Solend tiếp tục đề xuất thanh lý ví "cá voi" lần thứ 2
Vào hôm nay 21/6, Solend, nền tảng cho vay trên Solana tiếp tục đề xuất thanh lý các vị thế lớn hơn 50 triệu USD trên nền tảng này. Đây là lần thứ hai kể từ ngày 19/6, dự án đưa ra một đề xuất chiếm quyền ví “cá voi” tuy nhiên đã vô hiệu hóa ngay sau đó do phản ứng từ cộng đồng.
Cụ thể, với lý do các vị thế lớn sẽ gây áp lực đa số người dùng, Solend đã đưa ra một số đề nghị nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các “cá voi”:
- Đặt ra giới hạn khoản vay mỗi tài khoản là 50 triệu USD. Tất cả các khoản nợ lớn hơn sẽ bị thanh lý, bất kể giá trị tài sản thế chấp.
- Tạm thời giảm hạn mức thanh lý tối đa từ 20% xuống còn 1%. Điều này sẽ giới hạn khối lượng thanh lý trong 1 giao dịch (transaction).
- Giảm mức phạt thanh lý cho SOL từ 5% xuống 2%.
Đề xuất mới vẫn sẽ nhắm đến các vị thế lớn và đặc biệt là ví cá voi 3oSE đang vay đến 108 triệu USD với thế chấp 5.7 triệu SOL (khoảng 201 triệu USD với giá SOL 35.5 USD). Vị thế này bắt buộc thanh lý 500,000 USD mỗi giờ cho đến khi mức vay chỉ còn 50 triệu USD. Như vậy, ví cá voi 3oSE sẽ bị thanh lý trong 116 tiếng, gần 5 ngày nếu đề xuất này được thông qua.
Solend cũng cho biết đang tìm kiếm các market maker và đơn vị OTC để tiến hành bán thanh lý để có được thanh khoản tốt hơn. Điều này cũng sẽ làm giảm ảnh hưởng đến các sàn DEX (sàn giao dịch phi tập trung) trên nền tảng này.
Đề xuất mới có tên là SLND3 sẽ được bỏ phiếu trong vòng 1 ngày thay vì 6 tiếng như hai đề suất trước đó và kết thúc vào 6h30 ngày 22/6.
A copy of the proposal is available here https://t.co/Uf63miMs9e
— Solend (we're hiring!) (@solendprotocol) June 20, 2022
Hiện tại, vào 11h30 ngày 21/6, chỉ có 4,869 phiếu đồng ý. Đề xuất sẽ được thông qua khi có 995,131 phiếu thuận.
Trước đó, vào ngày 19/6, Solend đã đưa ra đưa ra một đề nghị SLND1 nhằm trao quyền cho dự án kiểm soát tài khoản ví cá voi 3oSE và tiến hành thanh lý tài sản nếu giá SOL xuống qua thấp thông qua các đối tác OTC thay vì sàn DEX. Đề xuất này giúp giảm thiệt hại tới dự án do vấn đề thiếu thanh khoản.
Tuy nhiên, việc này lại vấp phải sự phải sự phải đối dữ dỗi từ cộng đồng khi đi ngược lại với triết lý của DeFi (tài chính phi tập trung).
While this is a crazy, radical solution, and while it flies in the face of the DeFi ethos, it is probably one of the better options in terms of market impact and protocol health. Sadly we don't worry about concentrated risks like a big whale account on the way up - only down
— FatMan (@FatManTerra) June 19, 2022
Ngay sau đó, dự án đã tiếp tục với đề xuất SLND2 nhằm vô hiệu hóa kết quả bỏ phiếu vào tối 19/6.
Như vậy, dù muốn hay không, Solend vẫn phải tiếp tục với quyết định thanh lý tài sản của các vị thế lớn. Điều này là cần thiết nếu dự án không muốn gây ra một chuỗi phản ứng gây ảnh hưởng đến tất cả người dùng trên này tảng.