Tâm trạng như thế nào mới giao dịch hiệu quả?
Những trạng thái cảm xúc sẽ khiến bạn giao dịch thất bại
Có một báo cáo nói rằng đến 75% sự thất bại xuất phát từ tâm trạng khi giao dịch của một nhà đầu tư, không chỉ riêng đối với thị trường tiền điện tử nói riêng mà còn có thể tính đến cả thị trường tài chính nói chung hoặc rộng hơn là công việc của cả cuộc đời bạn.
Bạn có nhận biết được những cảm xúc mình đang trải nghiệm ngay lúc này? Bạn có khả năng kiểm soát những cảm xúc đó không? Bạn có thể tự động viên bản thân hoàn thành những công việc khó khăn hay thử thách không? Bạn có thể nhận ra cảm xúc của những người xung quanh để ứng xử phù hợp hay không?
Nếu có thì xin chúc mừng bạn, còn nếu không thì nên đọc tiếp bài này nhé.
Vui hay hạnh phúc
Ở mức độ đơn giản nhất, hạnh phúc là sự dâng trào tạm thời của trạng thái tinh thần của một người đến một mức độ cao hơn cả trạng thái cân bằng cảm xúc thông thường. Nói một cách khác, nó có nghĩa là cảm thấy vui.
Có nhiều cách để có được cảm giác vui vẻ - nói chuyện đùa với một người bạn, chơi một trò chơi thú vị, hoặc thậm chí ăn một miếng bánh kem - nhưng cảm giác đó không bao giờ bền lâu. Chúng ta thường nhảy từ nguồn vui thú này sang một nguồn vui thú khác nhằm có lại cảm giác hưng phấn đó.
Chắc hẳn bạn nghĩ rằng vui hay hạnh phúc sẽ là một trạng thái tốt cho việc giao dịch. Nhưng xin thứ lỗi với bạn rằng điều này có thể hoàn toàn sai lầm đấy. Tại sao chúng ta hay tự nói rằng khi bạn xuất hiện một chuỗi toàn thắng trong giao dịch thì bạn nên nghỉ ngày hôm đấy hoặc vài ngày? Chính là vì khi đấy sự tự tin sẽ được đẩy lên mức cực đại nhờ vào sự hưng phấn được tạo ra bởi niềm vui hay hạnh phúc của sự chiến thắng, qua đó khiến bạn trở nên “nông nổi” và quyết định thiếu lý trí, sự nhận thức rủi ro của bạn sẽ suy giảm nhanh chóng vì cái gọi là “tự tin vào bản thân".
À và bạn cũng nên biết rằng, khi thất bại trong lúc đang hứng phấn điều này sẽ càng nguy hiểm hơn cả việc bạn đang thất bại trong lúc bạn đang đau khổ đấy.
Trong 1 thang cảm xúc xét từ hạnh phúc đến khổ đau, thì sự giảm dần trạng thái cảm xúc của bạn có vẻ sẽ dễ chịu hơn so với sự tuột dốc không phanh của cảm xúc đúng không? Và khi bạn tuột dốc một cách quá nhanh như vậy có thể khiến cho bạn hành đồng một cách “bồng bột hay lỗ mãn" hơn nữa, sự thiếu kiểm soát càng ngày càng lộ rõ cho đến khi tài khoản bạn chẳng còn một đồng vốn nào.
Đến lúc đấy thì thật là bất hạnh!
Buồn hay đau khổ
Có nhiều loại cảm xúc khác nhau có ảnh hưởng đến cách chúng ta sống và tương tác với người khác. Đôi khi, chúng ta bị chi phối bởi những cảm xúc này. Những lựa chọn chúng ta đưa ra, những hành động chúng ta thực hiện và những nhận thức chúng ta có đều bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc mà chúng ta đang trải qua tại bất kỳ thời điểm nào.
Nỗi buồn là một loại cảm xúc được định nghĩa là trạng thái cảm xúc nhất thời được đặc trưng bởi cảm giác thất vọng, đau buồn, vô vọng, không quan tâm.
Giống như những cảm xúc khác, nỗi buồn là điều mà tất cả mọi người thỉnh thoảng đều phải trải qua. Trong một số trường hợp, mọi người có thể trải qua thời gian buồn bã kéo dài và nghiêm trọng có thể biến thành trầm cảm.
Vâng, chính lúc bạn đang buồn, tốt nhất bạn đừng nên làm gì cả vì mọi thứ bạn làm sẽ khiến cảm xúc của bạn tệ hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến những gì bạn làm nữa. Bạn phải hiểu rằng với một nỗi buồn, việc giao dịch đối với trạng thái đó có thể sẽ làm cho bạn tổn hao vốn của mình hơn thôi.
Bạn hình dung thử xem, khi bạn đang buồn bạn sẽ có những hành động mang tính “tự nhiên và vô thức" rất cao. À như vậy thì bạn rõ ràng không dựa vào bất cứ một yếu tố gì để vào lệnh rồi? Vậy thì nếu bạn may mắn thì bạn có thể thắng còn nếu không thì bạn sẽ thua một cách rất “tự nhiên". Và rồi sự “tự nhiên" đó càng khiến cho nỗi buồn của bạn càng tệ hơn đấy.
