Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Hoa Kỳ: JPMorgan ra mắt Bitcoin ETF cho nhà đầu tư sợ rủi ro

Với các nhà đầu tư quá thận trọng, JPMorgan gần đây đã công bố rổ Bitcoin ETF mang tên Cryptocurrency Exposure Basket - hay còn gọi là CEB.
Avatar
alice
Published Mar 18 2021
Updated Aug 03 2022
7 min read
thumbnail

JPMorgan - tổ chức tài chính lớn tại Hoa Kỳ có quyết định phát hành công cụ nợ liên quan đến các công ty trong Crypto dành cho các nhà đầu tư hoài nghi để họ có thể tiếp xúc với thị trường này.

Rổ đầu tư Bitcoin từ JPMorgan

Việc chấp nhận tiền điện tử đang ngày càng tăng theo cấp số nhân. Trong khi hầu hết các nhà đầu tư đang đi thẳng vào việc mua Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH), thì một số nhà đầu tư hoài nghi muốn gia nhập crypto mà không phải chịu sự biến động của token.

Sự biến động này có thể kể đến Bitcoin khi ngày 14/3 vừa qua nó đạt mức ATH mới tại vùng $61,700 sau đó giảm xuống mức $56,000 và sau đó lại tăng lên $59,000 vào thời điểm viết bài. Vốn hóa thị trường của Bitcoin hiện đã vượt qua cả Visa và Mastercard cộng lại.

Đối diện với các nhà đầu tư quá thận trọng, JPMorgan gần đây đã công bố rổ Bitcoin ETF mang tên Cryptocurrency Exposure Basket - hay còn gọi là CEB, một công cụ nợ gồm cổ phiếu của 11 công ty. Những cổ phiếu này đại diện cho các công ty đang nắm giữ Bitcoin như tài sản hoặc các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến crypto. 

Cách làm này của JPMorgan được CEO CoinFlip ông Ben Weiss đánh giá là có tính khả thi: 

“Điều này có ý nghĩa đối với những người muốn đầu tư vào blockchain và crypto theo cách truyền thống và loại bỏ được sự biến động của nó”.

Giỏ CEB chứa lượng cổ phiếu tham chiếu với trọng số không đồng đều. Trong đó, có 20% thuộc về MicroStrategy và 18% cho Square. Cả hai tổ chức này đều thuộc sở hữu của các nhà đầu cơ Bitcoin nổi tiếng, lần lượt là Michael Saylor và Jack Dorsey và họ sở hữu Bitcoin như tài sản và ghi chép vào bảng cân đối kế toán.

Chưa có nhiều thông tin về cách mà giỏ CEB sẽ vận hành, nhưng theo một số báo cáo đề cập thì khi khách hàng chọn mua các khoản nợ này thì nó sẽ được thanh toán dựa trên hoạt động của các công ty trong rổ, trừ khoản khấu trừ 1.5% – về cơ bản là phí. Chúng có giá tối thiểu tối thiểu là 1,000 đô la và có ngày đáo hạn là tháng 5 năm 2022.

MicroStrategy là công ty nắm giữ lượng Bitcoin lớn nhất với 91,326 BTC, trị giá 5.25 tỷ đô la và BTC chiếm 71% vốn hóa thị trường của công ty. Trong khi đó, Square sở hữu 8,027 BTC, trị giá 461 triệu đô la và tương đương 0.4% vốn hóa thị trường của nó.

CEB đẩy các công ty phụ trợ cho hệ sinh thái crypto lên spotlight

CEB không chỉ có mối quan hệ mật thiết với các công ty nắm giữ Bitcoin, mà còn kéo theo cả các công ty có sự liên kết với ngành công nghiệp crypto vào spotlight. Trong CEB, Riot Blockchain và Nvidia Corporation được phân bổ đều 15% cho mỗi bên. 

Riot Blockchain là một công ty khai thác crypto nên có mối liên quan mật thiết với Bitcoin. Ngoài ra, Riot còn sở hữu 1,175 BTC được ghi nhận bảng cân đối kế toán trị giá khoảng 68 triệu đô la tương đương với 1.6% vốn hóa thị trường theo Nasdaq.

Nvidia Corporation là nhà sản xuất thiết bị xử lý đồ họa cũng đang được sử dụng để khai thác tiền điện tử BTC và ETH.

