Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Toàn tập về phương pháp giao dịch Quant Trading A-Z

Các quỹ đầu tư: Citadel, Renaissance, SAC, Tudor có lợi nhuận tới 35%/năm suốt 30 năm nhờ sử dụng Quant Trading. Phương pháp Quantitative Trading là gì?
Avatar
kaylin
Published Jul 22 2023
Updated Sep 29 2023
6 min read
thumbnail

Theo thống kê, các quỹ đầu tư Hedge Fund nổi tiếng hiện nay như: Citadel, Renaissance, SAC, Tudor hay Millennium có lợi nhuận lên tới 35%/năm trong suốt 30 năm qua nhờ sử dụng phương pháp giao dịch Quantitative Trading. Phương pháp này tưởng chừng chỉ dành cho các quỹ đầu tư lớn ở phố Wall, giờ đang trở thành xu hướng của các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là trong thị trường crypto.

Cùng tìm hiểu về phương pháp giao dịch Quant Trading hiệu quả này qua bài viết sau nhé!

Tổng quan về Quant Trading

Quantitative Trading (Quant Trading), còn gọi là giao dịch định lượng là một chiến lược giao dịch dựa trên phân tích định lượng, các tính toán toán học và xử lý số để xác định cơ hội giao dịch.

Giá và khối lượng là hai trong số các dữ liệu đầu vào phổ biến nhất được sử dụng trong cho việc phân tích dữ liệu trong chiến lược giao dịch này. Các nhà giao dịch định lượng tận dụng lợi thế của công nghệ, toán học hiện đại và sự sẵn có của cơ sở dữ liệu để đưa ra các quyết định giao dịch hợp lý.

image
Tìm kiếm từ khoá "quantitative trading” 5 năm qua. Nguồn: Google Trend.
advertising

Quant Trading trong crypto

Trong crypto, giao dịch định lượng thường sử dụng các mô hình toán học và thuật toán để thực hiện các giao dịch tự động trên thị trường tiền điện tử. Giao dịch định lượng tiền điện tử nhằm mục đích xác định các cơ hội và thực hiện giao dịch vào đúng thời điểm thích hợp để mang lại lợi nhuận.

image
Giao dịch định lượng.

Một ví dụ về giao dịch định lượng trong thị trường crypto là chiến lược “swing trading”. Lý thuyết đầu tư hoạt động trên cơ sở rằng có một xu hướng cơ bản trong giá của một tài sản, nhưng giá có thể lệch khỏi xu hướng này trong thời gian ngắn, trước khi tự điều chỉnh theo xu hướng chung. Do vậy, bạn cần xác định các điểm vào và ra của thị trường dựa trên phân tích kỹ thuật và price action (hành động giá) để giao dịch có lợi nhuận.

Swing trading chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về giao dịch định lượng trong thị trường tiền điện tử. Nhiều chiến lược khác cũng có thể được sử dụng, chẳng hạn như giao dịch tần suất cao (HFT), giao dịch dựa trên sự kiện, chênh lệch giá biến động,... Việc chiến lược nào tốt nhất sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu cụ thể và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Một số chiến lược phổ biến thường được sử dụng trong giao dịch định lượng trên thị trường crypto bao gồm:

    Giao dịch theo xu hướng: Chiến lược này liên quan đến việc xác định xu hướng trên thị trường và mua hoặc bán theo xu hướng đó. Ví dụ: Nếu giá BTC đang có xu hướng tăng lên, thì một quantitative trader theo xu hướng có thể mua BTC với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng.
    Giao dịch đảo chiều trung bình: Chiến lược này liên quan đến việc xác định thời điểm giá của một tài sản chênh lệch đáng kể so với giá trung bình và mua hoặc bán dựa trên kỳ vọng rằng giá sẽ trở lại giá trị trung bình. Ví dụ: Nếu giá ETH tăng đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn, thì một nhà giao dịch định lượng đảo chiều trung bình có thể bán ETH với kỳ vọng rằng giá cuối cùng sẽ trở lại mức trung bình.
    Kinh doanh chênh lệch giá: Chiến lược này liên quan đến việc tận dụng sự khác biệt về giá ở các thị trường khác nhau. Ví dụ: Nếu giá của BTC trên một sàn giao dịch cao hơn một sàn giao dịch khác, thì trader có thể mua BTC trên sàn giao dịch rẻ hơn và bán nó trên sàn giao dịch đắt hơn để kiếm lợi nhuận từ phần chênh lệch này.

Trên thực tế, nhiều quantitative trader sử dụng các chiến lược và kỹ thuật khác nhau để tối đa hóa cơ hội kiếm lời của họ.

Quant Trading hoạt động như thế nào?

