Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Sonic là gì? Layer 1 do "Bố Già DeFi" đứng sau có gì đặc biệt?

Sau hơn 12 tháng phát triển, đứa con tinh thần của Andre Cronje, blockchain Sonic đã chính thức mainnet với tiềm năng kế thừa trực tiếp từ dự án Fantom. Vậy Sonic có gì đặc biệt?
Hunt
Published Jan 31 2025
Updated Feb 04 2025
9 min read
sonic

Sonic là gì?

Sonic là nền tảng blockchain layer 1 tương thích với EVM (Máy ảo Ethereum), được phát triển từ nền tảng tiền thân là Fantom, một trong những blockchain dẫn đầu thị trường vào năm 2021 với tổng giá trị tài sản khóa (TVL) từng đạt mức đỉnh 8 tỷ USD vào cùng năm.

Tuy nhiên, sau khi thị trường tiền mã hóa bước vào giai đoạn suy thoái (bear market) vào 2022 và trước sức ép cạnh tranh từ các blockchain layer 1 khác, Fantom Foundation đã chính thức công bố kế hoạch nâng cấp toàn diện vào tháng 10/2023, tái sinh hệ sinh thái dưới tên gọi Sonic với công nghệ cốt lõi được tối ưu hóa.

Sonic được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và trải nghiệm người dùng, với khả năng xử lý lên đến 10,000 giao dịch mỗi giây (TPS) và thời gian hoàn tất giao dịch dưới 1 giây.

dự án sonic
Dự án Sonic

Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng của dự án Sonic:

  • Tháng 9/2024: Sonic triển khai mạng thử nghiệm (testnet) lần đầu tiên.
  • Tháng 12 năm 2024: Sonic tiếp tục triển khai testnet nâng cấp mang tên Blaze, cho phép các nhà phát triển thử nghiệm hợp đồng thông minh và trải nghiệm tốc độ của nền tảng.
  • Ngày 18/12/2024: Sonic chính thức ra mắt mạng chính (mainnet), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cung cấp nền tảng blockchain hiệu suất cao cho cộng đồng.
advertising

Điểm đặc biệt của Sonic

Sonic nổi bật với loạt cơ chế khuyến khích và công nghệ độc đáo, tập trung vào việc tạo ra hệ sinh thái bền vững cho nhà phát triển và người dùng.

Một trong những điểm đột phá là Fee Monetization (FeeM) – mô hình chia sẻ doanh thu cho phép developer nhận đến 90% phí giao dịch từ ứng dụng của họ, tương tự cách YouTube chia sẻ doanh thu quảng cáo trong thế giới web2.

Điều này không chỉ tạo nguồn thu ổn định mà còn thúc đẩy sáng tạo, bởi developer có thể tối ưu trải nghiệm người dùng để tăng lượng giao dịch.

Đáng chú ý, với các ứng dụng không tham gia FeeM, 50% phí sẽ bị đốt, vừa giảm nguồn cung token S vừa tạo áp lực buộc dự án phải tích cực đóng góp vào hệ sinh thái.

Cơ chế phân bổ minh bạch dựa trên lượng gas tiêu thụ giúp tính toán chính xác phần thưởng, ví dụ: nếu một giao dịch tiêu tốn 100,000 gas, developer nhận phần tương ứng với % gas mà ứng dụng của họ sử dụng.

cấu trúc fee của sonic
Cấu trúc Fee hiện tại của Sonic. Nguồn: Soniclabs

Để hỗ trợ các dự án mới, Sonic triển khai Innovator Fund quỹ trị giá 200 triệu token S được rút từ kho bạc của nền tảng. Quỹ này tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, công cụ on-chain và hợp tác web2–web3, đồng thời kế thừa kinh nghiệm từ thành công của Fantom năm 2021 khi phân bổ 370 triệu FTM giúp TVL tăng vọt từ 400 triệu lên 7.7 tỷ USD chỉ trong 7 tháng.

