Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Top 5 dự án bị định giá thấp - Tiềm năng năm 2022

Cùng mình phân tích về 5 dự án đang bị định giá thấp thông qua chỉ số P/E dưới góc nhìn của Jack Niewold - Founder của Crypto Pragmatist nhé!
Avatar
quangvo
Published Feb 20 2022
Updated Jul 25 2022
13 min read
thumbnail

Anh em có nghĩ rằng chúng ta đang trong giai đoạn đầu của mùa đông Crypto lần thứ 2?

Đứng trước những lo ngại về thị trường Crypto có thể “ngủ đông”, Vitalik trong một buổi chia sẻ với Bloomberg đã đưa ra quan điểm rằng “Mùa đông Crypto sẽ không thể làm ảnh hưởng đến những người có kiến thức sâu về thị trường”

Nếu anh em nhìn nhận một cách khách quan, thị trường Crypto trong 3 năm qua đã tăng trưởng rất bùng nổ. Đỉnh của BTC đã cao gấp 21 lần kể từ đầu 2019.

Việc thị trường còn quá mới, chưa được quản lý chặt chẽ và có sự tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ sẽ là một nơi mà các dự án dễ dàng bị thổi phồng giá trị lên nhiều lần, kể cả những dự án còn chưa có sản phẩm và doanh thu.

Do đó, giai đoạn downtrend có thể xem là sự cần thiết để đào thải các dự án kém chất lượng. Chỉ những dự án tốt, có sản phẩm, người dùng và đặc biệt là doanh thu thực sự thì mới có thể tồn tại, tiếp tục phát triển.

Trong bài viết này, anh em hãy cùng mình phân tích về 5 dự án đang bị định giá thấp thông qua chỉ số P/E dưới góc nhìn của Jack Niewold - Founder của Crypto Pragmatist nhé!

Tổng quan về P/E 

Trước khi đi vào chi tiết đánh giá các dự án, mình sẽ giải thích nhanh chỉ số P/E này như sau:

P/E là chỉ số được sử dụng phổ biến ở thị trường chứng khoán với mục đích định giá giá trị của cổ phiếu mà anh em muốn mua. 

Vì cuối mỗi năm hoặc mỗi kỳ, các công ty sẽ chia lại một phần lợi nhuận (gọi là Cổ tức) cho các cổ đông của công ty dựa trên số lượng cổ phiếu mà mỗi cổ đông đó nắm giữ.

Với chỉ số P/E, anh em có thể biết được để có được 1 đồng Cổ tức thì anh em sẽ phải bỏ bao nhiêu tiền để mua một Cổ phiếu

→ Từ đó, đánh giá được Cổ phiếu đó đang rẻ hay mắc hơn so với mặt bằng chung P/E của mảng đó trên thị trường. 

Công thức tính như sau:    P/E = P ÷ E 

Trong đó:

  • P là viết tắt của Price: Giá thị trường của một cổ phiếu.
  • E là viết tắt của EPS - Earning Per Share: Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu.

⇒ Chỉ số này càng thấp thì giá cổ phiếu đó được xem là càng rẻ.

Các dự án trong thị trường Crypto hoạt động cũng tương tự như các công ty truyền thống. Họ tạo ra sản phẩm là các nền tảng DeFi, NFT,... và kiếm doanh thu từ các dịch vụ trên nền tảng. Sau đó, phẩn bổ lại cho các Holders, Stakers của mình.

Chính vì thế, với những dự án có sản phẩm và tạo ra được doanh thu, chúng ta có thể sử dụng P/E để làm thước đo so sánh giá trị của các dự án Crypto với nhau. 

Sau khi hiểu được ý nghĩa của chỉ số P/E, anh em hãy cùng mình điểm qua 5 dự án được xem là tiềm năng ngay nhé!

GMX Finance - Top 5

GMX.Finance là một sàn giao dịch phi tập trung chuyên cung cấp sản phẩm giao dịch là các Hợp đồng Future Perpetual. 

Theo thống kê của Token terminal, doanh thu của GMX nhìn chung có xu hướng tăng trưởng khá tốt kể từ khi ra mắt. Tính đến hiện tại, doanh thu sàn GMX đạt khoảng $6M một tháng.

Doanh thu của GMX Finance mỗi tháng. Nguồn: Tokenterminal

Sẽ là một điều bình thường nếu như doanh thu $6M được sàn giữ lại hoặc chia các thành viên trong đội ngũ nhưng không!