Giao dịch định lượng thường liên quan đến việc quyết định chiến lược, backtest hệ thống, thực thi hệ thống và quản lý rủi ro. Các bước mà các quantitative trader thường thực hiện để tạo một chiến lược giao dịch hiệu quả như sau:

    Xác định chiến lược giao dịch (first -step): Đây được xem là bước chân đầu tiên trong giao dịch, nhằm xác định rằng trader sẽ thực hiện giao dịch dựa trên những quy tắc nào. Đây có thể chỉ là những quy tắc cơ bản về hành động giá (Price – Action) hoặc cũng có thể là sự kết hợp của nhiều chỉ báo khác nhau. 
    Phát triển, thiết lập các thuật toán dựa vào chiến lược giao dịch: Tại bước này, trader cần phải chuyển đổi các quy tắc của chiến lược thành những mô hình toán học. Tiếp đó, thực hiện mã hóa các mô hình toán học này để tạo ra những thuật toán.
    Kiểm tra chiến lược với thuật toán vừa mới xây dựng: Trader cần phải sử dụng dữ liệu lịch sử của thị trường để đưa ra đánh giá khách quan nhất về thuật toán. Nếu như hiệu quả mà thuật toán mang lại chưa cao thì sẽ phải thực hiện chỉnh sửa.
    Tự thiết lập các công cụ quản lý rủi ro cho bản thân: Muốn quản lý dòng tiền hiệu quả, các trader cần phải xây dựng kịch bản giao dịch, đặt stop loss, take profit,… và tích hợp vào hệ thống.
    Triển khai các hệ thống trực tiếp trên thị trường giao dịch: Bắt đầu thực hiện các giao dịch thật và quan sát, phân tích tiềm năng lợi nhuận, mức rủi ro để có sự cải tiến thêm về thuật toán.
    Tiếp tục phát triển những chiến lược mới, tối ưu hóa hệ thống trong những điều kiện cụ thể khác nhau của thị trường.

Nhìn chung, các hệ thống được tạo có thể từ hoàn toàn thủ công đến hoàn toàn tự động. Hơn nữa, các chương trình và hệ thống khác nhau được phát triển bởi các trader khác nhau sẽ cạnh tranh để tạo ra lợi nhuận cao hơn. Do đó, các trader sẽ cần phải liên tục cải thiện hệ thống giao dịch của mình để duy trì tính cạnh tranh.

Ưu điểm và nhược điểm của Quant Trading

Ưu điểm

Quant Trading có một số ưu điểm nhất định, bao gồm:

    Tự động hóa: Một trong những lợi thế lớn nhất của giao dịch định lượng là nó có thể được tự động hóa. Nghĩa là các giao dịch có thể được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả mà không cần sự can thiệp của con người. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tính toán và phân tích xác suất để có thể xác định và thực hiện các giao dịch sinh lời. Cho dù lượng thông tin trên thị trường có nhiều đến đâu thì thuật toán vẫn có thể kiểm soát được nó và phân tích một cách chính xác nhất. Trong khi đó, nếu thực hiện điều này bằng quy trình thủ công, các nhà đầu tư rất dễ nhầm lẫn. Điều này đặc biệt hữu ích trong một thị trường hoạt động 24/7 và biến động nhanh như thị trường tiền điện tử.
    Tính khách quan: Các chiến lược giao dịch định lượng dựa trên các mô hình và thuật toán toán học, có thể giúp loại bỏ các cảm xúc như tham lam, sợ hãi,… và ý kiến chủ quan khỏi quá trình giao dịch. Điều này có thể dẫn đến kết quả giao dịch nhất quán và đáng tin cậy hơn, vì các quyết định dựa trên dữ liệu và phân tích.
    Backtest: Một trong những lợi ích của quant trading là khả năng backtest (kiểm tra lại) chiến lược. Dựa trên dữ liệu lịch sử giá, backtest cho phép trader đánh giá hiệu suất, kiểm tra xem chiến lược hoạt động như thế nào, có khả thi hay không và tinh chỉnh chiến lược đó trước khi giao dịch thực sự bằng tiền thật.
    Quản lý rủi ro: Các chiến lược giao dịch định lượng thường kết hợp các kỹ thuật quản lý rủi ro để giảm thiểu tác động của các giao dịch thua lỗ. Ví dụ: các lệnh cắt lỗ có thể được sử dụng để tự động bán một vị thế nếu giá giảm xuống dưới một mức nhất định. Ngược lại, các lệnh chốt lời có thể tự động bán một vị thế khi đạt đến một mức lợi nhuận nhất định.
    Tiềm năng thu được lợi nhuận cao: Các chiến lược này thường được tự động hóa nên chúng có thể được mở rộng quy mô để giao dịch với khối lượng lớn, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thậm chí còn lớn hơn.