Sự phát triển của các công ty như Riot và Nvidia có liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng của Bitcoin do sự tham gia của họ vào hệ sinh thái crypto. Điều này cũng đúng đối với các sàn giao dịch Bitcoin và các công ty năng lượng tham gia vào quá trình khai thác và hỗ trợ thanh toán Bitcoin.

Ngoài 68% CEB thuộc 4 cái tên được đề cập trên, phần còn lại thuộc sở hữu của PayPal Holdings, Advanced Micro Devices, Taiwan Semiconductor Manufacturing Company Limited, Intercontinental Exchange, CME Group, Overstock.com và Silvergate Capital Corporation. Tất cả các công ty này đều có liên quan đến tiền điện tử và Bitcoin theo cách này hay cách khác, từ khi khai thác cho đến khi Bitcoin được niêm yết trên sàn giao dịch.

Tuy nhiên, một cái tên còn thiếu trong rổ này là Tesla. Vào ngày 8/2, Tesla đã mua số BTC trị giá 1.5 tỷ đô la vào thời điểm đó. Chính động thái này đã đẩy giá Bitcoin lên $3,000 chỉ trong vòng vài phút cho thấy tác động của Elon Musk và Tesla đối với thị trường tiền điện tử. 

Trên thực tế, tác động của CEO đối với thị trường tiền điện tử hiện được gọi là “Hiệu ứng Musk”. Xem xét tất cả những điều này, việc đưa tên Tesla vào CEB lẽ ra là điều đương nhiên. Nhưng lý do JPMorgan loại trừ cổ phiếu của Tesla có thể là do họ nghĩ rằng cổ phiếu của Tesla “bị định giá quá cao”.

Tiếp xúc với tiền điện tử thông qua CEB bị hạn chế

Mặc dù CEB của JPMorgan có thể là “chìa khóa mở đường” cho các nhà đầu tư từ tài chính truyền thống tham gia vào tiền điện tử, nhưng khả năng tiếp xúc Bitcoin thực sự mà rổ sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư dường như bị hạn chế.

Có một sự thật rằng hệ thống JPMorgan trước giờ vẫn thu phí khá cao cho các dịch vụ mà họ cung cấp, do đó đây có thể là mối quan ngại lớn.

Ngoài ra, CEB cũng không phải là cách duy nhất để các nhà đầu tư tiếp xúc với Bitcoin thông qua các thị trường truyền thống. Grayscale’s Bitcoin Trust là một sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư tổ chức muốn tiếp xúc với Bitcoin. Vì hiện tại nền tảng này đang nắm giữ công khai lượng Bitcoin lớn nhất trên thế giới với 649,130 BTC tương ứng với 37 tỷ đô la.

Có những cách khác mà các tổ chức có thể tiếp xúc với Bitcoin, đó là kích hoạt các kênh thanh toán kỹ thuật số trên các nền tảng như Facebook và Amazon. 

Facebook có thể sẽ là mạng xã hội lớn đầu tiên cho phép thanh toán kỹ thuật số bằng chính stablecoin của mình là Diem (trước đây được gọi là Libra). Diem dự kiến sẽ ​​ra mắt vào năm 2021 và được nhiều người nhận định rằng sẽ là người thay đổi cuộc chơi giữa thanh toán bằng tiền điện tử, stablecoins và thậm chí là tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Mặt khác, Morgan Stanley - một ngân hàng đầu tư lớn ở Hoa Kỳ đã thực hiện một lộ trình khác để tạo điều kiện tiếp xúc Bitcoin cho khách hàng của mình. Vào ngày 17/3 vừa qua, ngân hàng này đã công bố thành lập 3 quỹ đầu tư Bitcoin cho các khách hàng giàu có của mình. Giới hạn phân bổ cho khách hàng được quy định là 2.5% tổng tài sản ròng của họ 

Đọc thêm: Morgan Stanley mở 3 quỹ đầu tư Bitcoin cho khách hàng

Mặc dù đây là nỗ lực của tổ chức tài chính nhằm tạo điều kiện cho khách hàng của mình tiếp xúc với Bitcoin mà không xa rời với tài chính truyền thống, nhưng phải chăng giải pháp tốt nhất để tiếp xúc với thị trường này là để chính họ skin-in-the-game, tự mua và bán BTC? 

Thông tin liên quan

RELEVANT SERIES