dịch như thế nào? Làm thế nào để người dùng có thể tiếp cận và mua chúng từ sớm?
Avatar
Luci
Published Jun 09 2024
Updated Jul 05 2024
6 min read
giao dịch pre market

Giao dịch pre-market là gì?

Trong crypto, giao dịch pre-market là việc các sàn giao dịch cho phép người dùng trao đổi buôn bán các token chưa được niêm yết chính thức trên thị trường.

Ví dụ trước khi token AVAIL được niêm yết spot chính thức trên sàn giao dịch Bybit, sàn giao dịch này đã cho phép các giao dịch pre-market diễn ra.

giao dịch avail pre market
Giao diện giao dịch pre-market trên Bybit

Trong quá trình này, người bán sẽ thực hiện đặt lệnh bán như một lệnh limit thông thường với số lượng và giá bán mong muốn. Họ sẽ cần phải sở hữu token trên Bybit để có thể thực hiện lệnh này.

Do đó giả sử họ đã nhận được airdrop từ dự án mà token đó chưa niêm yết, họ có thể nạp lên Bybit để tiến hành giao dịch pre-market.

advertising

Phân loại giao dịch Pre-market

Có hai loại Pre-market chính trong thị trường crypto:

  1. Pre-market Trading (OTC): Đây là thị trường dành cho giao dịch over-the-counter (OTC) đối với các token chưa ra mắt. Nhà đầu tư muốn sở hữu tài sản thực sự thay vì đầu cơ theo đường giá có thể tham gia thị trường này bằng cách tạo hoặc đồng ý với các lệnh mua bán có sẵn với giá và số lượng token định trước.
  2. Pre-market Perpetual: Đây là thị trường giao dịch dành cho sản phẩm phái sinh, cụ thể là hợp đồng tương lai vĩnh cửu của các token chưa ra mắt. Người dùng không sở hữu tài sản mà chỉ có thể thực hiện các vị thế long/short dựa trên giá tài sản.

Pre-market Trading (OTC)

Đối với người mua, họ sẽ có 2 lựa chọn. Một là mua từ các lệnh bán kể trên nếu thấy phù hợp hoặc đặt một lệnh mua với giá và số lượng mong muốn và chờ người bán phù hợp xuất hiện.

Như vậy, giao dịch pre-market spot cũng tương tự như các giao dịch spot thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở việc khi một lệnh được khớp thì người mua sẽ chưa nhận được token và người bán cũng chưa nhận được tiền ngay lập tức.

Họ sẽ cần phải chờ đến khi quá trình quyết toán được diễn ra. Thời gian này có thể là thời gian token được giao dịch chính thức trên sàn. Do đó, việc mua đi bán lại trong thời gian ngắn là không thể thực hiện.

Nhìn chung các giao dịch này tương tự với giao dịch OTC trên thị trường tài chính.

Ưu & nhược điểm của hình thức giao dịch spot pre-market:

  • Ưu điểm: Là công cụ phòng ngừa rủi ro cho những người sở hữu token sớm. Đồng thời cũng giúp nhà đầu tư tiếp cận với token sớm hơn.
  • Hạn chế: Không thể mua đi bán lại trước niêm yết.

Pre-market Perpetual

Ngoài ra còn có một hình thức giao dịch pre-market khác thông qua hợp đồng tương lai vĩnh cửu (perpetual futures). Một số sàn giao dịch như Hyperliquid hay Aevo đã hỗ trợ hình thức này.

Theo đó, các sàn này sẽ niêm yết hợp đồng tương lai của các token chưa được niêm yết hoặc chưa thế claim (ví dụ EIGEN, ZRO) với các cơ chế giao dịch tương tự như hợp đồng futures thông thường.

giao diện hợp đồng tương lai pre launch
Giao diện giao dịch hợp đồng tương lai pre-launch của ZRO trên Hyperliquid

Theo đó, nhà giao dịch có thể sử dụng đòn bẩy và phải chịu funding rate. Như vậy, khác với pre-market spot, giao dịch này cho phép nhà đầu tư mua đi bán lại token với cường độ cao hơn.

Ưu & nhược điểm của giao dịch hợp đồng tương lai pre-market:

  • Ưu điểm: Các nhà giao dịch có thể mua đi bán lại và có lợi nhuận nhanh chóng. Đây cũng là một công cụ để phòng ngừa rủi ro. Có thể sử dụng đòn bẩy cao để giao dịch. Các sàn giao dịch cũng có thể sử dụng hình thức này để mở rộng tệp khách hàng.
  • Hạn chế: Rủi ro thanh lý cao do thanh khoản kém. Hiện tượng chênh lệch giá có thể diễn ra và khó để thực hiện arbitrage.

Lợi ích & hạn chế của giao dịch pre-market

Lợi ích

Trước tiên, xét trên tổng quan, các giao dịch pre-market (gồm cả 2 loại) sẽ giúp thị trường có mức giá tham khảo trước khi quá trình niêm yết chính thức được diễn ra. Các nhà phân tích có thể sử dụng các dữ liệu này để xác định tương đối cung cầu của thị trường (ứng dụng price discovery).

Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức để gia tăng thanh khoản nói chung cho token, giúp nhà đầu tư tiếp cận sớm cũng như là công cụ phòng ngừa rủi ro cho người sở hữu token sớm.

Đồng thời các sàn giao dịch cũng sẽ nhận được thêm nguồn thu từ phí giao dịch.

Hạn chế

Tuy nhiên, pre-market cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như khối lượng giao dịch nhỏ và thanh khoản thấp (do không có Market Maker), có thể dẫn tới chênh lệch giá ở các nền tảng khác nhau, chi phí giao dịch cao (phí giao dịch và độ lệch giá).

Và quan trọng nhất, do các thông tin trước niêm yết (cả về yếu tố cơ bản lẫn kỹ thuật) đều không có quá nhiều, cộng với thanh khoản kém nên tình trạng thao túng giá có thể diễn ra.

Như vậy, trong bối cảnh các dự án tích cực airdrop token cho người dùng sớm dẫn tới nhu cầu với các giao dịch pre-market phát triển. Hình thức này mang lại lợi ích cho nhiều bên. Tuy vậy, rủi ro đi kèm đối với các nhà đầu tư pre-market cũng rất lớn.

Đọc thêm: Top 5 sàn giao dịch Pre-Market trong Crypto

RELEVANT SERIES