Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Monad là gì? Toàn bộ thông tin về dự án Monad

Gọi vốn được 19 triệu USD và được xây dựng từ đội ngũ rất bài bản, có kinh nghiệm làm việc cho Jump Trading. Vậy dự án Layer 1 này có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu Monad qua bài viết này nhé.
Avatar
Hunt
Published Feb 04 2024
Updated Feb 21 2024
8 min read
thumbnail

Gọi vốn được 19 triệu USD và được xây dựng từ đội ngũ rất bài bản, có kinh nghiệm làm việc cho Jump Trading cùng nhau từ đó tạo một dự án Layer 1. Monad là gì? Dự án này có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Monad là gì?

Monad là một blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế PoS (Proof Of Stake) tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine) nhưng có tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Monad blockchain có thể xử lý tới 10,000 giao dịch mỗi giây, giúp giảm tắc nghẽn mà không làm mất đi tính tương thích với những gì đã có trên Ethereum.

dự án monad
Dự án Monad

Monad làm được điều này nhờ vào công nghệ mới, giúp xử lý nhiều giao dịch cùng lúc mà vẫn đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng trật tự. Hơn nữa, Monad sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ và Rust nên rất dễ cho các nhà lập trình phát triển dự án trên Monad.

Đối với người dùng, Monad rất giống Ethereum. Bạn có thể sử dụng các ví như MetaMask, hoặc trình duyệt giao dịch như Etherscan để xem hoặc thực hiện giao dịch. Các ứng dụng được xây dựng cho Ethereum cũng có thể chạy trên Monad mà không cần thay đổi gì nhiều. Điểm khác biệt lớn của Monad là tốc độ và chi phí. Với khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng, Monad hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều người dùng hơn và tạo ra trải nghiệm tương tác tốt với chi phí thấp hơn.

advertising

Điểm đặc biệt của Monad

Công nghệ mới của Monad tập trung vào việc cải thiện hiệu suất và tốc độ xử lý giao dịch trong blockchain. Có hai điểm cải tiến chính làm nên sự khác biệt của Monad so với các blockchain khác:

  • Parallel Execution: Monad sử dụng nhiều lõi và luồng của máy tính để thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc. Điều này giúp tăng tốc độ xử lý giao dịch đáng kể. Dù giao dịch được xử lý song song, nhưng kết quả cuối cùng vẫn sẽ được sắp xếp và cam kết theo thứ tự giao dịch ban đầu, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn.
  • Quy trình Superscalar Pipelining: Đây là kỹ thuật phân chia quá trình xử lý giao dịch thành nhiều giai đoạn khác nhau và thực hiện chúng một cách song song. Nó giống như cách bạn giặt và sấy khô quần áo cùng một lúc thay vì chờ giặt xong mới bắt đầu sấy. Kỹ thuật này giúp tận dụng tối đa các nguồn lực và tăng cường hiệu suất xử lý giao dịch.
cách hoạt động của superscalar pipelining
Cách hoạt động của Superscalar Pipelining

Tầm nhìn dự án Monad

Về cơ bản, dự án tập trung nguồn lực để phát triển với tầm nhìn Monad sẽ có tốc độ xử lý giao dịch gấp 1,000 lần so với Ethereum. Điều này có nghĩa là nếu Ethereum có khả năng xử lý khoảng 15-45 giao dịch mỗi giây (tps), thì Monad có thể xử lý lên tới 10,000 tps hoặc hơn. Theo đó là gấp 5 lần so với Solana và gấp khoảng 20 lần so với Polygon - một dự án layer 1 khác cũng tương thích với EVM.

Toàn bộ thông tin về token của Monad

Hiện tại Monad chưa có thông tin chính thức về token của dự án.

Roadmap dự án Monad

Ra mắt Testnet

Vào ngày 19/05/2023, đội ngũ Monad đã thông báo sắp ra mắt Testnet cho người dùng trên Twitter.

Nhưng hiện tại thì vẫn chưa có những thông tin tiếp theo về chính xác ngày ra mắt.

Hợp tác với Layer Zero

Vào ngày 18/1/2024, Monad công bố sự hợp tác giữa Monad và Layer Zero Labs.

Cơ bản, sự hợp tác giữa Monad và LayerZero Labs là một bước tiến lớn trong việc mở rộng khả năng kết nối và tương tác của Monad với các blockchain khác. Dưới đây là những điểm chính:

- Kết nối đa blockchain: LayerZero sẽ triển khai một điểm kết nối (Endpoint) trên Monad, giúp Monad kết nối được với hơn 50 chuỗi blockchain khác nhau, bao gồm cả những mạng dựa trên EVM (Ethereum Virtual Machine) và không dựa trên EVM.

