Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Top 5 điều khiến bạn thua lỗ khi đầu tư crypto

Tham khảo nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ sẽ giúp bạn không phải dùng tiền và thời gian để đổi lấy kinh nghiệm trong quá trình đầu tư.
Avatar
Sammie
Published Jun 24 2024
Updated Jun 25 2024
15 min read
thua lỗ khi đầu tư

Bất chấp nhiều người nói rằng tiền điện tử là một bong bóng kinh tế chỉ đang chực chờ nổ tung. Bitcoin, Ethereum... vẫn tồn tại hơn một thập kỷ qua và giá của chúng năm sau lại cao hơn năm trước. Nhưng giá luôn tăng không có nghĩa bạn không có nguy cơ bị thua lỗ khi đầu tư vào loại tài sản này.

Dưới đây là năm sai lầm phổ biến khiến bạn dễ thua lỗ nhất khi đầu tư vào thị trường tiền điện tử.

Đầu tư nhiều hơn số tiền bạn có thể mất

So với cổ phiếu, tiền điện tử vẫn còn tương đối mới và chưa có quy định pháp luật ràng buộc, khiến chúng trở nên dễ bị thao túng và biến động hơn. Do vậy, nguyên tắc vàng là chỉ đầu tư số tiền mà bạn sẵn sàng mất. Điều này rất quan trọng vì thị trường có thể đảo chiều liên tục, dẫn đến sự sụt giảm giá trị tài sản.

Năm 2022 là một năm cực kỳ ảm đạm của thị trường tiền điện tử khi cả Bitcoin và Ethereum đều giảm hơn 65% giá trị. Đây cũng là năm chứng kiến những sự kiện chưa từng có trong lịch sử.

Điều này không chỉ khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ chịu lỗ mà còn làm nhiều quỹ đầu tư và các công ty chịu tổn thất nặng nề, thậm chí là phá sản. Khi đó, thị trường rơi vào trạng thái tiêu cực và sợ hãi tột độ.

giá btc
Giá BTC giảm sâu trong năm 2022. Nguồn: Coin Metrics

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 91% các đồng coin được ra mắt vào năm 2014 hiện đã không còn tồn tại. Đồng thời, có tới 704 đồng coin hiện đã chết (dự án không còn hoạt động, giá giảm nhiều lần và không có thanh khoản) được phát hành vào năm 2017. Năm 2018 có thể xem là năm tồi tệ nhất với 751 dự án không thể ra mắt hoặc sụt giảm giá trị nhanh chóng khiến nhiều holder trắng tay.

Đừng nghĩ rằng những điều này không thể xảy ra một lần nữa, bởi nhiều dự án ra đời những năm 2019-2020 cũng diễn biến tương tự.

giá lunc
Giá LUNC của Terra gần như mất hết giá trị. Nguồn: Coingecko

Ví dụ: LUNA, token của Terra được phát hành 2019, từng làm mưa làm gió trên thị trường nhưng tới nay đã là dự án chết, token giảm sâu, dự án gần như không còn hoạt động.

Do vậy, hãy luôn nhớ rằng không đầu tư nhiều hơn số tiền bạn có thể mất. Nếu bạn đã tuân theo quy tắc này thì tất cả các khoản đầu tư của bạn sẽ được coi là dài hạn, thông thường tối thiểu là 3 - 5 năm. Tại sao? Đơn giản vì chúng ta sẽ không biết khi nào là thời điểm bắt đầu mùa đông crypto lần nữa.

Những người đã đầu tư vào Bitcoin vào tháng 12/2013 và không hoảng sợ bán tháo trong thời điểm thị trường sụp đổ phải đợi đến đầu năm 2017 mới có lãi trở lại. Thị trường giá xuống có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta bất cứ lúc nào, và nếu điều đó xảy ra thì bạn cũng không lâm vào bế tắc vì đã đổ toàn bộ tiền tiết kiệm vào crypto.

