Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Hành trình truy tìm danh tính Satoshi Nakamoto

Bitcoin ra đời cách đây 13 năm nhưng thông tin về Satoshi Nakamoto, người tạo ra đồng tiền vua vẫn còn là một ẩn số. Trong khi đó, một người có tên Craig Wright tự nhận mình là “cha đẻ” của BTC. Điều này làm dẫy nên không ít các vụ kiện lớn nhỏ kể từ đó.
Avatar
quynhnguyen
Published Sep 14 2022
Updated Sep 15 2022
5 min read
thumbnail

Bitcoin ra đời cách đây 13 năm nhưng thông tin về Satoshi Nakamoto, người tạo ra đồng tiền vua vẫn còn là một ẩn số. Trong khi đó, một người có tên Craig Wright tự nhận mình là “cha đẻ” của BTC. Điều này làm dẫy nên không ít các vụ kiện lớn nhỏ kể từ đó. 

Ngày 12/9, tại phiên tòa ở Oslo (Na Uy), các luật sư của Craig Wright (người tự xưng là Satoshi Nakamoto, cha đẻ của Bitcoin) cho biết ông sẽ không cung cấp bất kỳ bằng chứng mới nào liên quan đến vụ việc. 

Phiên tòa ở Na Uy liên quan đến một trong hai vụ kiện cùng lúc xoay quanh sự việc Craig Wright tự nhận mình là Satoshi Nakamoto vào tháng 3/2019. Trước tuyên bố của Wright, Hodlonaut (tên thật là Magnus Granath) đã gọi ông là kẻ lừa đảo và khởi xướng vụ kiện tại Na Uy. 

craig wright
Craig Wright - người tự xưng là Satoshi Nakamoto, cha đẻ của Bitcoin.

Satoshi Nakamoto là tên tự xưng của một nhân vật sáng tạo đồng Bitcoin và khai sinh blockchain đầu tiên cùng tên. Satoshi rất tích cực trong việc phát triển Bitcoin cho đến khi biến mất vào tháng 12/2010. Hiện tại, cả thế giới vẫn chưa một ai biết về danh tính thực sự của người này. 

Trong tuyên bố tại phiên tòa ngày 13/9, luật sư chính của Wright, Halvor Manshaus cho biết rằng việc xác lập quyền sở hữu các private key của Satoshi đối với Wright là chưa đủ để giải quyết nghi ngờ của cộng đồng trong nhiều năm qua. Do đó, trong phiên xét xử mới đây, luật sư này đã bổ sung thêm nhiều chi tiết để thuyết phục quan tòa tin theo lập luận của mình. 

Craig Wright và giấc mộng về cái tên “Satoshi Nakamoto”

Thay vì bằng chứng mật mã, Manshaus đã cố gắng thuyết phục tòa án việc Wright đích thực là Satoshi với các yếu tố khác liên quan đến thông tin cá nhân. Luật sư này sử dụng lời xác nhận của Andresen (nhà phát triển Bitcoin) để tăng thêm độ tin cậy. Andresen là người từng ký kết thỏa thuận về quyền sở hữu private key với Wright.

Tuy nhiên, trên thực tế Andresen sau đó đã rút lại sự ủng hộ của mình đối với Wright. Ngoài ra, người này cũng công khai rằng ông đã bị Wright lợi dụng để làm bằng chứng.

Bên cạnh Andresen, luật sư của Wright có đề cập đến blog “ Làm thế nào tôi gặp được Satoshi ” (tại đây) của Jon Matonis, cựu Giám đốc Bitcoin Foundation vào năm 2016. Anh ta lập luận rằng, những bằng chứng này hoàn toàn thuyết phục rằng Wright chính là Satoshi.

Song, với kỳ vọng thắng kiện tại phiên tòa, Manshaus liệt kê đến các chi tiết liên quan đến tuổi thơ, học vấn, văn hóa gia đình của Wright để tăng tính thuyết phục. 

Luật sư này cho biết thời thơ ấu, Wright đã ở cùng ông nội của mình tại Úc. Ông nội của Wright là Đại úy Ronald Lynam đã dạy ông viết code và vận hành một chiếc đài phát thanh. Hơn nữa, Wright đã từng ám ảnh rất lâu về văn hóa Nhật Bản. Đó lý do tại sao ông lấy bút danh là một cái tên toát lên văn hóa xứ sở hoa anh đào, Satoshi Nakamoto. 

Manshaus giải thích “Satoshi” có nghĩa là “tro” trong tiếng Nhật. Wright chọn nó vì ông ấy muốn Bitcoin hạ gục hệ thống tài chính truyền thống và “vươn lên như một con phượng hoàng từ đống tro tàn”. 

phóng đại học vấn
Craig Wright từng tự phóng đại về học vấn của mình.

Hơn nữa, luật sư này cũng sử dụng các thông tin về học vấn, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của Wright để chứng minh ông là “cha đẻ của Bitcoin”. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những điều Manshaus trình bày là phóng đại so với sự thật. 

Màn phản biện “gay gắt” của Hodlonaut

Trong phiên tòa ngày 12/9, phía Hodlonaut đã tuyên bố trước tòa rằng họ đã ủy quyền cho công ty kiểm toán đa quốc gia KPMG để xác thực bằng chứng của Wright. Báo cáo cho thấy nhiều tài liệu do Wright gửi bị thao túng và không thể xác minh được. 

công ty kpmg
Hodlonaut ủy quyền cho công ty kiểm toán đa quốc gia KPMG xác thực bằng chứng của Wright.

Đây không phải là phiên tòa đầu tiên mà Wright bị tố tụng nộp bằng chứng giả làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử của tòa án. Trong phiên tòa tháng 11/2021, các luật sư đã tìm ra bằng chứng về những giao dịch kinh doanh của Wright. Các chữ ký bị nghi ngờ là giả mạo và tài liệu bị lỗi thời. 

Đồng thời Văn phòng Thuế Úc (ATO) cũng đưa ra kết luận rằng Wright đã sao lưu và làm giả mạo các hợp đồng liên quan vụ việc Satoshi để giải quyết các vấn đề về thuế của mình. 

Hiện tại, vụ kiện tại Na Uy giữa Wright và Hodlonaut vẫn chưa đi đến hồi kết. Dự kiến phiên tòa tiếp theo sẽ diễn ra vào từ 15-16/9. Mặc dù hai bên đều nỗ lực đưa ra các bằng chứng thuyết phục nhưng quá trình xét xử đã làm tốn không ít thời gian và công sức của tòa án cũng như các cơ quan pháp lý. Liệu danh tính Satoshi Nakamoto có sớm được tìm ra và xác nhận một cách thuyết phục trước cộng đồng? 

RELEVANT SERIES