Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuyên bố Bitcoin có nhiều rủi ro, không thể là tiền tệ hợp pháp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục chỉ trích tiền điện tử với nhiều tuyên bố mạnh mẽ về rủi ro Bitcoin và tiền điện tử không thể là tiền tệ hợp pháp.
Avatar
Khải Hoàn
Published Aug 29 2021
Updated Jul 11 2023
3 min read
thumbnail

IMF tiếp tục không công nhận Bitcoin

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại tiếp tục chỉ trích tiền điện tử với nhiều tuyên bố mạnh mẽ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tweet về tài sản tiền điện tử vào cuối tuần qua, khẳng định rằng chúng được phát hành bởi tư nhân, đi kèm với những rủi ro đáng kể và không thể sử dụng làm tiền tệ hợp pháp. IMF đã viết: 

“Các loại tiền điện tử do tư nhân phát hành như Bitcoin đi kèm với những rủi ro đáng kể. Làm cho chúng tương đương với tiền tệ quốc gia là một con đường tắt không thể lường trước được.”

Tweet của IMF cũng đã đề cập đến một bài đăng trên blog được viết vào ngày 26 tháng 7 bởi hai cố vấn pháp lý của nó, như MarginATM đã đưa tin trước đó. Trong bài đăng trên blog, các tác giả cảnh báo về những rủi ro khi khi chấp nhận Bitcoin như El Salvador đã làm. Một trong những mối quan tâm được đề cập là chính sách tiền tệ sẽ không sử dụng được vì các ngân hàng trung ương không thể ấn định lãi suất đối với một loại ngoại tệ.

IMF trước giờ vẫn chưa công nhận Bitcoin

Vấp phải sự phản đối từ cộng đồng

Nhiều người trên phương tiện truyền thông xã hội đã chế giễu IMF vì đã gọi Bitcoin do tư nhân phát hành. Một người dùng Twitter đã chỉ ra rằng IMF đang đóng khung BTC vốn là một giao thức nguồn mở, công khai như một tài sản do tư nhân phát hành để làm mất uy tín về tính hợp pháp của nó so với các loại tiền tệ quốc gia.

Tuyên bố của IMF đã vấp phải sự phản đối từ cộng đồng

Một số lập luận cũng chỉ ra rằng tiền tệ fiat đi kèm với nhiều rủi ro đáng kể hơn Bitcoin. Một người dùng Twitter nhận xét:

“Các tài sản fiat do chính phủ phát hành như USD Mỹ đi kèm với những rủi ro đáng kể. Đặc biệt là khi chúng được cho vay bởi các tổ chức liên chính phủ có thể phá sản trong quốc gia. ”

Một số nhận thấy rằng Bitcoin và tiền điện tử đang cạnh tranh như một tài sản dự trữ quốc tế, một người dùng Twitter thứ ba đã mô tả:

“IMF đang trở nên lo lắng vì các công ty và cá nhân đang đa dạng hóa tài sản của họ sang Bitcoin và tiền điện tử thay vì Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).”

Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Một số người nói rằng IMF đang trở thành một tổ chức không còn nhiều vai trò ở hiện tại nữa. Người sáng lập DTAP Capital, Dan Tapiero, dự đoán IMF sẽ không tồn tại trong vòng 10 năm nữa.

 IMF sẽ không tồn tại trong vòng 10 năm nữa?

Đọc thêm: Ví SafeMoon vừa ra mắt đã gặp sự cố

RELEVANT SERIES