quỹ innovator fund của sonic
Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng của Sonic có trị giá hơn 200 triệu USD. Nguồn: Soniclabs

Để đảm bảo chất lượng, Sonic hợp tác với các tên tuổi lớn như Michael (Curve), Stani (Aave), Robert (Compound) cùng các quỹ đầu tư uy tín như Hashed hay Signum Capital.

cơ sở hạ tầng của sonic
Cơ sở hạ tầng của Sonic khi tương tác với Ethereum. Nguồn: Soniclabs

Công nghệ cốt lõi của Sonic được thể hiện rõ qua Sonic Gateway – cầu nối an toàn và hiệu quả với Ethereum. Khác với các giải pháp truyền thống, Gateway tích hợp cơ chế Fail-safe 14 ngày: nếu hệ thống ngừng hoạt động liên tục trong 14 ngày, người dùng có thể tự động khôi phục tài sản trên Ethereum mà không cần tin tưởng vào bên thứ ba.

sonic gateway
Cách hoạt động của công nghệ Sonic Gateway. Nguồn: Soniclabs

Tokenomics của dự án Sonic

Tokenomics của Sonic được thiết kế để đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng trong hệ sinh thái, đồng thời bảo vệ giá trị của token S.

Tại thời điểm ra mắt, tổng cung của token S là 3.175 tỷ, tương ứng với tổng cung của token FTM.

token ftm sang s
Token FTM sẽ quy đổi sang S với tỷ lệ 1:1. Nguồn: Soniclabs

Tuy nhiên, nguồn cung lưu hành thực tế chỉ khoảng 2.88 tỷ S, do một phần token được phân bổ làm phần thưởng block và chưa được lưu hành ngay. Để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, một chương trình airdrop sẽ được triển khai sau 6 tháng với tổng lượng 6% tổng cung, tương đương 190.5 triệu token S.

Các token từ airdrop không được nhận đầy đủ do người dùng không đợi đủ thời gian 270 ngày sẽ bị đốt, giúp giảm nguồn cung lưu hành và gia tăng giá trị dài hạn.

Sonic cũng có chương trình tài trợ dài hạn mang tên Ongoing Funding, được thực hiện trong vòng 6 năm kể từ khi ra mắt. Mỗi năm, mạng lưới sẽ mint thêm 1.5% tổng cung (47,625,000 token) để tài trợ cho việc mở rộng đội ngũ, thực hiện các chiến dịch marketing, thúc đẩy áp dụng token S, và triển khai các sáng kiến như Sonic Spark và Sonic University.

Điểm đặc biệt là các token không sử dụng hết trong năm sẽ bị đốt hoàn toàn, đảm bảo rằng tất cả các nguồn lực được phân bổ đều phục vụ cho sự phát triển mạng lưới mà không gây ra lạm phát không cần thiết.

Một phần quan trọng trong tokenomics của Sonic là cơ chế phần thưởng block dành cho các validator. Trong 4 năm đầu tiên, phần thưởng block sẽ được chuyển từ Fantom Opera sang Sonic mà không cần mint thêm token mới, giúp tránh lạm phát. Sau thời gian này, Sonic sẽ bắt đầu mint lại phần thưởng block với tỷ lệ 1.75% mỗi năm, đảm bảo lợi ích cho các validator đồng thời duy trì sự ổn định của mạng lưới.

Hệ thống phần thưởng cũng được thiết kế linh hoạt để điều chỉnh tỷ lệ APR dựa trên số lượng token được stake. Ví dụ như sau:

  • Nếu 50% token S được stake: APR sẽ là 3.5%
  • Nếu toàn bộ token được stake: APR sẽ là 1.75%
  • Nếu Chỉ 25% token S được stake: APR sẽ tăng lên 7%
airdrop sonic
Airdrop của dự án Sonic được thực hiện thông qua nhiều chương trình. Nguồn: Soniclabs

Ngoài ra, Sonic áp dụng ba cơ chế đốt token nhằm giảm lạm phát và bảo vệ giá trị của S. Đầu tiên, Fee Monetization Burn sẽ đốt 50% phí giao dịch từ các ứng dụng không tham gia chương trình chia sẻ doanh thu.

