Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tạp chí Phố Wall: Canh tác lợi nhuận trên DeFi là “lừa đảo, biến động và lợi nhuận cao”?

Đã xuất hiện nhiều đánh giá về DeFi, trong đó có đánh giá đến từ tác giả tạp chí Wall Street, Alexander Osipovich về những rủi ro mà DeFi mang lại.
Avatar
alice
Published Jul 18 2021
Updated Aug 23 2022
5 min read
thumbnail

Tài chính phi tập trung, DeFi đang dần khẳng định vị thế và sự nổi bật của mình trên thị trường tiền điện tử, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều người quan tâm tới DeFi bởi họ không muốn bị bỏ lại phía sau nếu đây là tương lai tài chính thế giới.

Và những thực thể bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là ngân hàng và tài chính truyền thống nếu DeFi ngày càng phổ biến. Đã xuất hiện nhiều đánh giá về DeFi, trong đó có đánh giá đến từ tác giả tạp chí Wall Street, Alexander Osipovich về những rủi ro mà DeFi mang lại. Nhưng liệu đó có thực sự là rủi ro so với các phương thức đầu tư truyền thống thường thấy hay không?

Rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng lớn

Trong bài viết đánh giá của Osipovich đã đề cập về các cách phổ biến nhất để thu về lợi nhuận trên các giao thức tài chính phi tập trung DeFi là lựa chọn canh tác lợi nhuận (yield farming) và hoạt động cho vay và đi vay (lending & borrowing) thông qua giao thức.

“Những người đi canh tác lợi nhuận thường theo đuổi lãi suất hai con số đối với việc nắm giữ tiền điện tử, nhưng nó đầy rủi ro: nó tương đương với việc giao tiền của bạn cho một người lạ.”

Theo đánh giá, các nhà đầu tư bị thu hút bởi tỷ lệ APY (lợi suất) cực lớn, được cung cấp bởi phần lớn các giao thức DeFi. Đặc biệt là chúng đều nổi bật hơn hẳn so với các phương thức gửi tiết kiệm ở Mỹ hiện tại.

Trong đó, canh tác lợi nhuận là hoạt động kiếm được lợi nhuận từ phương thức cho vay rủi ro nhất. Việc đầu tư tài sản kỹ thuật số vào DeFi sẽ gây ra rủi ro lớn cho tất cả những người tham gia vì nó chỉ diễn ra và tồn tại trên chuỗi. Do đó khách hàng không được bảo vệ bằng các công ty bảo hiểm tiền gửi.

Lấy ví dụ về việc nhà đầu tư nổi tiếng Mark Cuban, ông đã trở thành nạn nhân của một loạt các cuộc tấn công cho vay trên DeFi thông qua giao thức phi tập trung Iron Finance (TITAN), giao thức DeFi rủi ro cao mà ông đã đầu tư vào trước đó.

Vấn đề nằm ở tính minh bạch?

Mark Cuban đã từng nói với tạp chí Wall Street rằng tỷ lệ lợi nhuận trên DeFi cao đến mức khó tin, nhưng nó lại vô cùng hợp lý với mức rủi ro chưa từng có liên quan đến các giao thức:

“Canh tác lợi nhuận không khác nhiều so với việc mua cổ phiếu trả cổ tức cao hoặc các khoản nợ trái phiếu không có tài sản đảm bảo với lãi suất cao. Có một điều nó khác với các phương tiện đầu tư khác đó là rủi ro mà nó mang lại sẽ cao hơn rất nhiều.”

Trước đánh giá của tạp chí Wall Street, nhiều người ủng hộ DeFi đã không đồng ý với thông điệp về tính rủi ro và minh bạch của các giao thức phi tập trung. Santiago Roel Santos, một đối tác tại quỹ đầu tư tiền điện tử nổi tiếng ParaFi Capital, cho rằng chính các tổ chức tài chính truyền thống mới thực sự thiếu minh bạch hơn so với các giao thức DeFi.

“Việc gửi tiền vào một giao thức hợp đồng thông minh hầu như không phải là “giao tiền của bạn cho một người lạ” vì các hoạt động dòng tiền trên hợp đồng thông minh có thể được kiểm tra và giám sát bởi bất kỳ ai suốt 24/7 và trong 365 ngày. Còn giao tiền của bạn cho một ngân hàng thì bạn không có sự minh bạch về những gì mà ngân hàng sẽ làm với tiền của bạn.”

Nhận định

Sự chú ý dành cho DeFi thời gian gần đây được thể hiện rõ, từ việc các dự án DeFi có sự tăng trưởng nội bật như Alpha Finance hay AAVE. Hay cả khi những bài nghiên cứu về DeFi từ tạp chí Wall Street xuất hiện, dù đánh giá tiêu cực nhưng chứng minh rằng tài chính truyền thống đã bắt đầu để ý đến DeFi và xem đây như đối thủ cạnh tranh nặng ký của họ trong tương lai.

Bởi nếu DeFi mạnh mẽ và tối ưu được tiện ích dành cho người dùng với những ưu điểm nổi bật hơn tài chính truyền thống như hiện tại, thì đó sẽ là mối de dọa lớn đối với tài chính truyền thống.

Các ngân hàng, tổ chức tài chính mất dần vị thế độc quyền và giảm bớt vai trò của mình, hạn chế được sự bành trướng và thao túng của ngân hàng như trước tới nay.

Bạn đọc có cùng suy nghĩ với mình rằng DeFi sinh ra không phải để thay thế hoàn toàn tài chính truyền thống, mà chính là sự cách mạng và là tương lai tiếp theo của hệ thống tài chính thế giới?

Đọc thêm: DeFi là gì? Kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu

RELEVANT SERIES