Các tổ chức đang trở thành tác nhân làm giảm giá Bitcoin?
Các nhà đầu tư tổ chức đã rút kỷ lục 141 triệu đô Bitcoin trong tuần qua
Trong bối cảnh Bitcoin điều chỉnh, cộng đồng đã đưa ra nhiều tác nhân cho sự giảm giá hợp lý của đồng tiền này tuần qua. Trong đó, có thể nói các nhà đầu tư tổ chức của BTC, họ dường như là một phần tác nhân cho sự điều chỉnh của Bitcoin trong tuần qua.
Theo báo cáo mới nhất đến từ công ty phân tích CoinShares về dòng chảy của quỹ tài sản kỹ thuật số hàng tuần được tung ra vào ngày hôm qua (7/6), tuần qua các sản phẩm đầu tư Bitcoin (BTC) của các tổ chức ghi nhận dòng tiền ra đạt kỷ lục mới với hơn 141 triệu đô.
Các nhà đầu tư tổ chức này đang tiếp tục nỗ lực giảm sự tiếp xúc của họ đối với Bitcoin. Dữ liệu đã ghi nhận trong bối cảnh Bitcoin vừa trải qua đợt bán tháo kinh khủng vào giữa tháng 5.
Trước cú shock giảm giá vào ngày 19/5, dòng tiền ròng ghi nhận hơn 100 triệu đô la từ các sản phẩm của tiền điện tử bị rút ra trong tuần trước đó. Dường như họ đã dự đoán trước được sự điều chỉnh dữ dội của Bitcoin và hành động trước.
Vậy với dòng tiền ra tuần trước vừa được báo cáo với con số kỷ lục 141 triệu đô, cùng việc giá Bitcoin đã giảm hơn 12%, hơn $4,000 giá tính từ hôm qua, hiện đang giao dịch ở vùng giá $32,200 và còn có dấu hiệu đi xuống. Liệu đây có phải là dấu hiệu báo trước cho một tuần điều chỉnh dữ dội hơn sắp diễn ra hay không?
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch BTC cũng đang giảm mạnh, với tuần đầu tiên của tháng 6 đã chứng kiến hoạt động mua bán giảm hơn 60% so với mức trung bình hàng tuần của tháng 5.
Tuy nhiên, dù các nhà đầu tư tổ chức dần giảm cảm tình đối với Bitcoin kể từ đầu tháng 5 nhưng theo Coinshare, dòng tiền ra lần này chỉ chiếm chưa đến 1/10 dòng tiền vào đầu năm 2021:
“Dòng vốn ra đại diện cho 8.3% dòng vốn ròng ghi nhận trong năm nay và vẫn ở mức tối thiểu so với dòng vốn ra vào đầu năm 2018”.
Kể từ đầu năm 2021, hơn 4.2 tỷ đô la vốn đã đổ vào các sản phẩm Bitcoin, với BTC hiện chiếm 66% tổng số vốn bị khóa trong các sản phẩm đầu tư tiền điện tử.
Các tổ chức chuyển nhu cầu từ BTC sang ETH, ADA và XRP
Nhu cầu của các tổ chức giảm đối với BTC nhưng trùng hợp thay, sự thèm muốn này đối với Ethereum ngày càng tăng lên khi ETH chiếm hơn 26% tổng tài sản đang bị khóa trong các sản phẩm đầu tư tiền điện tử. Khối lượng giao dịch ETH tuần trước cũng ghi nhận gấp đôi so với khối lượng Bitcoin được ghi nhận bởi CoinGecko.
Ethereum soán ngôi Bitcoin với tư cách là tài sản không phải stablecoin được giao dịch nhiều nhất khi đạt khối lượng giao dịch hơn 40.8 tỷ đô, còn Bitcoin ghi nhận hơn 37.5 tỷ đô.
Ngoài ra, CoinShares cũng báo cáo rằng các nhà đầu tư đang tìm cách tiếp xúc với các sản phẩm đầu tư khác của Ripple (XRP) và Cardano (ADA). Tổng số dòng tiền mua thêm XRP là 7 triệu đô trong tuần trước (lớn nhất kể từ tháng 4) và dòng tiền vào của ADA là 4.5 triệu đô.
Nhận định
Thị trường tiếp tục có dấu hiệu điều chỉnh về các vùng hỗ trợ dưới như dự đoán thời gian gần đây của nhiều người. Chỉ số sợ hãi và tham lam tiếp tục chuyển sang trạng thái sợ hãi tột độ.
Từ sau khi thị trường điều chỉnh hồi tháng 5, chỉ số này luôn trong trạng thái sợ hãi và sợ hãi tột độ. Điều này đã khiến rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ và rời bỏ thị trường.
Tuy nhiên thị trường nào cũng phải trải qua những giai đoạn tăng giảm và điều chỉnh. Điều quan trọng là cách chúng ta quản lý tâm lý để đối mặt với sự điều chỉnh này có đủ vững vàng hay không mà thôi.
Động thái đến từ các nhà đầu tư tổ chức dường như là dấu hiệu chúng ta không nên xem thường về cú điều chỉnh mạnh có thể diễn ra trong thời gian tới. Thậm chí là có thể mạnh hơn cả đợt điều chỉnh ngày 19/5 khiến giá BTC về $30,000.
Cuộc chơi bây giờ quan trọng là giữ tiền hơn kiếm tiền. Mong các member MarginATM sẽ bảo toàn được túi tiền của mình trong thời gian này thật tốt nhé.