Ngân hàng Trung ương Nga bắt tay vào nghiên cứu rủi ro tiền điện tử
Ngân hàng Trung ương Nga thêm tiền điện tử vào chương trình nghiên cứu năm 2021
Ngân hàng Trung ương Nga, gọi tắt là Ngân hàng Nga (CBR) đang có kế hoạch thực hiện nghiên cứu về những rủi ro có thể có khi tiến hành đầu tư tiền điện tử.
Nghiên cứu này có tiêu đề “ Đánh giá rủi ro khi sử dụng tiền điện tử” đã được thêm vào “Chương trình khảo sát của Ngân hàng Trung ương Nga trong nửa cuối năm 2021”, theo công bố gần đây của ngân hàng trên website chính thức.
Cuộc khảo sát được thực hiện nhằm mục đích “thu thập thông tin về các xu hướng để đánh giá rủi ro hệ thống liên quan đến các khoản đầu tư của các cá nhân và pháp nhân Nga vào tiền điện tử”.
Cơ quan quản lý sẽ gửi câu hỏi khảo sát cho một số thành viên bao gồm 15 ngân hàng như VTB, Tinkoff, Alfa-Bank, Raiffeisenbank và gã khổng lồ ngân hàng quốc doanh, Sberbank.
Ngân hàng Trung ương Nga cũng muốn nghiên cứu của mình có thể tiếp cận tới các hệ thống thanh toán toàn cầu Visa, Mastercard hay là Mir của Nga. Các nhà cung cấp thanh toán khác như Юkassa, Webmoney, Qiwi và Western Union cũng sẽ nhận được bảng câu hỏi này để thực hiện bảng khảo sát này, thời gian dự kiến để hoàn thành khảo sát là trong tháng 7 này.
Ngân hàng Trung ương Nga vẫn chưa có thiện cảm với tiền điện tử
Trong vài năm qua, ngân hàng trung ương của Nga đã duy trì thái độ tiêu cực đối với tiền điện tử. Cơ quan quản lý chính sách tiền tệ Moscow vẫn kiên quyết phản đối việc chấp nhận tiền kỹ thuật số phi tập trung làm phương tiện thanh toán ở Liên bang Nga.
Hiện tại Ngân hàng Trung ương Nga vẫn đang làm việc để phát triển một phiên bản Fiat kỹ thuật số với mục đích công bố đồng rúp kỹ thuật số vào cuối năm 2021.
Vào tháng 6, người đứng đầu CBR, Elvira Nabiullina đã từng khuyên người dân không nên đầu tư tiền điện tử, đồng thời nhấn mạnh “đầu cơ tiền điện tử là nguy hiểm nhất trong tất cả các chiến lược đầu tư, giá cả biến động mạnh và tổn thất có thể là rất lớn.
Cô cũng được Komsomolskaya Pravda trích dẫn:
“Ngân hàng trung ương không bao giờ đưa ra lời khuyên nên đầu tư vào đâu hay không, nhưng trong trường hợp với tiền điện tử, đầu tư vào đây chắc chắn là điều không cần thiết.”
Đầu tháng trước, Nabiullina đã gọi tiền điện tử đóng vai trò thay thế tiền tệ và lên tiếng phản đối việc sử dụng chúng ở quốc gia này. Luật pháp Nga nghiêm cấm việc phát hành và lưu hành "tiền thay thế" và chỉ được sử dụng suy nhất đồng Rúp ở quốc gia này mà thôi.
Bên cạnh đó, nữ chủ tịch CBR cũng phải thừa nhận một điều rằng rất khó để hạn chế thị trường tiền điện tử ở cấp quốc gia vì nó về cơ bản là xuyên quốc gia.
Đọc thêm: SEC Thái kiện Binance hoạt động không có giấy phép