Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tabi là gì? Thông tin blockchain L1 được Binance Labs hậu thuẫn

Tabi là một dự án khá độc đáo khi mạnh dạn đổi sản phẩm của mình từ một dự án NFT marketplace thành một dự án blockchain Layer 1. Vậy Tabi là gì? Dự án này có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Avatar
Hunt
Published Mar 20 2024
Updated Mar 20 2024
5 min read
thumbnail

Tabi là gì?

Tabi là một dự án blockchain Layer 1, sử dụng cơ chế Proof-of-Stake trên Cosmos và có thể tương tác được với Máy ảo Ethereum (EVM). Trước đây, Tabi hướng đến mảng NFT Marketplace nhưng đã chuyển đổi mô hình sản phẩm vào tháng 3/2024. Blockchain của dự án Tabi được gọi là TabiChain.

tabi là blockchain l1
Tabi là blockchain layer1
advertising

Các điểm nổi bật của Tabichain

Các điểm nổi bật của Tabichain bao gồm:

  • Sử dụng Cosmos SDK: Tabichain tích hợp SDK của Cosmos, cho phép Tabi hoạt động như một blockchain có token riêng và có khả năng kết nối với các chuỗi khác thông qua IBC (Inter-Blockchain Communication). SDK này bao gồm các mô-đun tiêu chuẩn cùng với các mô-đun đặc biệt phát triển bởi Tabichain.
  • CometBFT và ABCI: CometBFT (một phần của Tendermint) là một động cơ đồng thuận blockchain và cung cấp một giao diện ứng dụng tổng quát (ABCI), cho phép xử lý giao dịch trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. ABCI giúp Tabichain thay thế Proof-of-Work (PoW) của Ethereum thông qua CometBFT.
  • Tương thích với EVM: Tabichain tương thích hoàn toàn với EVM, hỗ trợ tất cả các chuyển đổi trạng thái EVM và cung cấp trải nghiệm phát triển tương tự như Ethereum.
  • Phát triển DApp và Smart Contracts: Tabichain hỗ trợ việc phát triển và triển khai hợp đồng thông minh EVM. Lập trình viên có thể sử dụng Solidity, Remix và các công cụ khác từ hệ sinh thái Ethereum để phát triển ứng dụng phi tập trung (dApps).
  • Block Explorers và Faucet: Tabichain hỗ trợ các công cụ như block explorers để theo dõi giao dịch và thông tin trên chuỗi, cũng như faucet để cung cấp lượng nhỏ token cho các địa chỉ trên mạng testnet.

Về cơ bản, Tabichain mang đến sự kết hợp giữa các tính năng của Cosmos và Ethereum, cho phép phát triển các ứng dụng chuỗi chéo (cross chain) với khả năng mở rộng, bảo mật và tương thích với hệ sinh thái phong phú của Ethereum.

tabichain sử dụng cosmos sdk
TabiChain sử dụng Cosmos SDK

Omnicomputing

Omnicomputing là một kiến trúc blockchain mới được phát triển bởi TabiChain nhằm tối ưu hóa hiệu suất, khả năng mở rộng và linh hoạt trong phát triển ứng dụng. Omnicomputing đạt được điều này thông qua việc kết hợp ba thành phần chính: Supervised Parallelism Sharding, Máy Ảo Polymorphism (Polymorphism VM) và Cổng giao tiếp (Gateways).

kiến trúc blockchain tabichain
Kiến trúc blockchain của TabiChain

Supervised Parallelism Sharding

Mục đích của công nghệ sharding là chia nhỏ công việc của blockchain thành các phần nhỏ hơn, mỗi phần được xử lý bởi một shard riêng biệt. Điều này giúp tăng hiệu suất xử lý giao dịch của hệ thống.

công nghệ supervised parallelism sharding
Công nghệ Supervised Parallelism Sharding

Mỗi shard hoạt động độc lập và tập trung vào một trò chơi hoặc ứng dụng cụ thể trên Tabichain. Các node thuộc công nghệ sharding này kiểm soát và xác nhận tính chính xác của dữ liệu và giao dịch trong mỗi shard. Nếu một shard vi phạm quy định, hậu quả là tài sản stake của họ có thể bị tịch thu.

Polymorphism Virtual Machine

Polymorphism VM cung cấp sự linh hoạt và tương thích với nhiều loại công nghệ khác nhau, giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng di chuyển ứng dụng của họ từ một môi trường sang môi trường khác. 

cách polymorphismvm hoạt động
Cách PolymorphismVM hoạt động

Về cơ bản, công nghệ này có khả năng hỗ trợ và chạy nhiều loại máy ảo blockchain, như EVM hoặc Solana VM, cũng như runtime truyền thống của Web2. Điều này cho phép các nhà phát triển sử dụng các công nghệ và ngôn ngữ lập trình họ đã quen thuộc để xây dựng hoặc chuyển đổi ứng dụng của họ sang Tabichain một cách dễ dàng.

Gateways

Đảm bảo tính liên kết và tương tác giữa các chuỗi và shard khác nhau trong hệ thống blockchain. Các nút giao tiếp (contact points) quản lý việc truyền thông tin và giao dịch giữa các chuỗi và shard. Chúng giúp cho các giao dịch và thông tin có thể chuyển động mượt mà và hiệu quả giữa các phần khác nhau của hệ thống blockchain.

cách gateways hoạt động trên cross chain
Cách Gateways hoạt động trên cross-chain

Đội ngũ dự án và nhà đầu tư

Đội ngũ dự án

Updating…

Nhà đầu tư

Tabi Chain gọi được 11 triệu USD từ các quỹ đầu tư như Binance Labs, Animoca Brands, Haskey Capital,...

investors tabi
Nhà đầu tư của Tabi

Tiềm năng và cách săn airdrop dự án Tabi

Hiện tại, dự án đã thay đổi lộ trình cũng như product base của mình khi từ một dự án là NFT marketplace trở thành một blockchain layer 1, dự án đang chạy testnet kèm theo đó là một loạt các campaign on-chain task để nhận badge và làm nhiệm vụ từ dự án Tabi.

Dù tất cả mọi thông tin về dự án còn khá mới nhưng dự án đã đạt được các thông số vô cùng tốt như 341 nghìn ví được tạo, 1.3 triệu giao dịch được hoàn thành trên Tabi…

dữ liệu testnet ấn tượng của tabi
Dữ liệu Testnet ấn tượng của Tabi

Đọc thêm: Book of Meme là gì? Điều gì khiến giá memecoin BOME tăng mạnh?

RELEVANT SERIES