Proof of Concept là gì? Ứng dụng của PoC trong Blockchain
Proof of Concept là gì?
Proof of Concept (PoC) hay “Bằng chứng khái niệm” hoặc “Bằng chứng nguyên tắc”, là sự hiện thực hóa một phương pháp hoặc ý tưởng nhất định để chứng minh tính khả thi của nó, hoặc chứng minh về nguyên tắc với mục đích xác minh rằng một số khái niệm hoặc lý thuyết có tính thực tiễn.
PoC thường được sử dụng bởi các dự án hoặc doanh nghiệp startup nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của các sản phẩm, dịch vụ hay đề xuất kinh doanh mới.
Về cơ bản, PoC có thể tồn tại dưới dạng một mẫu thử nghiệm hoặc một MVP (sản phẩm có thể sử dụng tối thiểu) với các tính năng cơ bản nhất. Trong không gian blockchain, PoC có thể là một bệ phóng hiệu quả để giúp dự án gia nhập thị trường mà không đòi hỏi quá nhiều về thời gian, công sức và tiền bạc.
Lịch sử ra đời của PoC
Cụm từ Proof of Concept ra đời từ khá sớm với lần đầu tiên xuất hiện là trong cuốn từ điển Oxford English của Los Angeles Times xuất bản tháng 01/1967. Tuy nhiên đến tận năm 1969, trong một cuộc điều trần của Ủy ban Khoa học và Du hành vũ trụ, Tiểu ban Nghiên cứu và Công nghệ Tiên tiến, PoC mới được định nghĩa cụ thể như sau:
“Proof of Concept là một giai đoạn phát triển trong đó phần cứng thử nghiệm được xây dựng để khám phá và chứng minh tính khả thi của một khái niệm mới.”
Một định nghĩa khác về thuật ngữ “Proof of Concept” là của Bruce Carsten trong chuyên mục tạp chí “Góc của Carsten” năm 1989:
“Nguyên mẫu Proof-of-Concept là một thuật ngữ mà (tôi tin rằng) tôi đặt ra vào năm 1984. Nó được sử dụng để chỉ định một mạch được xây dựng dọc theo các đường tương tự như một nguyên mẫu kỹ thuật, nhưng một trong đó mục đích chỉ để chứng minh tính khả thi của một mạch mới mạch và/hoặc kỹ thuật chế tạo, và không nhằm mục đích trở thành phiên bản ban đầu của thiết kế sản xuất.”
Như vậy có thể thấy, PoC là thuật ngữ được định nghĩa khác nhau bởi nhiều người khác nhau và thường được sử dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật để chứng minh và thử nghiệm các ý tưởng, xem xét tính khả thi của các giả thiết đó trong việc phát triển phần cứng và phần mềm.
Tuy nhiên, cho đến nay thì ứng dụng của PoC không còn bị bó hẹp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nữa mà đã được mở rộng ra và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như y tế, bảo hiểm, thanh toán,...
Ý nghĩa của Proof of Concept
Ý nghĩa lớn nhất của Proof of Concept là nó sẽ giúp các nhà phát triển dự án có ý tưởng rõ ràng về những gì họ đang làm trước khi bắt đầu.
Thông thường, Proof of Concept rất phổ biến với các công ty hay dự án startup trên thị trường. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một công cụ tuyệt vời cho bất kỳ dự án nào đang muốn triển khai sản phẩm, dịch vụ mới. Thay vì phải nghiên cứu thị trường và xác định cách tốt nhất để thực hiện ý tưởng, các nhà phát triển chỉ cần phải làm việc trên tùy chọn giải pháp blockchain của mình và xem liệu nó có khả năng trở thành hiện thực hay không.
Thứ hai, PoC giúp kiểm tra ý tưởng để đảm bảo rằng nhà phát triển có được phiên bản tốt nhất của ý tưởng đó. Điều này bao gồm việc thử nghiệm dự án trước khi đưa vào ứng dụng thực tiễn và xác định các lỗ hổng có thể làm cho dự án không thực hiện được. Điều này sẽ giúp dự án tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Cuối cùng, các dự án blockchain sử dụng PoC là để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và những người yêu thích ý tưởng này quan tâm đến việc đầu tư vào nó.
Hãy thử tưởng tượng, bạn có một ý tưởng cho một dự án startup. Thật không may, bạn không có đủ tiền để duy trì hoạt động nghiên cứu và phát triển ý tưởng của mình. Vì vậy, một cách tự nhiên, bạn cần những nhà đầu tư - những người sẽ tin tưởng, ủng hộ ý tưởng của bạn và đầu tư vào nó.
Vấn đề với các nhà đầu tư là họ không quan tâm đến những lời hứa của bạn. Họ cần một số bằng chứng rằng sản phẩm của bạn là khả thi và hơn hết - rằng nó có thể mang lại lợi nhuận.
Trong trường hợp đó, bạn cần sử dụng PoC. Nó có thể là một tài liệu, một bản demo hoặc một nguyên mẫu rất cơ bản cho ý tưởng của bạn.