GMX Finance đã dùng số doanh thu này để phân bổ lại cho các Stakers GMX token.

Đây chính là lý do giúp cho GMX tạo ra được nhu cầu mua token trên thị trường và có sự tăng trưởng tốt trong những ngày vừa qua.

Với lợi nhuận trung bình $6M một tháng từ phí giao dịch và sau đó chia đều cho các Staker, Chỉ số P/E đo được của GMX Finance đang là 11.6.

Là một sàn giao dịch nhưng GMX hiện tại chỉ mới hỗ trợ hai cặp tài sản là BTC và ETH. 

Do đó, trong tương lai khi GMX hỗ trợ thêm nhiều loại tài sản giao dịch thì doanh thu từ phí giao dịch có lẽ sẽ không chỉ dừng lại ở mức $6M như hiện tại.

→ Nhu cầu mua GMX để stake tăng → Động lực thúc đẩy GMX tăng giá.

Xu hướng giá của GMX

Như anh em có thể thấy, GMX đang hình thành cấu trúc giảm trong khung D.

Ngoài ra, khối lượng giao dịch của GMX cả phiên tăng và giảm trên thị trường đều đã suy giảm rất nhiều.

Áp lực bán hiện tại đang liên tục tạo ra các phiên giao dịch giảm giá trong khung D. Đặc biệt, các thanh nến không để lại bóng nến dưới và nếu có thì cũng có volume giao dịch thấp - không đáng kể.

Chart GMX/USDT (D) Sàn BKEX

Dù doanh thu của sàn GMX Finance đang tăng trưởng khá tốt qua các tháng vừa qua khi chỉ mới có 2 tài sản giao dịch (BTC, ETH) và chỉ số P/E cũng được xem là ở mức thấp → Đây đều là những dấu hiệu tích cực.

Nhưng anh em cần phải lưu ý rằng, tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại là rất ảm đạm khi, áp lực mua của BTC vẫn còn yếu.

Điều này dẫn đến GMX vẫn còn có thể tiếp tục rơi về các mức thấp hơn. Do đó, GMX tốt hơn là đưa vào danh sách theo dõi trong giai đoạn này.

Nexus Mutual - Top 4

Nexus Mutal là một nền tảng cung cấp bảo hiểm cho người dùng DeFi trước các rủi ro về lỗ hổng Smart Contract và các cuộc tấn công Exploits diễn ra rất phổ biến trong thị trường.

Nền tảng này ra mắt đã được khoảng 1 năm và tổng giá trị tài sản mà Nexus Mutal đang bảo hiểm rơi vào khoảng $500M.

Chỉ số P/E của Nexus Mutual = 11.5

Anh em có thể hiểu mô hình hoạt động của Nexus Mutal đơn giản như sau: 

Người dùng mua phí bảo hiểm từ 2% - 20% tổng giá trị tài sản mà họ lock và Nexus sẽ bảo hiểm số tài sản đó nếu chúng bị tấn công từ các cuộc khai thác của Hackers.

Còn nếu chúng không bị hack, phí bảo hiểm (2% - 20%) sẽ được chuyển đến các holders NXM token. 

Lợi nhuận phân bổ cho holders NXM trung bình khoảng $1M / tuần

dYdX - Top 3

dYdX - sàn Dex chuyên cung cấp các sản phẩm hợp đồng tương lai vĩnh cửu với đòn bẩy x10 trên gần 30 tài sản giao dịch ở thời điểm viết bài.

dYdX sở hữu lợi thế khi xây dựng trên zk-Rollup - giải pháp Layer 2 của Ethereum → Tiết kiệm phí giao dịch rất nhiều.

Chỉ số P/E được Jack Niewold xác định ở mức 9.4 -Mức P/E này thấp hơn so với GMX. 

Để thấy rõ hơn lý do tại sao dYdX lại nằm trong Top dự án giá rẻ của Jack Niewold, anh em cùng mình đi qua một so sánh sau:

Vì năm 2020, doanh thu của dYdX thấp nên mình sẽ tính tích luỹ đến tháng 1 năm nay có được doanh thu trong vòng 1 năm vừa qua của dYdX.  

→ Với doanh thu một năm khoảng $303M, FDV của dYdX đang ở mức $5.6B.