advertising

Sử dụng đòn bẩy lớn, margin hoặc futures

Các nhà đầu tư mới rất dễ dàng bị lôi kéo bởi các câu chuyện về những người trở nên giàu có nhờ giao dịch tiền điện tử bằng cách sử dụng đòn bẩy lớn khi giao dịch. Nhiều KOL thường chia sẻ các bài đăng với tựa đề như: Tôi đã kiếm được một triệu USD chỉ với vốn 5,000 USD lần thứ x như thế nào, hoặc cách thay đổi vị thế với vốn chỉ 100 USD…

Đặc điểm chung của tất cả những content này đều là: có thể kiếm được nhiều tiền từ số vốn ít ỏi và càng dễ thu hút với nhóm gặp vấn đề về tài chính, cần tiền gấp.

sử dụng đòn bẩy lớn
Sử dụng đòn bẩy lớn khi trade

Và để làm được, trong công thức họ đều có những từ khóa quan trọng như: đòn bẩy lớn, gấp thếp cả vốn cả lãi… Tất nhiên, vẫn có những người thành công với kế hoạch này.

Ví dụ, để kiếm được 1 triệu USD với số vốn 5,000 USD thì trader cần thắng liên tục 500 lệnh hoặc gấp thếp (sử dụng cả vốn và lãi) liên tục, cùng với việc trúng những con sóng lớn của thị trường.

Điều này là không tưởng với 98% trader bình thường, và mình cá chúng ta không nằm trong số 2% đổi đời hoàn toàn nhờ những bài học kia.

Vấn đề nữa là giao dịch có đòn bẩy yêu cầu bạn phải có tài sản thế chấp trả trước. Nếu giao dịch diễn ra không tốt, bạn có thể mất tất cả số tiền của mình. Kể cả margin, futures hay perpetual đều chứa nhiều rủi ro hơn bạn nghĩ, vậy bạn có sẵn sàng mất hết số tiền vốn đó không?

Hãy nhớ rằng, đòn bẩy cao hoạt động theo cả hai hướng: nó có thể nhân số tiền lãi của bạn lên bao nhiêu thì cũng có thể tăng số lỗ của bạn bấy nhiêu.

Nếu là người mới tham gia đầu tư tiền điện tử thì nên tránh hoàn toàn giao dịch bằng đòn bẩy quá lớn như x50, x100. Tốt nhất chỉ nên sử dụng nó khi bạn đã có đủ kinh nghiệm và có thể quản lý tốt vốn, hiệu suất lẫn kỷ luật khi giao dịch.

Giao dịch mà không có sự nghiên cứu và chuẩn bị trước

Không ai bắt đầu quá trình đầu tư mà không có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng về đầu tư đóng vai trò then chốt trong kết quả đầu ra. Bạn phải biết thông tin chi tiết về tất cả loại tiền điện tử đang muốn đầu tư, từ đó sẽ giúp bạn biết được thời điểm nào là thích hợp để xuống tiền.

Thông thường, các khoản đầu tư theo số đông sẽ khó có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao, nhưng đây cũng có thể là tài liệu hữu ích để áp dụng cách phân tích với những dự án, đồng coin bạn đang để mắt.

Một số loại tiền điện tử của các dự án mới ra mắt hoặc memecoin có thể bùng nổ ngay khi những người nghiên cứu về nó bắt đầu mua vào. Do đó, những người đã nghiên cứu kỹ về nhiều loại tiền điện tử khác nhau có thể có cùng cách suy luận, giảm thời gian nghiên cứu và đưa ra các quyết định nhanh chóng hơn.

Ví dụ, khi memecoin PEPE ra đời, rất nhiều người đã đầu tư vì nhận thấy nó có nhiều yếu tố tương đồng với DOGE, SHIB như: cộng đồng người hâm mộ lớn, có tính đại chúng…

nghiên cứu đầu tư
Nghiên cứu thường xuyên khi đầu tư

Ngoài ra, hãy cẩn thận trong việc lựa chọn nguồn thông tin trong quá trình nghiên cứu. Với sự bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, trader có thể tiếp xúc với vô số thông tin khác nhau như biểu đồ, chỉ báo, mô hình, tin tức, các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội…

Thông tin nhiều có tính hai mặt, giúp nhà đầu tư có lượng thông tin phong phú nhưng quá tải thông tin có thể dẫn đến tê liệt khả năng phân tích. Hãy tưởng tượng bạn chìm đắm trong dữ liệu, không thể quyết định vì bạn liên tục tìm kiếm "thêm một chỉ báo" hoặc "điểm vào hoàn hảo". Sự rối loạn thông tin này có thể khiến bỏ lỡ các cơ hội hoặc tệ hơn là giao dịch không đúng thời gian dựa trên thông tin không đầy đủ.

