Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Giao dịch tần suất lớn (HFT) là gì? Chúng ta có nên giao dịch HFT?

Giao dịch tần suất lớn (HFT) là phương pháp được giới market making (MM) sử dụng rất phổ biến. Vậy Giao HFT là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Avatar
Luci
Published Dec 03 2023
Updated Dec 10 2023
5 min read
thumbnail

Giao dịch tần suất lớn (HFT) là phương pháp được giới market making (MM) sử dụng rất phổ biến. Vậy Giao dịch tần suất lớn HFT là gì? Nó hoạt động ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Giao dịch tần suất lớn HFT là gì?

Giao dịch tần suất lớn (high-frequency trading - HFT) là phương pháp giao dịch sử dụng rất nhiều cơ sở hạ tầng tính toán, triển khai nhiều lệnh giao dịch trong một khoảng thời gian cực ngắn để thu về lợi nhuận. 

HFT sử dụng các máy tính, cơ sở dữ liệu, hệ thống internet đường truyền cao,… để giao dịch hàng nghìn lệnh chỉ trong khoảng thời gian có thể tính bằng mili giây.

giao dịch tần suất lớn hft
Định nghĩa HFT. Nguồn: Investopedia.

Theo đó, các trader sử dụng phương pháp giao dịch này ngoài các yêu cầu về cơ sở hạ tầng kể trên, họ còn phải là các lập trình viên có đủ kiến thức để lập trình và vận hành các chiến lược liên quan tới HFT.

advertising

Các đặc điểm cơ bản của phương pháp HFT

Các chiến lược đầu tư sử dụng HFT thường có một vài đặc điểm như sau:

    Yêu cầu giao dịch trong một khoảng thời gian ngắn (tính bằng mili giây).
    Có một số lượng lớn lệnh giao dịch trong cùng một lúc.
    Hầu hết mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn (ngay tại thời điểm đó).

Vì vậy, HFT rất phổ biến trong giới market making (MM) do đặc tính cần giao dịch nhanh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng chiến lược khai thác chênh lệch giá (arbitrage) giữa các sàn giao dịch cũng thường xuyên áp dụng phương pháp này.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp market making và quỹ đầu tư lớn sử dụng phương pháp này cho chiến lược qua thống kê dưới đây:

các quỹ đầu tư lớn sử dụng phương pháp hft
Một số quỹ đầu tư lớn sử dụng phương pháp HFT.

Lợi ích và rủi ro của phương pháp HFT

HFT mang lại các lợi ích về thanh khoản trên thị trường tài chính. Do các giao dịch với khối lượng lớn được đẩy lên sàn rất nhanh thông qua các thuật toán phức tạp, mức chênh lệch (spread) giữa giá mua và bán sẽ được thu hẹp. Từ đó, các nhà đầu tư khác có thể thực hiện giao dịch mà không cần lo tới trượt giá.

 rủi ro mà hft mang lại
Một vài rủi ro mà HFT mang lại.

Tuy nhiên, cũng do các đặc tính kể trên, HFT có thể đẩy thị trường vào trạng thái flash crash (giá và thanh khoản sụt giảm đột ngột), gây ra rất nhiều hệ luỵ.

chứng khoán mỹ giảm mạnh do các doanh nghiệp hft
Chứng khoán Mỹ giảm tới 10% được cho là do các doanh nghiệp HFT.

Ví dụ: Vào năm 2010, thị trường cổ phiếu Mỹ (chỉ số Dow Jones và Nasdaq) đã sụt giảm nhanh chóng (khoảng 1,000 điểm) tương đương với gần 10% chỉ trong khoảng vài phút. 

Điều này dẫn tới thị trường phái sinh biến động rất mạnh trong khoảng thời gian đó và có thể nhiều vị thế đã bị thanh lý. Vào tháng 05/2014, CFTC đã đưa ra một báo cáo kết luận rằng các nhà giao dịch HFT đã gián tiếp gây ra sự kiện này.

Ngoài ra, một số nhà phê bình cũng cho rằng các doanh nghiệp HFT tạo ra “thanh khoản ảo" khi các lệnh của họ được đặt và rút đi ngay sau đó khi họ đã có lợi nhuận trong khoảng thời gian rất ngắn. 

Điều này khiến các nhà giao dịch khác tưởng rằng khi đó thị trường có đủ thanh khoản và họ sẽ không bị trượt giá. Nhưng khi giao dịch thực sự diễn ra các lợi ích này hoàn toàn biến mất vì các trader HFT đã rút lệnh.

Một số câu hỏi thường gặp về giao dịch HFT

Giao dịch HFT có thể nhanh đến mức nào?

Con số cụ thể theo smartasset đưa ra đó là khoảng 1 phần 64 triệu giây trên một giao dịch. Con số này xấp xỉ thời gian dữ liệu truyền từ một máy tính sang một máy tính khác.

Giao dịch khung thời gian thấp có phải là HFT?

Các nhà giao dịch HFT giao dịch trong khung thời gian siêu ngắn nhờ sự trợ giúp của lập trình và máy móc. Do đó nếu bạn là một trader và giao dịch trên chart 1m hoặc thậm chí chart 1s thì đó không thể gọi là giao dịch HFT.

Chúng ta có nên giao dịch HFT?

Giao dịch HFT yêu cầu một nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn và chi phí duy trì cao tuỳ thuộc vào độ lớn của nguồn vốn quản lý. Chi phí có thể dao động từ vài chục nghìn USD đến hàng triệu USD trên một tháng bao gồm: chi phí dữ liệu, servers, nhân sự, máy móc, phần mềm, pháp lý, … Do đó, nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân, gần như bạn không thể giao dịch HFT.

Đọc thêm: Proof of Reserves là gì? Tìm hiểu về cơ chế Proof of Reserves

**Không phải là lời khuyên tài chính.

RELEVANT SERIES