Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tin tức 28/10: Neo làm sidechain EVM, Gemini kiện Genesis

Tin tức 28/10: NEO cho biết sẽ xây dựng sidechain tương thích với Ethereum; Gemini đệ đơn kiện Genesis, tìm cách lấy lại hơn 60 triệu cổ phiếu GBTC.
Avatar
Sunny95
Published Oct 28 2023
Updated Nov 15 2023
8 min read
thumbnail

Neo khẳng định làm sidechain tương thích EVM

Theo thông báo đăng tải trên X (Twitter), dự án blockchain Neo - từng được mệnh danh là “Ethereum Trung Quốc” đã thông báo đang trong quá trình xây dựng một sidechain tương thích với EVM.

Thông tin này được nhà sáng lập Neo là ông Da Hongfei công bố trong hội nghị của cộng đồng Neo đang được tổ chức tại Hong Kong.

Theo đó, sidechain mới của Neo sẽ hỗ trợ tương thích với Ethereum Virtual Machine (EVM), cung cấp khả năng kết nối trực tiếp đến blockchain smart contract hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài ra, nền tảng mới sẽ có cơ chế kháng MEV để bảo vệ lợi ích cho người dùng, đảm bảo trải nghiệm sử dụng mượt mà, cũng như tính an ninh và bảo mật.

Sidechain mới sẽ kế thừa tokenomics, NeoVM và cơ chế đồng thuận dBFT hiện tại của Neo, qua đó gia tăng thêm công dụng cho hai token hiện tại của dự án là NEO và GAS.

Neo cho biết quá trình phát triển sidechain đã bắt đầu và theo kế hoạch thì sẽ triển khai testnet vào cuối năm 2023.

Để mở rộng hệ sinh thái Neo, đội ngũ phát triển còn đặt mục tiêu phát triển thêm một ứng dụng ví crypto tương tự MetaMask, tăng cường bảo mật để chống tấn công và hạ thấp rào cản tham gia cho cả dự án lẫn người dùng.

advertising

Gemini kiện Genesis

Sàn giao dịch Gemini đã đòi Genesis Global, đối tác kinh doanh cũ của họ cho sản phẩm Earn, hơn 60 triệu cổ phiếu Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) - tương đương 1.6 tỷ USD, đã được cầm cố làm tài sản thế chấp cho chương trình Earn.

Liên quan đến vụ phá sản trước đó của Genesis, Gemini muốn giành quyền kiểm soát số GBTC trên để đáp ứng yêu cầu rút tiền của mọi khách hàng Earn và bị kẹt tiền khi Genesis lâm vào suy thoái.

Vụ kiện trên diễn ra sau một tuần chính quyền New York buộc tội riêng Gemini, Genesis và DCG, cáo buộc lừa đảo 230,000 nhà đầu tư với số tiền hơn 1 tỷ USD.

Sau hàng loạt bê bối của Three Arrows Capital và FTX, Genesis lâm vào khủng hoảng, phải đi đến kết cục phá sản vào tháng 01/2023, ghi nợ 3.5 tỷ USD từ 50 chủ nợ hàng đầu. Genesis đã chặn rút tiền và “giam lỏng” tài sản của người dùng Gemini Earn từ giữa tháng 11/2022 đến nay.

Tháng 02/2023, Genesis, DCG, Gemini cùng các công ty chủ nợ khác đạt được thỏa thuận phá sản ban đầu, song lại không thành. Tháng 07/2023, Gemini đâm đơn kiện Genesis và DCG cùng nhà sáng lập Barry Silbert, cáo buộc họ gian lận và chiếm đoạt 1.2 tỷ USD tài sản đang bị kẹt lại trên Genesis. Đến tháng trước, Genesis và DCG công bố kế hoạch hoàn trả 70-90% tài sản cho người dùng Gemini Earn.

Tổng cộng, Genesis đang nợ khoảng 1.1 tỷ USD với người dùng của Gemini Earn. Tuy nhiên, tài liệu trước cho biết nhóm chủ nợ này được hưởng lợi nhiều hơn từ lượng tài sản thế chấp mà Genesis đã gửi cho Gemini trước đó. Cụ thể, Genesis có 31 triệu cổ phiếu GBTC dưới dạng tài sản thế chấp và với việc loại tài sản này có những bước tăng gần đây, tổng giá trị trên đã chiếm khoảng 60% khoản nợ đối với người dùng Gemini Earn.