Do đó, hãy phát triển một chiến lược giao dịch rõ ràng từ trước. Biết những yếu tố nào là quan trọng đối với bạn và chỉ tập trung vào những yếu tố đó khi phân tích dự án, chọn điểm vào lệnh giao dịch. Đừng theo đuổi tất cả các tin tức hoặc chìm đắm trong những phân tích kỹ thuật phức tạp.

Mấu chốt là sử dụng thông tin một cách hiệu quả để hỗ trợ kế hoạch của bạn. Hãy nhớ rằng, đôi khi quyết định tốt nhất là lùi lại một bước, đọc vừa đủ tránh tình trạng quá tải thông tin và tạo nên kế hoạch giao dịch một cách rõ ràng, nhất quán.

FOMO

FOMO, hay nỗi sợ bị bỏ lỡ, là một vấn đề thực sự nguy hiểm đối với bất cứ trader nào. Hãy tưởng tượng bạn đang lướt mạng xã hội và thấy mọi người phát cuồng về một đồng coin nào đó. Tâm lý FOMO bắt đầu xuất hiện, bạn lo lắng mình sẽ bị bỏ lỡ cơ hội x5, x10 tài khoản nếu không mua nó ngay lập tức.

Áp lực cảm xúc này có thể dẫn đến những quyết định hấp tấp. Bạn có thể mua một đồng coin mà không nghiên cứu kỹ lưỡng, chỉ để không bị vụt mất khoản lợi nhuận mà bạn nghĩ mọi người đang có, hoặc sắp có. Nhưng hãy nhớ rằng, không ai có thể đoán trước được tương lai, và không có lời khuyên nào hữu ích hơn việc bạn tự nghiên cứu và đưa ra kết luận của riêng mình.

Ví dụ: Trong các group luôn có những trader gặp phải tâm lý FOMO, mỗi khi giá tăng hoặc thấy trader khác có lợi nhuận lại sợ mình bỏ lỡ cơ hội và muốn “mua ngay" bất chấp giá đã tăng. Đây là tâm lý của số đông chứ không phải chỉ một số nhà đầu tư gặp phải.

tâm lý người dùng
Tâm lý fomo khi thấy giá cao. Nguồn: Telegram MarginATM

Trong một số trường hợp, những người có ảnh hưởng trong thị trường tiền điện tử và cá mập có thể cố tình tạo ra môi trường nhằm đánh lừa mọi người, khiến tất cả có cảm giác FOMO nhằm thao túng thị trường theo hướng nhất định.

Khi tìm hiểu và đầu tư tiền điện tử, hãy luôn kiểm tra và xác nhận từ nhiều nguồn và đặc biệt nên xem lịch sử của những người cung cấp thông tin, liệu họ đã có những “vết đen" nào trong quá khứ hay chưa.

chỉ số tham lam sợ hãi
Chỉ số tham lam sợ hãi. Nguồn: Alternative

Có một chỉ báo đại diện cho tính FOMO của thị trường, đó là Chỉ số Fear & Greed index - chỉ báo thể hiện sự tham lam, sợ hãi của trader. Khi chỉ báo thể nằm ở ngưỡng xanh, chứng tỏ thị trường đang dần tham lam và ngược lại.

