Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Khi Bitcoin giảm, đâu là nguyên nhân khiến các nhà giao dịch phái sinh thua lỗ?

Khi giá Bitcoin sụt giảm sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến các thực hiện giao dịch phái sinh thua lỗ. Vậy đó là những nguyên nhân nào?
Avatar
kaylin
Published Jul 12 2021
Updated Aug 15 2022
5 min read
thumbnail

Từ đầu năm 2021 đến nay, các trader phái sinh đã phải đối mặt với một số thời điểm khó khăn, nhưng tình hình hiện tại có vẻ thuận lợi hơn nhiều đối với các holder Bitcoin.

Khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh thì việc thanh lý 1 tỷ đô là điều bình thường đối với Bitcoin. Tuy nhiên, các trader có xu hướng nhớ những chuyển động với biên độ lớn gần nhất nhiều hơn bất kỳ sự thay đổi giá nào khác, đặc biệt là khi giá sụp đổ và mọi người mất tiền.

Và điều này dễ dẫn đến việc các trader có cảm xúc tiêu cực và nó có ảnh hưởng đáng kể hơn đến trạng thái tâm lý của trader khi bắt đầu giao dịch.

Ví dụ: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc giành được $500 từ việc chơi xổ số ít tác động hơn từ hai đến ba lần so với việc mất cùng một số tiền từ việc trade trên thị trường phái sinh của người chơi.

Thanh lý tổng hợp hợp đồng tương lai Bitcoin. Nguồn: Coinalyze

Hiện tại, chúng ta còn sáu tháng rưỡi nữa là đến năm 2022 và chỉ có 7 lần xảy ra việc thanh lý hợp đồng dài hạn trị giá 1 tỷ đô hoặc lớn hơn.Vì vậy, thay vì trở thành tiêu chuẩn, đây là những tình huống rất bất thường chỉ có thể xảy ra khi các trader sử dụng đòn bẩy quá mức

Quan trọng hơn, đã không có khoản thanh lý bán khống trị giá 1 tỷ đô nào ngay cả khi Bitcoin tăng 19,4% vào ngày 08/02/2021. Những đợt thanh lý này chỉ cho thấy đòn bẩy dài có xu hướng liều lĩnh hơn, để lại ít lợi nhuận hơn trên các sàn giao dịch phái sinh.

Trong khi các nhà giao dịch nhỏ lẻ sử dụng đòn bẩy cao và cuối cùng trở thành nạn nhân của việc thanh lý, các nhà giao dịch đặt cược vào việc giảm giá có khả năng được bảo hiểm đầy đủ và thực hiện các giao dịch cash and carry. (Là một chiến lược giao dịch tận dụng sự chênh lệch giá thị trường. Nó thường đòi hỏi phải có một vị thế Long giao ngay trong khi đồng thời Short hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn).

Sau đây là ba lý do tại sao việc thanh lý hợp đồng tương lai trị giá 1 tỷ đô không phải là mối quan tâm ngay bây giờ.

Giao dịch “cash and carry” có rủi ro thanh lý thấp

Các hợp đồng tương lai hàng quý thường có mức giá chênh lệch so với giá  các sàn giao dịch spot. Thông thường, có một khoản phí bảo hiểm khi thị trường trung lập hoặc tăng giá và nó dao động từ 5% đến 15% hàng năm.

Tỷ lệ này thường được so sánh với lãi suất cho vay stablecoin vì quyết định hoãn thanh toán có nghĩa là người bán yêu cầu một mức giá cao hơn và điều này gây ra chênh lệch giá.

Tình hình này tạo ra sự chênh lệch giá và cá voi mua Bitcoin tại các sàn giao dịch spot và đồng thời bán khống hợp đồng tương lai để thu phí bảo hiểm của hợp đồng tương lai.

Mặc dù những nhà giao dịch này sẽ được 'lãi suất ngắn hạn', họ thực sự trung lập. Do đó, kết quả sẽ không phụ thuộc vào việc thị trường tăng hay giảm.

Lệnh Long không còn được sử dụng đòn bẫy quá cao

Các trader cực kỳ lạc quan về giá Bitcoin khi nó tăng lên mức cao nhất $65,800, nhưng tâm lý này đã giảm xuống sau đợt thanh lý các lệnh Long từ ngày 11/05/2021 đến ngày 23/05/2021 khi BTC giảm 53% từ $58,500 xuống $31,000.

Nhìn vào tỷ lệ tài trợ của hợp đồng vĩnh viễn (hoán đổi ngược) là một cách tốt để đo lường tâm lý của các nhà đầu tư. Bất cứ khi nào dài hạn là những thứ đòi hỏi nhiều đòn bẩy hơn, thì chỉ báo sẽ trở nên tích cực.

Funding rate của  perpetual futures. Nguồn: Bybt

Kể từ ngày 20 tháng 5, chưa có ngày nào funding rate 8 giờ cao hơn 0,05%. Điều này chỉ ra rằng các trader đánh lệnh long không muốn sử dụng đòn bẩy cao nên rất khó để tạo ra các khoản thanh lý trị giá 1 tỷ đô hoặc cao hơn.

Lãi suất mở cũng giảm 

Mọi hợp đồng tương lai đều cần người mua và người bán có cùng khối lượng giao dịch, và lãi suất mở đo lường tổng hợp tính theo đô la Mỹ. Điều này có nghĩa là khi giá Bitcoin giảm thì các chỉ số cũng giảm theo.

Nguồn: Bybt

Biểu đồ trên cho thấy hợp đồng mở tương lai vượt 20 tỷ đô vào giữa tháng 3. Trong khoảng thời gian đó, khoản thanh lý trị giá 1 tỷ đô chỉ chiếm 5% tổng số chưa thanh toán.

Theo lãi suất mở 11,8 tỷ đô ở thời điểm viết bài thì số tiền 1 tỷ đô tương tự sẽ chiếm 8,5% tổng số hợp đồng.

Tóm lại, việc thanh lý các lệnh theo số lượng lớn ngày càng trở nên khó khăn hơn nhiều vì các trader không sử dụng đòn bẩy quá mức và người bán dường như đã hoàn toàn chịu rủi ro. 

Đọc thêm: Sự kiện unlock 550 triệu đô GBTC sẽ tác động gì đến giá Bitcoin?

RELEVANT SERIES