Sử dụng PoC, bạn có thể thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng rằng ý tưởng của bạn là đáng giá, khả thi và bạn có thể thực hiện được những lời hứa của mình.
Ứng dụng của PoC trong không gian blockchain
Chắc chắn FinTech hiện là một trong những lĩnh vực đang ứng dụng blockchain nhiều nhất. Rốt cuộc, chính Bitcoin - loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên - đã đưa công nghệ blockchain đến gần hơn với người dùng.
Hãy lấy 1 ví dụ như thế này, chẳng hạn bạn muốn xây dựng một sản phẩm blockchain. Với ý tưởng này, bạn sẽ cần làm một số công việc như sau:
- Xác định bạn muốn xây dựng sản phẩm về mảng nào? Ví dụ như cho vay ngang hàng, bảo hiểm, staking, giao dịch, ví,...
- Xác định tất cả các tính năng mà sản phẩm blockchain của bạn cần. Ví dụ như tốc độ xử lý giao dịch nhanh, thuật toán đồng thuận, khả năng mở rộng, độ bảo mật,...
- Sau khi đã có danh sách tính năng mong muốn, bạn cần lựa chọn giao thức blockchain nào sẽ được sử dụng vì hiện có nhiều giải pháp blockchain có sẵn trên thị trường. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào tính năng bạn muốn thêm vào PoC của mình.
Hơn nữa, bạn cũng sẽ cần phải xem xét hiệu suất của từng nền tảng, các tool hỗ trợ mà nền tảng cung cấp và chọn nền tảng gần nhất với các yêu cầu cho PoC blockchain của bạn.
- Phát triển kiến trúc cốt lõi của dự án Blockchain Proof of Concept. Để làm được điều này, bạn sẽ cần bắt đầu bằng cách tạo genesis block. Mọi block khác có thể được truy xuất trở lại genesis block này.
- Tiếp tục phát triển mô hình quản trị phù hợp với nhu cầu và lợi ích của bạn nhất. Ví dụ trong trường hợp bạn chọn mô hình quản trị riêng tư, bạn sẽ cần thêm quy trình xác thực để hạn chế người dùng. Hơn nữa, bạn sẽ cần liên kết nó với cơ sở dữ liệu nhận dạng để có thể khớp với quy trình xác thực trên và cấp quyền truy cập cho người dùng được ủy quyền.
- Cuối cùng, bạn cần bổ sung các tính năng cho sản phẩm của mình, tập trung vào việc giải quyết bất kỳ vấn đề cụ thể nào trong không gian blockchain. Một số nền tảng hiện cung cấp các kiến trúc dạng mô-đun.
Bằng cách sử dụng kiến trúc này, bạn có thể phát triển các tính năng riêng biệt và thử nghiệm để xem cái nào hoạt động tốt nhất.
Mặc dù hiện nay, các dự án tiền điện tử sử dụng công nghệ PoC vẫn chưa có nhiều, nhưng đã có một vài tổ chức trong lĩnh vực FinTech tiên phong ứng dụng nó. Một ví dụ điển hình là vào năm ngoái, nhờ PoC, SWIFT đã thành công đưa ra sáng kiến nhằm giảm chi phí hoạt động của thanh toán xuyên biên giới. Sáng kiến này hiện được hơn 30 ngân hàng trên khắp thế giới sử dụng để đối chiếu tài khoản.
Bên cạnh đó, SWIFT cũng ứng dụng PoC để phát triển một số chức năng như:
- Cập nhật trạng thái giao dịch theo thời gian thực
- Hiển thị toàn bộ quá trình kiểm tra
- Khả năng hiển thị của số dư dự kiến và số dư khả dụng
- Xác nhận các mục nhập tài khoản được đơn giản hóa theo thời gian thực
Ngoài FinTech, bảo hiểm cũng là một ngành luôn phụ thuộc vào các bên trung gian và có thể tận dụng những lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại.
Vừa qua, một công ty startup thuộc lĩnh vực bảo hiểm của Bỉ đã ứng dụng PoC để cho thấy cách bảo hiểm xe máy có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng khi nó chạy trên một blockchain. PoC của công ty cho phép mọi người kiểm tra tình trạng bảo hiểm của bất kỳ xe máy nào bằng cách nhập biển số xe. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng gian lận bảo hiểm vốn khá phổ biến hiện nay.
Ngoài ra, còn có rất nhiều mảng ứng dụng công nghệ blockchain tiềm năng trong thực tế mà chúng ta có thể khai thác và sử dụng PoC như bảo mật, thanh toán, quản lý tài sản, IoT,...
Tìm hiểu thêm Proof of Work là gì? Tầm quan trọng của POW trong blockchain.
Kết luận
Không thể phủ nhận rằng giải pháp Proof of Concept là rất cần thiết đối với các dự án nói riêng và toàn ngành công nghiệp blockchain nói chung. Nếu bạn không thực sự biết cách bắt đầu với công nghệ blockchain từ đâu hay không có ngân sách cho những thử nghiệm thất bại có thể kéo dài, thì việc tiếp cận vấn đề với Proof of Concept có thể là một cách khôn ngoan.