Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Rủi ro tài chính truyền thống 2021, cơ hội và thử thách với Crypto

Tác động rõ rệt của Covid-19 chính là nền kinh tế toàn cầu khi nhiều quốc gia đóng cửa trong một thời gian dài.
Sammie
Published Mar 24 2021
Updated Jul 25 2022
7 min read
thumbnail

Coronavirus và cách phục hồi

Tác động rõ rệt của Covid-19 chính là nền kinh tế toàn cầu khi nhiều quốc gia đóng cửa trong một thời gian dài, các công ty áp dụng chính sách làm việc tại nhà tạo ra sự đình trệ trên diện rộng chưa từng có.

GDP là con số biểu hiện trực tiếp thể hiện sức khoẻ mỗi nền kinh tế mà đầu tàu là Mỹ. Số lượng ca mắc Covid tăng lên khiến tương lai hồi phục kinh tế nhanh chóng là rất khó diễn ra.

Tiền tệ ở các quốc gia có nhiều người nhiễm Covid bị mất giá và trong đó có Mỹ và ngược lại, những quốc gia kiểm soát được dịch bệnh có thể hỗ trợ cho tiền tệ trở nên mạnh hơn.

Hiện tại, COVID-19 đang nằm trong tầm kiểm soát ở Trung Quốc, nhưng vẫn đang lan rộng ở Mỹ, giúp đồng nhân dân tệ bật tăng mạnh từ tháng 7 đến tháng 9.

Tỷ giá nhân dân tệ so với đô la Mỹ đã tăng từ 7.16 CNY/USD vào cuối tháng 5 lên 6.75 CNY/USD vào cuối tháng 9/2020. Kết quả là, nhân dân tệ tăng khoảng 6%.

Dữ liệu Covid-19
Tỷ giá Nhân Dân Tệ - Đô La khi dịch Covid-19 được kiểm soát

Chuyển sang EUR/USD, khi dịch bệnh bắt đầu, đồng euro suy yếu so với đồng đô la. Trước khi virus xâm nhập vào Hoa Kỳ, Châu Âu, đặc biệt là Ý, đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Kể từ đó, tình hình đã thay đổi. Từ mức thấp nhất của ngày 20/3 đến cuối tháng 8, tỷ giá hối đoái của đồng euro so với đồng đô la đã tăng hơn 10%

Dữ liệu Covid-19 Châu Âu
Tỷ giá Euro/USD khi dịch Covid-19 bùng phát

Gần đây, vắc xin được thử nghiệm, số ca mắc bệnh thấp hơn vì vậy các nhà đầu tư toàn cầu đã bắt đầu có thái độ lạc quan đối với thị trường vốn và bắt đầu tham gia trở lại thị trường.

Gói kích thích kinh tế của Mỹ cũng phát huy tác dụng

Lãi suất

Fed cắt giảm lãi suất thông qua mua chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ từ các ngân hàng thành viên của Cục Dự trữ Liên bang. Hành động này giúp tỉ lệ nắm giữ chứng khoán của ngân hàng giảm và dự trữ tiền mặt tăng.

Từ nguồn dự trữ tiền liên bang giảm có thể làm lãi suất khoản vay ngắn hạn:mua nhà, thế chấp, vay ngân hàng sẽ thấp hơn vay dài hạn.

Nói tóm lại, mục đích của lãi suất thấp có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ kinh tế suy thoái và suy thoái; đơn giản, nó có nghĩa là chi phí đi vay trở nên rẻ hơn.

Môi trường lãi suất thấp không chỉ có thể thúc đẩy nhu cầu đối với hàng gia dụng mà còn có lợi cho các tổ chức tài chính, có thể cho vay nhiều hơn.

Lãi suất kì hạn 10 năm

Theo cuộc họp gần đây nhất của Fed, ngân hàng trung ương cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch tăng lãi suất do nền kinh tế vẫn còn một khoảng cách xa so với mục tiêu của Fed. Powell nói rằng Lãi suất sẽ không thay đổi cho đến đầu năm 2023. Tuy nhiên, khi nền kinh tế dường như đang phục hồi nhanh hơn dự kiến.

Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ

Vẫn với vấn đề tỷ lệ thất nghiệp, trước tháng 3 năm 2020 lần cuối cùng Fed giảm lãi suất xuống gần 0 là tháng 12 năm 2008,khi cuộc Đại suy thoái xảy ra; sau đó lãi suất không thay đổi cho đến tháng 12 năm 2015. Như biểu đồ bên dưới, Fed để lãi suất gần bằng 0 cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn khoảng 5%.

Lợi tức trái phiếu năm 2021 và sự suy yếu của đồng đô la

Ba tháng đầu năm 2021 khá hỗn loạn đối với thị trường trái phiếu. Cho đến ngày 9 tháng 3, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng hơn 70%. 

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones đã hồi phục gần như trước đại dịch và các nhà đầu tư đang nghĩ nó như một bong bóng sắp nổ.

Chỉ số S&P 500 lao dốc một mình với chỉ số Stoxx 600 nhưng phục hồi nhanh hơn nhiều nhờ sự hỗ trợ hào phóng của Fed.

Các đồng tiền trú ẩn an toàn như Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ sẽ tăng giá so với USD của Mỹ trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng và ổn định. Việc tiêm chủng được tiếp nhận rộng rãi cuối cùng nỗi sợ hãi về coronavirus sẽ bị bỏ lại.

Crypto: Cơ hội và thách thức

Cơ hội

Tất nhiên sẽ chẳng thể phủ nhận rằng chính đại dịch đã đem lại cho Crypto một môi trường cực kì thuận lợi để phát triển khi hạn chế đi lại, tiếp xúc trực tiếp được áp dụng trên toàn cầu.

Và Blockchain đã giải quyết được tất cả các vấn đề mà cả thế giới trong đại dịch cần: Nơi trú ẩn tài sản; Nơi giao dịch - chuyển đổi tiền tệ không biên giới - Giải quyết các thiếu sót của hệ thống tài chính hiện thời - tránh lạm phát.

Vốn hoá của toàn thị trường trở về mức kỷ lục 2017 mà không có dấu hiệu của bong bóng như trước đó cùng với sự nghiêm túc tham gia của nhiều ngân hàng: Morgan Stanley, JPMorgan… hay các tổ chức lớn: Gray scale. Hay thậm chí các ngân hàng trung ương cũng thử nghiệm các trương trình về blockchain nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hệ thống tiền tệ.

Mặc dù chưa chính thức được công nhận ở bất kì đâu và chính phủ vẫn luôn tìm kiếm các biện pháp kiểm soát chặt hơn tiền điện tử để “tiền không lọt khỏi túi” nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mong chờ khi vỏn vẹn 1 năm Crypto liên tục được gọi với cái tên mới “Vàng kỹ thuật số” hay “Tài sản trú ẩn mới”.

Đây có lẽ là cơ hội ít khi có được và chắc chắn cần nắm bắt nếu muốn tiếp tục trở nên chính thống hơn trong thời gian tới.

Thách thức

Mặc dù được chú ý nhưng tiền điện tử vẫn bị coi là đầu cơ, sẵn sàng rút khỏi khi có dấu hiệu “nổ bong bóng” và các nhà đầu tư thường muốn chuyển qua tài sản hiện hữu hơn là “Giữ một đống tiền không nhìn thấy”.

Và hơn thế nữa, chính phủ có chừa đường lùi cho ngành công nghiệp không kiểm soát này hay không? Nếu thật sự chính phủ làm gắt thì các nhà đầu tư sẽ làm thế nào để đấu tranh cho chính mình?

Cơ hội đầu tư có còn không?

Tất nhiên, ở thời điểm này mọi thứ mới chỉ là bắt đầu. Khi thị trường còn chưa được công nhận chính thức thì bạn là người đến trước và sẽ vẫn còn cơ hội cho bạn đầu tư.

Giả sử khi nó được cả thế giới công nhận thì liệu rằng tỷ suất lợi nhuận có còn giống hiện tại? Nhìn vào thị trường chứng khoán là bạn có thể liên tưởng được rồi đúng không nào?

Đọc thêm:

RELEVANT SERIES