Trezor vướng nghi vấn bị tấn công phishing

Một người dùng đã báo cáo trên nền tảng mạng xã hội X (Twitter cũ) rằng ông đã nhận được một thư giả mạo gửi đến địa chỉ email (một hình thức email phishing) đã từng được dùng cho giao dịch mua ví cứng Trezor trong quá khứ.

Theo như chia sẻ của tài khoản "@JHDN", địa chỉ email này ông tạo riêng để dành cho giao dịch mua ví cứng Trezor khoảng 6 tháng trước.

"Phishing" hay tấn công giả mạo là hình thức tấn công trực tuyến mà hacker sẽ mạo danh thành một tổ chức hoặc cá nhân uy tín nào đó để đánh cắp thông tin của người dùng. Khi người dùng cung cấp những thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu, số thẻ tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng thì kẻ tấn công sẽ sử dụng những thông tin này để để thực hiện các giao dịch trái phép hoặc trục lợi.

Mặc dù tài khoản "@JHDN" đã liên hệ với công ty phát hành ví cứng để giải thích tình trạng và chưa nhận được phản hồi. Nhưng người dùng này cho rằng "có vẻ như Trezor hoặc Evri - công ty vận chuyển ở Anh Quốc đã vận chuyển sản phẩm ví Trezor - có thể đã bị tấn công hệ thống dữ liệu".

Lý do có sự nghi vấn nêu trên bởi vì người dùng "@JHDN" đã tạo một tài khoản email với biệt danh đặc biệt chỉ để dành riêng cho việc mua ví cứng, và thông tin này chỉ có Trezor hoặc đơn vị vận chuyển sản phẩm mới nắm được.

dYdX Chain tính phí giao dịch bằng USDC

dYdX Chain, blockchain dựa trên Cosmos SDK của sàn DEX cùng tên, sẽ sử dụng tất cả khoản phí tích lũy để trả cho validator và staker trên mạng lưới, đồng thời củng cố giá trị cho token DYDX trên nâng cấp v4.

Bản alpha mainnet của dYdX Chain đã chính thức đi vào hoạt động với các block genesis đầu tiên. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu chương mới của sàn giao dịch phái sinh phi tập trung lớn nhất ngành crypto.

Trong cập nhật mới nhất, dYdX Foundation đã công bố tiện ích mở rộng của token DYDX trên v4, nhấn mạnh vai trò tăng cường bảo mật và quản trị mạng lưới. Theo đó, DYDX có thể sử dụng cho mục đích staking. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu token này có thể trở thành người xác thực giao dịch cho mạng lưới bằng cách tự staking token.

Đáng chú ý, nền tảng phái sinh giờ đây sẽ tính phí giao dịch bằng USDC. Để tránh lạm phát token và được xem như một phần thưởng bổ sung, dYdX Foundation sẽ phân bổ toàn bộ phí mạng lưới này cho validator và staker. Cơ chế phân phối được quản lý thông qua module Cosmos x/distribution, nhằm đảm bảo phân chia đồng đều giữa validator và staker.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có khung pháp lý crypto vào năm 2024

Theo trang tin tức Webtekno của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đang tập trung thiết lập khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực tiền mã hóa và các sàn giao dịch liên quan, báo hiệu khả năng thu thuế và các biện pháp quản lý khác.

Công báo của Thổ Nhĩ Kỳ được công bố vào ngày 25/10/2023 cũng cho biết, "Chương trình thường niên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ năm 2024" đặt mục tiêu sẽ hoàn thiện một khung pháp lý và các quy định cho tiền mã hóa quốc gia trong năm 2024.

Tài liệu dài gần 500 trang, mục 400.5 có tiêu đề "Các hoạt động và dự án sẽ được thực hiện" thuộc phần "Chính sách và Biện pháp", thảo luận về sự điều chỉnh cần thiết trong các quy định liên quan giao dịch tiền mã hóa. Tuy nhiên, tài liệu không nêu chi tiết về các quy định đó trong tương lai.

thổ nhĩ kỳ sẽ có khung pháp lý crypto
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có khung pháp lý crypto.

Các nhà chức trách đã loại trừ hoàn toàn lệnh cấm đối với tiền mã hóa, cùng một loạt các dự luật mới đã được đưa ra bởi các nhà quản lý Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm quản lý crypto, ưu tiên nghiên cứu tiền mã hoá với metaverse và thử nghiệm CBDC trong năm 2022-2023 đã biến quốc gia này dần trở nên thân thiện crypto hơn.

Đọc thêm: Tin tức 27/10: Binance - Tether bị điều tra, Coingeko xoá logo BUSD.

**Không phải là lời khuyên tài chính.

RELEVANT SERIES