Thứ hai, các token từ chương trình airdrop không được nhận đầy đủ do không đợi hết thời gian phân phối sẽ bị đốt. Cuối cùng, các token không sử dụng hết trong quỹ tài trợ hàng năm cũng sẽ bị đốt, đảm bảo rằng toàn bộ nguồn lực chỉ được dùng để phát triển mạng lưới.

tương tác với hệ sinh thái sonic
Người dùng có thể tương tác với các dApp trong hệ sinh thái Sonic để nhận thêm airdrop. Nguồn: Soniclabs

Hơn nữa, Sonic kế thừa sáng kiến Ecosystem Vault từ Fantom Opera, một quỹ hỗ trợ hệ sinh thái bằng cách phân phối phí mạng cho các ứng dụng và chương trình cộng đồng. Tại Sonic, quỹ này sẽ được quản lý bởi Sonic Community Council (SCC), một tập thể độc lập, chịu trách nhiệm thúc đẩy sự tham gia của người dùng, onboarding nhà phát triển và hỗ trợ ứng dụng trong hệ sinh thái.

Với hệ thống tokenomics này, Sonic đặt mục tiêu cân bằng giữa khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ nhà phát triển và bảo vệ giá trị của token S. Các cơ chế đốt, phần thưởng và tài trợ đều được thiết kế để tránh lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng hệ sinh thái và duy trì lợi ích lâu dài cho cộng đồng.

Đội ngũ dự án và nhà đầu tư của Sonic

Đội ngũ dự án

Michael Kong: Hiện là Giám đốc điều hành (CEO) của Sonic Labs. Trước khi đảm nhận vai trò này, ông từng là Giám đốc Công nghệ (CTO) tại myStake, Digital Currency Holdings và Liberté Co. Ông cũng là một thành viên kỳ cựu của cộng đồng Ethereum từ năm 2016.

đội ngũ dự án sonic
Đội ngũ dự án Sonic

David Richardson: Giữ vị trí Chủ tịch điều hành tại Sonic Labs. Ông là một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực quang điện tử, nổi tiếng với công trình về sợi quang và các ứng dụng của chúng. Trước khi gia nhập Sonic Labs, ông là Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Quang điện tử (ORC) thuộc Đại học Southampton và hiện là Nhà nghiên cứu Đối tác tại Microsoft, tập trung vào công nghệ sợi quang lõi rỗng.

Andre Cronje: Đảm nhiệm vai trò Giám đốc Công nghệ (CTO) của Sonic Labs. Ông được biết đến như một lập trình viên nổi tiếng trong lĩnh vực DeFi, là người sáng lập Yearn Finance và tham gia vào nhiều dự án DeFi khác như Keep3rV1, Hegic, Pickle, Cover, PowerPool, Cream V2, Akropolis và Sushiswap.

Nhà đầu tư

Vào tháng 5 năm 2024, Sonic Labs đã hoàn thành vòng gọi vốn chiến lược trị giá 10 triệu USD, do quỹ đầu tư Hashed dẫn đầu, với sự tham gia của UOB Ventures, Signum Capital, Softbank, Aave Foundation và các nhà đầu tư thiên thần như Stani Kulechov, Robert Leshner, Michael Egorov, Fernando Martinelli, Tarun Chitra và Sam Kazemian.

nhà đầu tư sonic
Nhà đầu tư của Sonic

Thông tin về dự án Sonic

Đọc thêm: Aixbt là gì? AI Agent đầu tiên trên Virtuals Protocol

RELEVANT SERIES