Đúng vậy chính lúc này bạn nên “không làm gì cả" và hãy “tận hưởng" nỗi buồn đó một cách triệt để. Và tin tôi đi khi bạn hòa mình vào nỗi buồn, bạn sẽ khiến cho tình thần bạn mau chóng lấy lại cảm giác cân bằng hơn đấy.
Vậy nên lúc bạn buồn hay đau khổ, tốt nhất bạn cứ thả trôi cảm xúc của mình đi và đừng nên làm gì hết (giao dịch).
Sợ hãi
Sợ hãi là một cảm xúc thường gặp phải khi bạn đối mặt với một số nguy hiểm và trải qua nỗi sợ hãi, bạn sẽ trải qua những gì được gọi là phản ứng chiến đấu. Ở đây khi nói trong phương diện giao dịch, sự sợ hãi lại là một cảm xúc tốt để giúp cho bạn biết điểm dừng.
Khi điểm dừng được xác định, bạn sẽ bắt đầu có những hành động thông minh hơn trong việc tìm tòi ra những lỗi đã khiến bạn thua và sẽ biết cách điều chỉnh lại hành vi hay nói đúng hơn là cách thức giao dịch của mình.
À vậy tính ra giao dịch với nỗi sợ lại là một điều tốt nhỉ?
Không hẳn đâu nhé, sự sợ hãi sẽ khiến bạn có những hành động sai lệch như việc chốt sớm hoặc cắt lỗ lệnh vì sợ thị trường sẽ đi ngược lại dự tính ban đầu của bản thân.
Mà phần lớn các nhà giao dịch lại không có thói quen cắt lỗ đâu mà họ chỉ có thói quen chốt lời “non” thôi. Vậy chi khi bạn giao dịch tỉ lệ R:R của bạn lại đang quá chênh lệch nhau, vậy đến bao giờ bạn mới hoà vốn? Nói chi đến việc bạn sẽ có lợi nhuận trong thị trường này.
Cay cú
Sự cay cú bắt nguồn từ việc chúng ta bị thua 1 lệnh hoặc một chuỗi lệnh. Sự cay cú này càng xuất hiện nhiều hơn với những con người nóng tính và bốc đồng.
Với cái tôi quá lớn trong mỗi người chúng ta, mình sẽ lại đòi ăn thua thị trường một cách mơ hồ, như trứng chọi đá. Khi chúng ta bị thua một lệnh thì mình lại có xu hướng tăng khối lượng giao dịch lên để vừa gỡ được lệnh đã thua và còn tạo thêm được lợi nhuận.
Vậy thử làm một bài toán nhỏ nhé, mở một bàn cờ gồm 64 ô lên và hãy thử bỏ gấp đôi hạt gạo ở ô trước cho ô tiếp theo, ô đầu tiên là 1 hạt, chúng ta sẽ trải được 1 lớp 5cm gạo trên toàn bề mặt trái đất đấy. Vậy thì bạn nhắm xem với số vốn bao nhiêu bạn mới đủ nhồi cho một chuỗi lệnh thua? Và bạn có chắc là khi bạn thua một lệnh thì bạn chỉ cần ăn 1 lệnh là hoà hay không?
Nên nhớ trong việc giao dịch đòn bẩy thì không chỉ khối lượng giao dịch là một yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn đâu. Tôi cứ cho rằng bạn đủ khả năng chốt lời đúng mức 100% so với lệnh thua, vậy còn phí giao dịch từ 5% đến 15% thì bạn để đâu? Và có thể còn funding fee nữa thì sao? Vậy thì có thể bạn phải nâng khối lượng giao dịch lên mức 120% hoặc là bạn sẽ phải chốt lời ở mức 120% mới “gỡ" được lệnh cũ đấy huống hồ gì bạn còn muốn có lãi và bù được lỗ của lệnh trước chứ.
Hãy hơn thua nhau với bản thân chứ đừng hơn thua nhau với thị trường!
Vậy cảm xúc như thế nào mới có thể giao dịch hiệu quả?
Không bao gồm bất kỳ cảm xúc nào cả, cảm xúc là một tác nhân khiến cho bạn dễ dàng thua hơn trong thị trường này, và mình cũng có thể nói rằng thị trường này là thị trường tâm lý đấy.
Đúng vậy, bạn hãy thử suy xét lại từ hiện tại cho đến lúc đầu khi bạn tham gia vào thị trường này xem, bạn có thấy rằng các tin tức được tung ra đều “đúng thời điểm không?” À mình xin không nói sâu hơn về vấn đề này và sẽ hẹn các bạn vào một bài khác để nói rõ hơn nhé.
Vậy nếu bạn muốn biết làm sao để tránh bất kỳ cảm xúc khi giao dịch thì hãy đọc lại bài “Tâm lý Trader". Đây sẽ là những biện pháp cần và nên có để bạn có thể kiểm soát hơn cảm xúc của mình.
Đây là 100% cảm xúc và kinh nghiệm của riêng bản thân tác giả, nội dung bài viết có thể sẽ không đúng hay chủ quan với người khác nên việc đọc bài viết chỉ nên mang tính tham khảo khách quan.