Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Scallop là gì? Nền tảng Lending hàng đầu trên Sui Network

Scallop là giao thức Lending trên hệ sinh thái của Sui và là dự án DeFi đầu tiên được nhận tài trợ từ Sui Foundation. Vậy Scallop là gì và giao thức này có gì đặc biệt?
Avatar
Dyan
Published May 12 2024
Updated May 12 2024
9 min read
scallop giao thức lending sui

Scallop là gì?

Scallop là nền tảng lending trên Sui blockchain và cũng là giao thức DeFi đầu tiên nhận được tài trợ chính thức từ Sui Foundation. Mục tiêu của dự án là có thể cung cấp một sản phẩm, ở đó người dùng sẽ nhận được lãi suất cao khi cho vay, và lãi suất thấp khi đi vay.

Ngoài ra, Scallop còn cung cấp công cụ tạo lập thị trường tự động (Automated Market Maker), công cụ tự quản lý tiền mã hoá trên một nền tảng thống nhất, đồng thời cung cấp bộ công cụ (SDK) cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Scallop cũng trang bị cho người dùng giao diện để swap và bridge tài sản giữa các mạng được hỗ trợ.

dự án scallop lending trên sui
Dự án Scallop trên Sui Blockchain
advertising

Mô hình hoạt động của Scallop

Scallop là một giao thức tập trung vào mảng Lending, với cơ chế lãi suất phân tầng dựa trên giá trị tài sản được đem đi thế chấp. Cơ chế này nhằm đảm bảo lợi suất cho vay tốt cho phía người cho vay và bảo vệ sự trượt giá của tài sản được người đi vay thế chấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng token SCA của Scallop sẽ mang lại lợi ích khác cho người dùng.

Cơ chế tính lãi

Scallop sử dụng cơ chế tính lãi linh hoạt, theo mô hình cung - cầu. Khi nhu cầu vay vượt quá nguồn cung, lãi suất cho vay sẽ tăng. Khi nguồn cung tăng hoặc nhu cầu vay giảm lại, lãi suất cho vay sẽ giảm.

Mô hình lãi suất tam tuyến tính (Trilinear Interest Model). Scallop sử dụng mô hình Trilinear Interest Rate cung cấp ba cấp độ lãi suất riêng biệt, lãi suất sẽ tăng dần theo mức độ sử dụng vốn (Utilization Rate).

Khi nhu cầu vay tăng cao, các nhà cung cấp thanh khoản (người cho vay) sẽ được hưởng lợi suất cao hơn, cùng với việc lãi suất vay tăng, đề phòng tình huống "vung tay quá trán" dẫn đến việc vỡ nợ từ phía người đi vay.

mô hình lãi suất scallop
Mô hình lãi suất tam tuyến tính của Scallop

Cơ chế Lending

Khi người dùng ký gửi tài sản lần đầu vào các Lending Pool trên Scallop, họ sẽ nhận về một lượng sCoin tương ứng với số tiền đã ký gửi (khi ký gửi USDC sẽ nhận về sUSDC, nhận về sETH khi ký gửi ETH,...). sCoin có các đặc điểm như sau:

  • Giá trị của sCoin tăng theo thời gian, tương ứng với lợi suất tích lũy của người cho vay.
  • Giá trị của sCoin sẽ được biểu hiện qua exchange rate so với tài sản cơ bản (chính là tài sản ký gửi vào Pool). 

Với tính năng Lending, hiện tại Scallop đang hỗ trợ người dùng 9 loại token khác nhau bao gồm: SUI, USDC, USDT, ETH, afSUI, haSUI, SCA, CETUS, vSUI.

giao diện lending trên scallop
Giao diện Lending trên Scallop

Cơ chế Borrowing

Người đi vay sẽ phải thực hiện thế chấp 1 lượng tài sản để có thể thực hiện vay. Tùy vào mức độ rủi ro của tài sản thế chấp mà lượng đòn bẩy sẽ được cân đối cho phù hợp.

giao diện borrowing scallop
Giao diện Borrowing trên Scallop

Hiện tại, Scallop đang chấp nhận thế chấp 9 loại tài sản sau: SUI, USDC, USDT, ETH, afSUI, haSUI, SCA, CETUS, vSUI.

