Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Kaspersky cảnh báo chiêu trò scammer sử dụng để đánh cắp Toncoin

Thông tin Telegram phát triển Toncoin và blockchain TON đã thu hút lượng lớn người dùng fomo. Công ty an ninh mạng Kaspersky mới đây đã nghiên cứu và phác thảo lại những chiêu trò mà các scammer dùng để đánh cắp Toncoin từ người dùng.
Avatar
Michael
Published Apr 23 2024
Updated Apr 23 2024
3 min read
toncoin scammer

Việc đội ngũ Telegram công khai phát triển mạng TON (The Open Network) và có ý định tích hợp Toncoin vào blockchain dạo gần đây được nhắc đến khá nhiều. Điều này khiến những kẻ lừa đảo để mắt đến và tấn công những người dùng ít phòng bị.

Công ty an ninh mạng Kaspersky mới đây đã nghiên cứu và phác thảo lại những chiêu trò mà các scammer dùng để đánh cắp Toncoin từ người dùng.

Theo các chuyên gia tại Kaspersky, những trò lừa đảo đã nhen nhóm từ tháng 11/2023 khi số lượng các khoản đầu tư vào TON tăng mạnh. Những kẻ lừa đảo đã tạo ra một kế hoạch lừa đảo theo hình thức giới thiệu người mới nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Các mục tiêu tiềm năng sẽ nhận được một liên kết từ bạn bè, hoặc một liên hệ ngẫu nhiên, nhằm mục đích “mời chào” tham gia những "chương trình kiếm tiền độc quyền".

Đường link này sẽ dẫn nạn nhân đến một bot Telegram không chính thức, được tạo ra để thu thập và lưu trữ thông tin ví tiền điện tử, bao gồm cả tài sản của người dùng.

Bên cạnh đó, những kẻ lừa đảo sẽ hướng dẫn người dùng mua Toncoin thông qua các kênh hợp pháp như bot Telegram chính thức, thị trường ngang hàng (P2P) hoặc các sàn giao dịch hợp pháp, điều này làm tăng thêm yếu tố uy tín để dễ lừa người dùng vào tròng.

kaspersky cảnh báo người dùng
Kaspersky cảnh báo người dùng. Nguồn: X
advertising

Nạn nhân sau đó bị ép buộc phải mua “boosters” bằng cách sử dụng một con bot riêng biệt. Những kẻ lừa đảo tuyên bố rằng người dùng phải hoàn thành hành động này để bắt đầu kiếm tiền.

Đây là thời điểm mà những kẻ lừa đảo kiếm tiền. Sau khi mua “boosters”, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát tiền điện tử của họ và không thể hủy ngang được.

"Cái giá phải trả cho 'boosters' được những kẻ lừa đảo dán mác là ‘bike,’ ‘car,’ ‘train,’ ‘plane,’ hay ‘rocket’, giá dao động từ 5-500 Toncoin".
Các chuyên gia của Kaspersky giải thích

Người dùng sẽ mất sạch mọi khoản tiền đầu tư, từ 2 USD cho đến 2,700 USD để mua những “sản phẩm bắt buộc” trên. Sau khi thuyết phục người dùng mua “rocket” giả, những kẻ lừa đảo cũng chào mời một chương trình giới thiệu yêu cầu nạn nhân tạo các nhóm Telegram riêng tư với bạn bè và địa chỉ liên hệ.

Người dùng mời được càng nhiều bạn bè thì lợi nhuận nhận về càng cao. Những kẻ lừa đảo hứa hẹn thu nhập từ hai nguồn, bao gồm khoản thanh toán cố định 25 TON cho mỗi người bạn được mời và hoa hồng dựa trên mức giá mà người bạn giới thiệu mua.

Điều này tạo nên một mô hình lừa đảo theo chiều kim tự tháp, số nạn nhân sẽ tăng lên ngày càng nhiều nếu không cảnh giác.

Tuy nhiên, số lượng người dùng bị ảnh hưởng và tổng số tiền thiệt hại trong vụ lừa đảo này vẫn chưa được công bố. Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật sau.

Đọc thêm: Renzo trở thành dự án Binance Launchpool thứ 53

RELEVANT SERIES