Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Hé lộ nguyên nhân giúp Việt Nam dẫn đầu về chấp nhận tiền điện tử

Mới đây Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử theo nghiên cứu mới nhất của Chainalysis và nguyên nhân đằng sau nó là gì?
Khải Hoàn
Published Oct 04 2021
Updated Oct 10 2022
5 min read
thumbnail

Giao dịch crypto tại Châu Á tăng 706%

Khi nói đến giao dịch tiền điện tử, khu vực Trung và Nam Á đang phát triển nhanh chóng. Các thị trường mới nổi trên thế giới như Trung và Nam Á gần đây đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ trong các giao dịch tiền điện tử, người dân ở các quốc gia trong khu vực Châu Á đang tiếp xúc nhiều hơn với tiền điện tử.

Nghiên cứu mới đây từ công ty phân tích blockchain Chainalysis phát hiện ra rằng các số lượng các giao dịch tiền điện tử đã tăng 706% ở Trung & Nam Á và Châu Đại Dương - một khu vực rộng lớn bao gồm các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Tính theo USD, tổng giá trị của các giao dịch lên tới 572.5 tỷ USD hay 14% giá trị giao dịch toàn cầu.

Các giao dịch tiền điện tử được phân loại theo quy mô tổ chức. Nguồn: Chainalysis

Sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi các khoản thanh toán của những tổ chức với quy mô lớn chiếm tỷ lệ giao dịch cao nhất về thị phần. Như biểu đồ trên, xu hướng này rõ ràng nhất ở Ấn Độ, nơi các giao dịch của các tổ chức có quy mô trên 10 triệu USD chiếm khoảng 42% giao dịch. Đối với Việt Nam và Pakistan, con số đó lần lượt là 29% và 28%.

Việt Nam top 1 về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử

Các quốc gia châu Á đang dẫn đầu về mức độ áp dụng tổng thể, nó được đo lường bằng giá trị On-chain Value Received, các giao dịch bán lẻ trên chuỗi và khối lượng giao dịch peer-to- peer. Việt Nam xếp hạng cao nhất trong Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021 của Chainalysis. Kết quả này cũng trùng khớp với nghiên cứu trước đó của trang web tài chính Finder.com vào tháng 8 (tại đây).

Xếp hạng mức độ chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Nguồn: Chainalysis

Mặc dù Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan đều có mức độ chấp nhận tiền điện tử cấp cơ sở cao nhưng chúng lại khá khác nhau về giá trị giao dịch cụ thể.

Tỷ trọng cụ thể trong giá trị giao dịch crypto. Nguồn: Chainalysis

Có hai điều nổi bật trong biểu đồ trên, một là thị trường của Ấn Độ và Việt Nam lớn hơn nhiều so với thị trường của Pakistan. Điều khác nữa là Ấn Độ có tỷ trọng hoạt động diễn ra trên nền tảng DeFi lớn hơn nhiều với 59% so với 47% đối với Việt Nam và 33% đối với Pakistan.

Chainalysis đã nói chuyện với ông Bình Nguyễn - Điều phối viên của Trung tâm Fintech-Crypto RMIT, người đã nghiên cứu sâu rộng về thị trường tiền điện tử trong nước. Ông chia sẻ nguyên nhân đằng sau tỷ lệ chấp nhận tiền crypto cao tại Việt Nam vì thị trường tài chính nước ta hiện đang không có quá nhiều cơ hội đầu tư trong khi tiền điện tử lại dễ dàng tiếp cận nên người trẻ có xu hướng đầu tư vào nó để kiếm thêm thu nhập hoặc tránh lạm phát. Ông Bình cho biết:

“Những người trẻ tuổi ở đây không có nhiều lựa chọn để đầu tư. Chúng tôi không có một thị trường tài chính phát triển tốt cho các quỹ ETF, quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai và tỷ lệ thâm nhập môi giới chứng khoán ở Việt Nam thấp hơn 5%. 

Do đó, nếu bạn có $5,000 để đầu tư thì khá ít cơ cơ hội cho bạn."

Ông Bình bày tỏ hy vọng rằng với định hướng quản lý rõ ràng hơn của chính phủ, thị trường tiền điện tử của Việt Nam có thể trưởng thành hơn nữa. Vì vậy, ông hy vọng rằng các cơ quan quản lý sẽ sớm đưa ra hướng dẫn rõ ràng hơn về việc liệu tiền điện tử có phải là tài sản hay không và ủng hộ việc xây dựng một khuôn khổ quy định phù hợp cho các dự án tiền điện tử.

Có thể thấy, các thị trường mới nổi trên khắp thế giới đặc biệt là Châu Á đều đang hướng tới Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác để chống lại siêu lạm phát, kiểm soát vốn và tránh các chính sách ngoại hối nghiêm ngặt. Những điều đó sẽ giúp thúc đẩy thị trường crypto tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai.

Đọc thêm: Giá vàng tăng mạnh khi Hoa Kỳ lo sợ nợ trần và tìm đến crypto

RELEVANT SERIES