Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

BTC hồi lên 84,000 USD sau khi công bố dữ liệu PCE

Mặc dù chỉ số PCE tiêu cực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của SEC trong việc giảm lãi suất, thị trường crypto lại phản ứng ngược.
Hunt
Published Feb 28 2025
Updated Mar 03 2025
4 min read
pce tăng mạnh

Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 1/2025 khi chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) ghi nhận mức tăng 2.5%, vượt xa mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Với dữ liệu này, khả năng FED sẽ duy trì lãi suất ở mức cao trong nửa đầu năm nay là rất lớn, khi những tín hiệu tái tăng tốc của lạm phát đang khiến các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư lo ngại. Đặc biệt, chi phí dịch vụ đã tăng 3.4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy áp lực lạm phát vẫn chưa hề suy giảm.

chỉ số pce
Chỉ số PCE. Nguồn: BLS

Mặc dù lạm phát tính theo năm có dấu hiệu chậm lại, mức tăng giá vào thời điểm đầu năm không thể xem nhẹ. Hơn nữa, kỳ vọng lạm phát ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên, khiến triển vọng kiểm soát giá cả càng trở nên phức tạp. Hiện tại, chỉ số PCE trung bình ba tháng tăng 2.6%, trong khi mức trung bình sáu tháng là 2%, phản ánh sự gia tăng giá cả gần đây. Điều này đặt ra thách thức cho FED khi phải quyết định thời điểm thích hợp để nới lỏng chính sách tiền tệ.

Một trong những nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng là sự gia tăng thu nhập hộ gia đình nhờ vào các khoản hỗ trợ từ chính phủ. Cụ thể, trợ cấp An sinh Xã hội tăng 2.8%, trợ cấp chính phủ tăng 1.8% và cổ tức tăng 1.7%, giúp tổng thu nhập hộ gia đình tăng 0.9% trong tháng 1. Những khoản thu nhập này cũng đẩy tỷ lệ tiết kiệm từ 3.5% lên 4.6%. Lương thưởng và thu nhập từ tiền công cũng tăng 0.4%, trong khi thu nhập khả dụng tăng 0.9%.

Nếu loại bỏ các khoản trợ cấp chính phủ, thu nhập cá nhân thực tế vẫn tăng 0.3% sau điều chỉnh lạm phát. Tuy nhiên, mức sụt giảm 0.2% trong chi tiêu tiêu dùng hàng tháng cho thấy xu hướng thắt chặt chi tiêu sau mùa lễ hội.

chi tiêu tại mỹ
Chi tiêu tại Mỹ thực tế. Nguồn: BEA
advertising

Lạm phát lõi, vốn loại trừ các biến động mạnh từ thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0.3% trong tháng 1, đưa mức trung bình ba tháng lên 2.5%. Giá thực phẩm tăng 0.3%, trong khi giá năng lượng tăng mạnh 1.3%, góp phần đẩy giá hàng hóa nói chung lên 0.6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, giá hàng hóa lâu bền giảm 1.2%, nhưng giá hàng hóa không lâu bền lại tăng 1.6%, phản ánh sự chênh lệch trong nhu cầu tiêu dùng giữa các nhóm sản phẩm.

Tình hình hiện tại cho thấy lạm phát đang ổn định quanh mức 2.5% trên cơ sở hàng năm, trong khi chi phí dịch vụ tiếp tục tăng ở mức 3.4%. Với xu hướng này, FED khó có thể sớm cắt giảm lãi suất, khi áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và cầu tiêu dùng vẫn mạnh nhờ vào thị trường lao động ổn định. Dù nền kinh tế Mỹ chưa rơi vào trạng thái "quá nóng", nhưng với những dấu hiệu tăng giá gần đây, khả năng đạt được mục tiêu lạm phát 2% của FED vẫn còn xa vời.

giá btc
Giá BTC khung 4H. Nguồn: Tradingview

Mặc dù dữ liệu PCE không khả quan, nhưng thị trường lại phản ứng đầy tích cực. Chỉ trong vòng một giờ qua, BTC đã bật tăng 3%, chạm mức 84,000 USD. Trước đó, BTC từng giảm mạnh hơn 17% trong tuần này, chạm đáy ở mức 78,000 USD.

Đọc thêm: Tổng Bí thư Tô Lâm: Đề xuất thành lập sàn giao dịch chính thức cho tài sản số

RELEVANT SERIES