Tóm lại, đừng để tâm lý FOMO che mờ phán đoán của bạn. Hãy bám sát kế hoạch giao dịch và đưa ra quyết định dựa trên nghiên cứu và logic. Đừng để nỗi sợ bị bỏ lỡ khiến bạn mất nhiều hơn được.

kết quả đầu tư
Bám sát kế hoạch nếu không muốn trắng túi

Không quan tâm đến bảo mật

Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số yêu cầu loại ví chuyên biệt để lưu trữ nó. Mặc dù việc sử dụng ví nóng khá phổ biến và sẽ thuận tiện hơn, nhưng đồng thời nó cũng rủi ro hơn nhiều. Ví nóng dễ bị tấn công và tin tặc có thể rút hết tài sản của bạn thông qua các vụ lừa đảo hoặc hack tiền điện tử.

Chainalysis, một công ty phân tích blockchain, phát hiện ra rằng vào năm 2021, những kẻ lừa đảo đã thu về 10 tỷ USD tiền điện tử. Con số này giảm xuống vào năm 2022 (6.5 tỷ USD) và 2023 (4.6 tỷ USD). Tuy nhiên, rất nhiều tài sản vẫn đang bị đánh cắp mà chưa được thống kê từ người dùng nhỏ lẻ.

hack crypto
Thủ đoạn hack ngày càng tinh vi

Để tránh những vụ lừa đảo này, đừng bao giờ kết nối ví tiền điện tử của bạn với một ứng dụng, đường link không đáng tin cậy và lưu trữ phần lớn tài sản trong ví riêng biệt, multisig hoặc cao cấp hơn là ví lạnh ngoại tuyến. 

Có một thực tế là trước đây giá trị tài sản crypto còn ít người đầu tư nên việc chú ý đến bảo mật không nhiều. Có thể thấy, từ khi thị trường bùng nổ, giới hacker mới chú ý nhiều hơn và xuất hiện nhiều thủ đoạn lấy cắp tiền từ người dùng.

Một vấn đề nữa, trước kia, việc mua các loại ví lạnh nổi tiếng như Trezor, Ledger ở Việt Nam rất đắt và khó. Khó từ giá tiền tới khâu vận chuyển, tính uy tín của các resaler về đảm bảo không lộ key… Mình từng nghe rất nhiều câu hỏi và lời than phiền mà người dùng bình thường gặp phải khi mua ví lạnh:

  • Mình muốn trữ bằng ví lạnh nhưng ví lạnh đắt quá, có loại ví rẻ thì mình lại sợ không yên tâm.
  • Mình mua ví lạnh nhưng không biết đặt bên nào uy tín, nhỡ sale, đại lý đã ăn cắp private key của mình trước thì sao?
  • Mình mua ví lạnh trực tiếp từ hãng về nhưng tới hải quan bị giữ lại, thủ tục ra chứng minh hàng hoá cũng rất phức tạp lại tốn thời gian….

Rõ ràng, câu chuyện bảo mật không chỉ xuất phát từ phía người dùng mà còn do môi trường trước đây chưa có nhiều sự lựa chọn cho họ.

Tất nhiên, 2024 thì việc bảo mật tài sản cá nhân đã dễ hơn khi có nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu bảo mật như Zencard (ví dạng thẻ vật lý) giúp chia đôi seed phase của người dùng và lưu trữ ở cả điện thoại lẫn thẻ zen. Điều này khá tiện dụng và hơn nữa đây là sản phẩm trong nước nên trong quá trình lưu trữ gặp phát sinh cũng sẽ dễ được hỗ trợ hơn.

zen card
Zen Card giúp việc lưu trữ an toàn và dễ dàng

Quan trọng nhất của bảo mật là bạn không bao giờ cung cấp mật khẩu ví, seed phrase và private key của ví cho bất cứ ai. Bởi chỉ cần có những thông tin này là hacker đã dễ dàng lấy đi toàn bộ tài sản trong ví của bạn.

Tóm lại, bạn cần hết sức coi trọng vấn đề bảo mật. Một sai lầm có thể khiến bạn mất đi một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình.

Thị trường tiền điện tử có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng ẩn chứa rủi ro thua lỗ và mất tiền lớn. Hãy chắc chắn rằng nếu đầu tư, bạn cần dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về nó và đừng tham lam.

Đọc thêm: Trader nên chọn ngày nào để giao dịch Crypto?

RELEVANT SERIES