Lượng tài sản được cho vay sẽ phụ thuộc vào hai tham số là Collateral Weight và Borrow Weight. Đây là 2 tham số được chính Scallop đặt ra và áp dụng.

tham số quan trọng borrowing
Collateral Weight và Borrow Weight là 2 tham số cần lưu ý khi thực hiện Borrowing

Collateral Weight (CW)

Thông thường, tham số Collateral Weight sẽ nhỏ hơn 1. Tham số CW sẽ được dùng để xác định giá trị quy đổi của lượng tài sản được người dùng thế chấp, qua đó xác định lượng tài sản tối đa người đó có thể vay.

Ví dụ:

  • Người dùng A thế chấp 1,000 USDT (tương đương với 1,000 USD).
  • Giá trị tham số CW của USDT trên Scallop là 85%.

Như vậy, Scallop sẽ cho A vay tối đa 85% lượng USDT đã thế chấp, hoặc bằng 1,000 x 85% = 850 USD.

Borrow Weight (BW)

Đối với những tài sản có tính rủi ro cao, tham số BW sẽ được áp dụng để đảm bảo người đi vay có khả năng trả nợ cũng như tránh cháy tài khoản. Điều này có nghĩa là, người đi vay sẽ mượn được ít hơn những loại tài sản nói trên (so với giá trị đã thế chấp).

Ví dụ:

Giả sử với 2 nhóm tài sản USDC và SUI cùng có giá là 1 USD. Do USDC là stablecoin, độ rủi ro của USDC sẽ thấp hơn SUI, vì vậy Scallop niêm yết tham số BW của USDC là 1 (100%), BW của SUI là 1.25 (125%).

Người dùng A sau khi thế chấp 1,000 USDT đã có sức vay là 850 USD. A có thể mượn được 850 : 1 = 850 USD. Tuy nhiên, A chỉ vay được tối đa là 850 : 1.25 = 680 SUI.

minh họa hiểu rõ cw bw thế chấp
Thế chấp trên Scallop

Cơ chế thanh lý

Thanh lý mềm (Soft Liquidation)

Scallop sử dụng cơ chế thanh lý mềm (soft liquidation) nhằm tạo môi trường linh hoạt, bảo vệ cả người cho vay và người đi vay.

Khi giá trị tài sản thế chấp giảm xuống dưới ngưỡng nhất định, Scallop sẽ thông báo cho người vay và đưa ra thời hạn để hoàn trả khoản vay hoặc tăng tài sản thế chấp để tránh bị thanh lý.

Phần thưởng thanh lý

Nếu người đi vay không có khả năng trả/gia tăng tài sản thế chấp, Scallop sẽ tiến hành thanh lý tài sản thế chấp của họ để hoàn vốn cho người cho vay và giao thức.

Scallop khuyến khích người dùng tham gia thanh lý bằng cách áp dụng chiết khấu (ví dụ khoảng 5%). Điều này có nghĩa là người mua chỉ phải trả 95% giá trị thị trường của lượng tài sản thế chấp bị đem đi thanh lý.

Phạt thanh lý

Đồng thời, Scallop sẽ áp dụng khoản phạt 10% trên số tiền nhận được từ việc bán tài sản thế chấp.

Ví dụ:

  • Giả sử tài sản thế chấp của A trị giá 1000 USD trên thị trường.
  • Scallop sẽ bán cho người thanh lý với giá 950 USD (chiết khấu 5%).
  • Scallop áp dụng khoản phạt 10% đối với 950 USD nhận được từ việc thanh lý, tương đương với 95 USD.
  • 855 USD còn lại sẽ được sử dụng để trang trải các khoản nợ của A.

Khi thanh lý, tiền phạt thường lớn hơn khoản chiết khấu, phần chênh lệch sẽ được thêm vào kho bạc của Scallop.

