Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tái cơ cấu danh mục đầu tư là gì?

Tái cơ cấu danh mục là một quá trình quan trọng trong việc quản lý đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường crypto đầy biến động. Vậy tái cơ cấu danh mục là gì, tại sao nó cần thiết và cách thức thực hiện?
Avatar
Luci
Published Jun 27 2024
Updated Jun 27 2024
6 min read
tái cơ cấu danh mục đầu tư

Tái cơ cấu danh mục là gì?

Tái cơ cấu danh mục (portfolio restructuring) là quá trình điều chỉnh lại tỷ trọng của các tài sản trong một danh mục đầu tư. Mục tiêu của việc này là đảm bảo danh mục đầu tư của bạn phù hợp với mục tiêu đầu tư ban đầu và mức độ rủi ro chấp nhận được trong từng thời điểm.

tái cơ cấu danh mục
Tái cơ cấu danh mục thường xuyên

Quá trình này thường bao gồm việc mua và bán các tài sản khác nhau để điều chỉnh tỷ trọng của chúng trong danh mục.

Ví dụ, giả sử bạn là một nhà quản lý quỹ đầu tư có một danh mục gồm 60% cổ phiếu, 20% trái phiếu và 20% chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của bạn (LP) trong năm tiếp theo lại muốn một danh mục ít rủi ro hơn và có nhiều dòng tiền hơn nếu không họ sẽ rút vốn và chuyển qua quỹ khác.

Lúc này bạn sẽ cần phải tái cơ cấu danh mục. Giả sử sau một thời gian phân tích, kết quả cho ra tỷ lệ cổ phiếu - trái phiếu - chứng chỉ tiền gửi phù hợp sẽ là 50 - 30 - 20. Tiếp theo, quỹ tiến hành điều chỉnh tỷ trọng:

  • Bán bớt cổ phiếu và mua vào thêm trái phiếu sao cho đạt tỷ lệ 50 - 30 - 20.
  • Bên cạnh đó, các cổ phiếu thuộc lớp tăng trưởng sẽ được đánh giá lại tiềm năng tăng giá với rủi ro điều chỉnh.
  • Trong trường hợp các cổ phiếu này có rủi ro lớn, quỹ sẽ chuyển một phần danh mục qua các cổ phiếu khác có dòng tiền từ cổ tức đều đặn.
advertising

Tại sao tái cơ cấu danh mục lại quan trọng?

Việc tái cơ cấu danh mục đầu tư có nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

  • Kiểm soát rủi ro: Thị trường có thể biến động mạnh. Tái cơ cấu giúp bạn duy trì mức độ rủi ro trong giới hạn chấp nhận được bằng cách điều chỉnh tỷ trọng các tài sản rủi ro cao và thấp.
  • Đảm bảo mục tiêu đầu tư: Qua thời gian, một danh mục đầu tư có thể bị lệch khỏi mục tiêu đầu tư ban đầu do biến động giá trị của các tài sản. Tái cơ cấu giúp đảm bảo rằng danh mục của bạn luôn phù hợp với mục tiêu đầu tư dài hạn.
  • Tối ưu hoá lợi nhuận: Bằng cách bán các tài sản đã tăng giá và mua các tài sản tiềm năng với giá thấp, bạn có thể tối ưu hóa lợi nhuận tổng thể của danh mục đầu tư.

Các bước để tái cơ cấu danh mục đầu tư

Sau một khoảng thời gian nắm giữ và theo dõi danh mục hiện tại, bạn nhận ra rằng một số tài sản không có diễn biến như kỳ vọng trong kế hoạch trước đó. Điều này khiến cả danh mục bị ảnh hưởng.

các bước tái cơ cấu danh mục đầu tư
Các bước tổng quan để tái cơ cấu danh mục

Lúc này nhu cầu tái cơ cấu danh mục diễn ra. Theo đó, đầu tiên, bạn sẽ cần xác định mục tiêu tổng quan của danh mục:

  • Đó có thể là gia tăng lợi nhuận, tối ưu hoá rủi ro hoặc kết hợp cả hai.
  • Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác có thể xem xét đặt trong mục tiêu như tính thanh khoản, khả năng sinh dòng tiền…
  • Điều quan trọng cần lưu ý trong bước này đó là phải đưa ra được con số kỳ vọng cụ thể (ví dụ kỳ vọng lợi nhuận 20% trong một năm) và phương án khả thi để thực hiện các mục tiêu đó.

Tiếp theo, bạn sẽ cần đánh giá lại đặc tính của các tài sản trong danh mục hiện tại. Các yếu tố cần xem xét đó là:

  • Xem tài sản đó có diễn biến đúng với kỳ vọng trước đó của bạn không. Nếu đúng thì câu hỏi tiếp theo đó là liệu kỳ vọng trong tương lai của tài sản đó có phù hợp với mục tiêu mới không?
  • Nếu không thì chúng ta cần xem xét câu hỏi liệu có tài sản nào khác để thay thế hoặc bổ trợ cho tài sản hiện tại để đạt mục tiêu danh mục không?
  • Sau đó, tiến hành quá trình tìm kiếm các tài sản đầu tư mới với đặc tính phù hợp.
  • Bước cuối cùng, bạn sẽ tiến hành quá trình mua bán tài sản theo kế hoạch đã đề ra. Trong bước này, các chi phí như trượt giá, chi phí giao dịch sẽ cần xem xét một cách kỹ lưỡng do không phải tài sản nào cũng có tính thanh khoản cao và giao dịch được trong thời gian ngắn.

Cũng cần lưu ý rằng, các chi phí này sẽ rất đáng kể nếu bạn thực hiện tái cơ cấu danh mục quá thường xuyên. Do đó, việc tái cấu trúc nên được theo dõi thường xuyên nhưng việc thực hiện thì nên diễn ra với tần suất vừa phải.

Tái cơ cấu danh mục là một phần không thể thiếu trong việc quản lý đầu tư, đặc biệt trong. Nó giúp nhà đầu tư kiểm soát rủi ro, đảm bảo mục tiêu đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận. Bằng cách hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình tái cơ cấu, bạn có thể bảo vệ và phát triển tài sản của mình một cách hiệu quả.

Quá trình tái cơ cấu không phải lúc nào cũng đơn giản và có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như kỹ năng phân tích thị trường. Tuy nhiên, với chiến lược đúng đắn và sự kiên trì, bạn sẽ có thể đạt được những mục tiêu đầu tư của mình trong dài hạn.

Đọc thêm: Top 5 điều khiến bạn thua lỗ khi đầu tư crypto

RELEVANT SERIES