Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Vì sao REEF chia 5 ngay sau khi tăng 18 lần?

Liệu đây có phải là hành vi exit liquidity của đội ngũ dự án và VC?
Avatar
Dyan
Published 6 days ago
Updated 6 days ago
4 min read
reef finance chia 5 sau khi tăng 18 lần

Reef Finance (REEF), một blockchain dành cho lĩnh vực DeFi, Gaming và NFT, đã ghi nhận đợt tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 18 lần chỉ trong hơn một tháng sau khi bị delist trên Binance.

Tuy nhiên token này đã đột ngột giảm hơn 80% (tức chia 5 lần từ đỉnh) chỉ trong chưa đầy hai ngày, gây nhiều nghi vấn trong cộng đồng về các vấn đề nghiêm trọng mà dự án đang phải đối mặt.

reef chia 5 lần
Token REEF chia 5 lần chỉ trong chưa tới 2 ngày. Nguồn: TradingView

Token REEF đã bị Binance delist các cặp giao dịch spot từ ngày 26/08. Ngay lập tức, token này đã giảm xuống mức thấp nhất năm là 0.00058 USD. Tuy nhiên kể từ khi bước sang tháng 09, REEF bật tăng mạnh trở lại, đạt đỉnh ở mức 0.0114 USD vào ngày 14/10, đạt mức tăng trưởng 18 lần sau gần hai tháng.

Điều này biến REEF trở thành một trong những đồng tiền điện tử có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, cú tăng phi mã này không kéo dài lâu. Chỉ trong vòng 2 ngày sau khi đạt đỉnh, giá của REEF nhanh chóng lao dốc xuống còn 0.002, mất tới 80% giá trị. Đây là một cú sốc lớn đối với nhà đầu tư, đặc biệt là những người đã kỳ vọng vào sự phục hồi dài hạn của dự án sau khi Binance tuyên bố ngừng hỗ trợ.

cộng đồng phản ứng giá token reef
Cộng đồng phản ứng mạnh mẽ với giá token REEF

Rất ít dự án tăng mạnh sau thông báo delist của Binance nhưng Reef thì ngược lại, token pump mạnh. Một phần lý do có thể đến từ việc dự án đã triển khai một loạt các cải tiến nhằm thu hút cộng đồng.

Đáng chú ý nhất là việc Reef Finance khởi động một quỹ phát triển dành cho cộng đồng nhằm khuyến khích các nhà phát triển xây dựng dApps trên nền tảng Reef. Các lĩnh vực được tài trợ bao gồm lending, DAO và các giải pháp phần cứng.

advertising

Ngoài ra, dự án còn hợp tác với Hydra Coin để phát triển trò chơi thẻ bài NFT đầu tiên trên Reef Chain. Reef cũng hợp tác với VIA Labs nhằm xây dựng các cầu nối blockchain và thỏa thuận với các sàn giao dịch phi tập trung để chia sẻ doanh thu cùng cơ sở hạ tầng RPC.

Những động thái này đã giúp Reef duy trì được sự quan tâm từ phía nhà phát triển và cộng đồng. Theo CoinCarp, số lượng holder của REEF đã tăng lên gần 23,000, cao hơn nhiều so với thời điểm trước khi Binance delist.

holder reef tăng mạnh sau khi binance delist
Số lượng holder REEF tăng mạnh sau khi bị Binance hủy niêm yết. Nguồn: CoinCarp

Tăng trưởng đột phá trong thời gian ngắn, lại kèm sụt giảm mạnh mẽ của REEF ngay sau đó đã dấy lên nghi vấn trong cộng đồng về việc liệu đội ngũ phát triển và các nhà đầu tư lớn có đang sử dụng chiến lược exit liquidity* hay không.

*Exit liquidity là thuật ngữ chỉ việc đội ngũ dự án hoặc nhà đầu tư lớn đẩy giá khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ fomo, sau đó bán tháo lượng lớn token nắm giữ khi giá tăng mạnh, lợi dụng thanh khoản từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ để thoát hàng, thậm chí rời bỏ dự án.

Một số nhà đầu tư nghi ngờ rằng cú tăng giá gần 20 lần vừa qua có thể là một phần của kế hoạch xả hàng của đội ngũ dự án và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Lập luận này càng được củng cố nhờ cú sập mạnh ngay sau khi tạo đỉnh.

Hiện tại phía dự án vẫn chưa lên tiếng về các cáo buộc này.

Đọc thêm: “DeFi sẽ phá vỡ rào cản tài chính trên toàn cầu” - CIO Defiance Capital

RELEVANT SERIES