Ví dụ, tiền phạt là 10% trong khi chiết khấu chỉ là 5%, nghĩa là hệ số dự trữ thanh lý là (100-5) x 10% - 5% = 4.5%.

Thông tin token SCA

Thông số của SCA 

  • Token Name: Scallop
  • Ticker: SCA
  • Blockchain: SUI
  • Token Standard: Updating…
  • Contract: 0x7016aae72cfc67f2fadf55769c0a7dd54291a583b63051a5ed71081cce836ac6::sca::SCA
  • Token Type: Utility
  • Circulating Supply: 30,205,206 SCA
  • Total Supply: 250,000,000 SCA

Phân bổ token SCA

Scallop công bố phân bổ token SCA như sau:

phân bổ token sca
Phân bổ token SCA

Lịch phân phối token SCA

  • Liquidity Mining: Sẽ được phát hành hàng tháng, với mức phát hành token tháng sau thấp hơn tháng trước. Ban đầu, dự án phát hành 2,830,459 SCA (~1.13% tổng cung) để làm thanh khoản.
  • Treasury: Mở khóa 100% tại TGE để duy trì tính thanh khoản dài hạn trên cả sàn giao dịch tập trung (CEX) và phi tập trung (DEX).
  • Ecosystem/ Community/ Marketing: Mở khóa trong vòng 5 năm.
  • Scallop Project Contributors: Bị khóa trong năm đầu tiên, sau đó sẽ mở khóa trong vòng 3 năm.
  • Advisor: Bị khóa trong năm đầu tiên, sau đó sẽ mở khóa trong vòng 3 năm.
  • Dev & Operation: Mở khóa trong vòng 5 năm.
  • Investors: Mở khóa trong vòng 1-3 năm.
lịch vesting sca
Biểu đồ lịch phân phối token SCA (theo tháng). Nguồn: Scallop

Công dụng của token SCA

Người dùng có thể lock SCA để nhận veSCA. Tỷ lệ quy đổi sẽ phụ thuộc vào thời gian lock token, với thời gian lock dài nhất là 4 năm. Những lợi ích của veSCA là:

  • Bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị.
  • Tăng APR khi cung cấp thanh khoản (tối đa 5 lần).
  • Nhận chia sẻ doanh thu của giao thức (dự kiến áp dụng từ Q2/2024).

Đội ngũ dự án Scallop

Đội ngũ phát triển của Scallop gồm những thành viên đã từng có kinh nghiệm làm việc với DeFi, an ninh mạng, fintech, giao dịch định lượng,..

đội ngũ scallop
Đội ngũ Scallop

Lộ trình phát triển của Scallop

Lộ trình phát triển dự kiến được Scallop chia sẻ cho năm 2024 như sau: 

Q1 2024

  • Ra mắt Scallop Tools V2.
  • Ra mắt Telegram/Discord Bot.
  • Ra mắt Synthetic Assets Pools.
  • Ra mắt Isolate Pools.

Q2 2024

  • Ra mắt Collateralize RWA.
  • Mở rộng ra những chain khác.
  • Ra mắt tính năng Cross-chain Lending.
  • Ra mắt tính năng Leverage Lending.

Q4 2024

  • Yield Boost.
  • Hỗ trợ ví điện tử Metamask.
  • Ra mắt Collateralize LSD/native stables.
  • Ra mắt chương trình Earn trên các sàn giao dịch tập trung (CEX).
  • Triển khai Scallop UI V2.

Nhà đầu tư của Scallop

Trong Q1 năm 2024, Scallop đã hoàn thành vòng gọi vốn 3 triệu USD tư từ nhiều quỹ đầu tư, dự án khác nhau như: MystenLabs, Sui Foundation, Comma3 Ventures, Supra Oracles,...

nhà đầu tư scallop
Nhà đầu tư Scallop

Các trang thông tin của Scallop

Đọc thêm: Bluefin Exchange là gì? Cách săn airdrop token BLUE trên Bluefin

RELEVANT SERIES