- Gửi nhận thông tin đa dạng: Qua điểm kết nối của LayerZero, Monad có thể gửi và nhận nhiều loại thông tin khác nhau, từ việc bầu chọn quản trị, gọi hợp đồng thông minh, cho đến việc chuyển dữ liệu tùy ý.

- Token Bridge: Có khả năng chuyển đổi token ERC-20 và token gas gốc sang Monad dưới dạng tài sản được bao bọc (wrapped assets).

Sự hợp tác này không chỉ giúp Monad mở rộng khả năng tương tác của mình với nhiều chuỗi blockchain khác mà còn làm tăng khả năng tiếp cận và tính ứng dụng của nó trong thế giới blockchain. Điều này đặt nền móng cho sự phát triển và tích hợp sâu rộng hơn trong tương lai, mở ra nhiều cơ hội mới cho người dùng và nhà phát triển trên Monad.

Đội ngũ dự án và nhà đầu tư của Monad

Đội ngũ dự án

Monad Labs được đồng sáng lập bởi Keone Hon và đồng nghiệp cũ tại Jump Trading, James Hunsaker, người đảm nhận vị trí CTO.

team monad
Team Monad

Cả hai có kinh nghiệm dày dặn trong việc phát triển các hệ thống giao dịch tần suất cao (HFT) trong thời gian làm việc tám năm tại Jump Trading. Họ cũng đã có thời gian ngắn làm việc tại Jump Crypto trước khi bắt đầu Monad Labs.

Một thành viên quan trọng khác trong đội ngũ sáng lập là Eunice Giarta, Giám đốc điều hành của dự án.

Nhà đầu tư

Monad Labs, dự án blockchain được sáng lập bởi các cựu lập trình viên của Jump Trading, đã thành công trong việc gọi vốn 19 triệu USD. Người dẫn dắt vòng gọi vốn này là Dragonfly Capital cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư nổi tiếng khác như Placeholder Capital, Lemniscap, Finality Capital, Shima Capital, và các nhà đầu tư thiên thần như Naval Ravikant, Cobie và Hasu.

Vốn đầu tư này được gọi qua hai vòng: vòng pre-seed vào tháng 5 năm 2022 đã thu về 9 triệu USD và vòng seed vào tháng 12 cùng năm, thu thêm 10 triệu USD.

investors monad
Nhà đầu tư của dự án Monad

Tiềm năng Airdrop của Monad

Hiện tại dự án còn rất mới, chưa ra mắt testnet và chưa có thông tin về token nhưng Monad đã ra mắt một hệ thống gọi là Monad Social Credit Score. Hệ thống này được tạo ra nhằm ghi nhận và tưởng thưởng những người tham gia tích cực nhất trong cộng đồng của họ. Hệ thống này kết hợp nhiều phương thức nhận diện cộng đồng khác nhau:

  • Danh sách “Nad” trên Twitter: Đây có thể là một danh sách người dùng Twitter tích cực thảo luận, quảng bá, hoặc tương tác với nội dung liên quan đến Monad.
  • Xếp hạng và Kinh nghiệm (XP) trên Discord: Những người dùng có hoạt động tích cực trên kênh Discord của Monad có thể nhận được điểm kinh nghiệm và xếp hạng cao hơn.
  • Vai trò (Roles): Có thể bao gồm các vai trò đặc biệt trên các nền tảng như Discord hoặc diễn đàn cộng đồng, dành cho những người dùng thể hiện sự tham gia nổi bật.
  • POAPs (Proof of Attendance Protocol): Là các huy hiệu điện tử để chứng nhận sự tham gia của người dùng trong các sự kiện cộng đồng hoặc hoạt động liên quan.
  • Bản ghi nội bộ: Có thể Monad duy trì một hồ sơ hoặc bản ghi nội bộ để theo dõi và ghi nhận các đóng góp của thành viên cộng đồng.
  • ???: Có vẻ như còn một phần nào đó của hệ thống này đang được giữ bí mật hoặc chưa được công bố.

Tổng kết

Phía trên là các thông tin cơ bản cần biết về dự án Monad, dù dự án còn rất mới nhưng đã được back bởi rất nhiều các tên tuổi lớn và uy tín trong ngành crypto. Để cập nhật thêm các thông tin tiếp theo về Monad, hãy theo dõi MarginATM nhé.

Đọc thêm: Movement là gì? Toàn bộ thông tin về dự án Movement

**Không phải lời khuyên tài chính

RELEVANT SERIES