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều lợi ích tiềm năng khi sử dụng các chiến lược giao dịch định lượng, nhưng cũng có một số rủi ro nhất định bao gồm:

    Rủi ro mô hình: Một trong những rủi ro chính của quant trading là rủi ro mô hình. Vì bản chất của chiến lược này là một chương trình máy móc được thiết lập và cài đặt mặc định nên không thể tự động thay đổi và ứng biến kịp thời với các điều kiện thực tế của thị trường. Nhiều nhà giao dịch định lượng phát triển các mô hình hoàn hảo trong điều kiện cụ thể, nhưng nếu như có một sự thay đổi bất ngờ diễn ra, nó có thể bị vô hiệu hoá.
    Rủi ro về chất lượng dữ liệu: Rủi ro về chất lượng dữ liệu là khả năng dữ liệu được sử dụng để tạo ra chiến lược giao dịch bị sai sót, không chính xác hoặc không đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến dự đoán sai lệch và kết quả giao dịch kém.
    Rủi ro thanh khoản: Thị trường tiền điện tử có thanh khoản tương đối kém so với thị trường truyền thống và do đó, các trader có thể khó vào hoặc thoát khỏi các vị thế, đặc biệt là trong thời điểm biến động cao. Điều này có thể dẫn đến tổn thất đáng kể nếu trader không thể thực hiện giao dịch ở mức giá thuận lợi.
    Rủi ro thị trường: Thị trường tiền điện tử rất biến động và chịu nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá, chẳng hạn như các sự kiện toàn cầu, thay đổi thể chế và hacker. Rủi ro thị trường có thể dẫn đến những tổn thất đáng kể cho trader.
    Sự kiện thiên nga đen: Sự kiện thiên nga đen là một sự kiện bất ngờ có thể dẫn đến những biến động thị trường cực đoan. Những sự kiện này có thể là một cuộc đàn áp của chính phủ đối với tiền điện tử, một cuộc tấn công vào một sàn giao dịch lớn,...Những sự kiện này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ danh mục đầu tư, ngay cả khi chiến lược đó đã mang lại lợi nhuận trong quá khứ.

Làm thế nào để bắt đầu với Quant Trading?

Với những người quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về Quantitative Trading trong thị trường tiền điện tử, một số nguồn tài nguyên có sẵn mà bạn có thể tham khảo như:

    "Giao dịch theo thuật toán": Các chiến lược chiến thắng và cơ sở lý luận của chúng" của Ernie Chan: Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về giao dịch định lượng, bao gồm các nguyên tắc và kỹ thuật được sử dụng trong lĩnh vực này.
    "Giao dịch định lượng với R" của Harry Georgakopoulos: Cuốn sách này là hướng dẫn thực tế về giao dịch định lượng bằng ngôn ngữ lập trình R và hướng đến những người có một số kinh nghiệm viết code.

Một số mẹo có thể giúp bạn thành công với Quant Trading:

    Bắt đầu với số vốn nhỏ: Bạn nên bắt đầu với một số vốn nhỏ trong giai đoạn đầu sử dụng chiến lược giao dịch định lượng, thay vì đầu tư một số tiền lớn ngay lập tức. Điều này sẽ cho phép bạn kiểm tra chiến lược của mình và cảm nhận về thị trường mà không gặp quá nhiều rủi ro.
    Chọn một chiến lược phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của bạn: Các chiến lược giao dịch định lượng khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Điều quan trọng là chọn một chiến lược phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của bạn, để bạn cảm thấy thoải mái với mức độ rủi ro mà mình đang phải đối mặt.
    Sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro phù hợp là chìa khóa để giao dịch định lượng thành công. Đảm bảo thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro như đa dạng hóa danh mục đầu tư, luôn đặt lệnh cắt lỗ,… để giúp giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn.
    Luôn cập nhật: Thị trường tiền điện tử luôn thay đổi và điều quan trọng là phải cập nhật các xu hướng và cũng như các tin tức có thể gây ảnh hưởng tới thị trường. Điều này có thể giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt và điều chỉnh chiến lược thích hợp khi cần.
image
Trở thành nhà giao dịch định lượng.

Quant Trading thường được các tổ chức tài chính lớn trên thế giới và các quỹ phòng hộ sử dụng để đưa ra quyết định giao dịch trong thị trường tài chính truyền thống.

Tuy nhiên, các trader cá nhân cũng đang bắt đầu sử dụng phương pháp giao dịch này nhiều hơn. quantitative Trading dựa trên việc phân tích dữ liệu và số liệu thống kê cũng như áp dụng công nghệ cho các quyết định giao dịch. Vì vậy nó khá lý tưởng cho giao dịch tiền điện tử. 

Tuy nhiên, giống như bất kỳ chiến lược giao dịch nào khác, giao dịch định lượng có thể mang lại lợi nhuận lớn cho trader nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro thua lỗ cao. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã phân tích kỹ lưỡng trước khi tiến hành bất kỳ chiến lược nào.

Đọc thêm: Cách giao dịch với phương pháp VSA.

RELEVANT SERIES