Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Merkle Tree là gì? Vì sao Merkle Tree lại quan trọng với blockchain?

Ưu điểm của blockchain là khả năng đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, để làm được điều này, Merkle Tree đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy Merkle Tree là gì?
Annie
Published Dec 14 2023
Updated Jul 01 2024
6 min read
merkle tree là gì

Merkle Tree là gì?

Merkle Tree, Cây Merkle, hay còn được biết đến như cây băm (hash) nhị phân là một loại cấu trúc dữ liệu phổ biến trong lĩnh vực khoa học máy tính. Trong ngữ cảnh của bitcoin và các loại tiền điện tử khác, cây Merkle đóng vai trò quan trọng trong việc mã hóa dữ liệu blockchain một cách hiệu quả và bảo mật.

Đây là một cấu trúc dữ liệu toán học, được hình thành bằng cách sử dụng giá trị băm của nhiều khối dữ liệu khác nhau để tóm tắt toàn bộ các giao dịch trong một khối. Công nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên mà còn cung cấp cách thức an toàn để xác minh nội dung trên các tập dữ liệu lớn.

Một trong những tính năng quan trọng của cây Merkle là khả năng xác minh nhanh chóng và an toàn trên dữ liệu lớn. Nó đồng thời đảm bảo tính nhất quán và nội dung của dữ liệu, làm cho quá trình xác minh trở nên hiệu quả và đáng tin cậy.

merkle tree tóm tắt toàn bộ các giao dịch trong một khối
Merkle Tree tóm tắt toàn bộ các giao dịch trong một khối
advertising

Merkle Tree hoạt động như thế nào?

Để nắm bắt cách Merkle Tree hoạt động, hãy bắt đầu với khái niệm về hàm băm (hash). Hàm băm là một thuật toán toán học chuyển đổi dữ liệu thành một giá trị băm duy nhất với độ dài cố định.

Ví dụ, với đoạn văn bản "Hello, world!", hàm băm SHA-256 tạo ra một giá trị băm 256 bit.

Cây Merkle được xây dựng bằng cách hash các dữ liệu thành các giá trị băm nhỏ hơn, gọi là leaf node. Giá trị hash của các leaf node này được kết hợp lại để tạo ra giá trị băm cho các node bên trong cây Merkle. Quá trình này lặp lại cho đến khi chỉ còn lại một giá trị hash duy nhất, là gốc Merkle (Merkle root).

cơ chế hoạt động của merkle tree
Cơ chế hoạt động của Merkle Tree

Gốc Merkle được sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu. Bằng cách tải gốc Merkle từ nguồn tin cậy, bạn có thể hash từng phần của dữ liệu và so sánh với giá trị băm tương ứng trong cây Merkle. Nếu tất cả các giá trị băm khớp, dữ liệu là nguyên vẹn. Ngược lại, nếu có một giá trị hash không khớp, bạn biết rằng dữ liệu đã bị thay đổi.

Ví dụ như hình bên trên:

Giả sử có bốn giao dịch A, B, C và D. Các giá trị băm của chúng được kết hợp thành hai cặp, A và B, và C và D. Các giá trị hash của các cặp này được kết hợp lại để tạo ra hai giá trị băm mới, AB và CD. Hai giá trị hash này cuối cùng được kết hợp lại để tạo ra gốc Merkle.

Trong ví dụ này, gốc Merkle sẽ là: Hash(Hash(A, B), Hash(C, D)).

Tầm quan trọng và lợi ích Merkle Tree đem lại cho Blockchain

Merkle Tree không chỉ là một phần quan trọng mà là một yếu tố không thể thiếu trong công nghệ blockchain. Để hiểu vì sao chúng quan trọng đối với hệ thống này, hãy tưởng tượng một blockchain không sử dụng Merkle Tree.

Trong trường hợp của Bitcoin, nếu không có Merkle Tree, mỗi node trên mạng sẽ cần giữ một bản sao đầy đủ của mọi giao dịch Bitcoin từng được thực hiện. Điều này sẽ dẫn đến một lượng lớn thông tin, khiến việc xác thực mỗi yêu cầu trên Bitcoin trở nên không khả thi. Dữ liệu sẽ cần được truyền qua mạng với dung lượng lớn, và máy tính cần sử dụng sức mạnh tính toán đáng kể để xác thực dữ liệu.

Merkle Tree giải quyết vấn đề này bằng cách băm (hash) các bản ghi trong kế toán, tạo ra bằng chứng dữ liệu riêng biệt. Việc này giúp giảm lượng thông tin cần thiết trên mạng. Một lượng nhỏ thông tin là đủ để chứng minh tính hợp lệ của giao dịch. Ngoài ra, nó cho phép chứng minh sự tương đồng giữa hai phiên bản sổ cái về sức mạnh máy tính và băng thông mạng.

merkle tree  chia dữ liệu thành những phần thông tin nhỏ
Merkle Tree chia dữ liệu thành những phần thông tin nhỏ

Tóm lại, lợi ích của Merkle Tree bao gồm:

- Xác thực tính toàn vẹn của dữ liệu: Cây Merkle được sử dụng để xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu một cách hiệu quả. Nhờ vào cách nó tổ chức và tóm tắt thông tin, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra xem dữ liệu có bị thay đổi hay không.

- Tiết kiệm dung lượng đĩa: So với các cấu trúc dữ liệu khác, cây Merkle chiếm rất ít dung lượng đĩa. Điều này đồng nghĩa với việc giảm tải cho hệ thống lưu trữ và làm tăng hiệu suất tổng thể của mạng blockchain.

- Phân chia thông tin trên mạng: Cây Merkle có khả năng linh hoạt, có thể được chia thành các phần dữ liệu nhỏ để xác minh. Điều này hữu ích khi cần xác thực một phần nhỏ của dữ liệu mà không cần phải tải xuống toàn bộ tập hợp.

- Xác minh hiệu quả: Định dạng dữ liệu của cây Merkle được tối ưu hóa, giúp quá trình xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu diễn ra nhanh chóng. Việc này làm giảm thiểu thời gian và tài nguyên cần thiết cho việc kiểm tra sự không thay đổi của thông tin.

Những lợi ích này khiến cho cây Merkle trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc bảo vệ tính toàn vẹn và hiệu suất của hệ thống blockchain

lợi ích của merkle tree
Lợi ích của merkle-tree đối với Blockchain

Tổng kết

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về Merkle Tree cũng như tầm quan trọng của nó trong công nghệ blockchain. Để tìm hiểu thêm thông tin về blockchain, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết trên MarginATM nhé.

Đọc thêm: Validator là gì? Vai trò của validator trong hoạt động blockchain

**Không phải là lời khuyên đầu tư.

RELEVANT SERIES