Doanh thu của dYdX. Nguồn: Token terminal

Trong khi đó, doanh thu của Coinbase (Sàn giao dịch Top 3) rơi vào khoảng $1.3B mỗi năm → Thì đang có mức định giá khoảng $41.3B.

Như vậy, doanh thu của dYdX kém hơn Coinbase khoảng hơn 4 lần nhưng định giá thị trường của dYdX lại kém hơn Coinbase gần 7.5 lần. 

Với kết quả so sánh này, anh em có thể thấy rằng thị trường đang định giá thấp cho dYdX nên dYdX có thể là một “món hàng” giá rẻ trong dài hạn.

Xu hướng giá của DYDX có khả quan?

  • Giá DYDX có thể thấy vẫn đang di chuyển trong xu hướng giảm.
  • Mặt khác, khối lượng giao dịch đặc biệt là ở các phiên tăng giá nhìn chung suy giảm đi rất nhiều.
  • Hiện tại, giá đang di chuyển đến vùng hỗ trợ $5.47 nhưng vùng này trước đó tuy có sự bảo vệ của thị trường nhưng khối lượng giao dịch rất thấp ⇒ Không thực sự nhiều người quan tâm tại vùng giá này.

⇒ Kết hợp với yếu tố thị trường ảm đạm ở thời điểm này, theo mình DYDX sẽ còn tiếp tục điều chỉnh và tìm về đáy thấp hơn. Anh em có thể lưu ý đến vùng $2.85 nếu DYDX đâm thủng hỗ trợ $5.47.

Chart DYDX/USDT (D) Sàn Binance

SpookySwap - Top 2

Nếu anh em đã từng “ghé thăm” hệ sinh thái Fantom thì có lẽ đều đã biết và sử dụng đến SpookySwap. 

Đây làm một trong những AMM đời đầu và có khối lượng giao dịch nhiều nhất trên hệ Fantom.

Các stakers BOO token của SpookySwap đang có lợi nhuận thu được từ phí giao dịch của nền tảng là khoảng $100M một năm.

P/E của SpookySwap ở một con số rất khiêm tốn là 3.7

Ở giai đoạn hiện tại, hệ sinh thái Fantom chưa đón nhận được dòng tiền mạnh mẽ từ thị trường nên SpookySwap có lẽ là “một viên ngọc” bị phớt lờ. 

Các AMM có thể xem như là cửa khẩu để dòng tiền luân chuyển vào hệ sinh thái Fantom để “giao thương”. 

Với tỷ lệ P/E tốt (ở mức thấp so với mặt bằng chung các sàn trên) cộng thêm nếu các lớp cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện hơn, support cho dòng tiền dễ dàng đến Fantom thì các AMM SpookySwap có thể sẽ là một trong những dự án tiềm năng.

Xu hướng giá BOO có khả quan?

  • Cũng như phần lớn các tài sản khác trong thị trường ở thời điểm hiện tại, anh em có thể thấy BOO cũng đang di chuyển trong xu hướng giảm ngắn hạn.
  • Khối lượng giao dịch ở các phiên giảm giá nhìn chung đã có sự suy giảm đi rất nhiều nhưng đáng lưu ý là khối lượng của các phiên tăng giá cũng giảm đi không kém (thậm chí còn thấp hơn các phiên giảm giá gần đây).

⇒ Áp lực mua trên thị trường còn yếu, các thanh nến phần lớn đều để lại bóng nến trên nên ở giai đoạn này theo mình anh em nên kiên nhẫn chờ đợi cơ hội khi giá BOO quay về $13.80.

Chart BOO/USDT (D) Sàn MEXC

LooksRare - Top 1

“Trùm cuối” trong danh sách dự án có giá rẻ nhất của Jack Niewold đó chính là LooksRare. 

LooksRare là một nền tảng NFT Marketplace với P/E chỉ nằm ở mức 0.4. 

Nó đang trên đà tăng gấp đôi giá trị lợi nhuận trong năm nay. Nếu LooksRare là một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ, nó sẽ được xem là cổ phiếu có P/E thấp thứ 2 trên thị trường.

Các khoản thanh toán trên nền tảng đều bằng ETH và hiện tại tỷ lệ lợi nhuận thu về đang tăng 241% mỗi năm. Để được chia sẻ doanh thu từ dự án, anh em cần phải Stake token LOOKS. 

Lưu ý rằng, LooksRare sẽ share lại doanh thu với anh em bằng ETH. Vì ETH là một đồng có vốn hoá lớn thứ 2 trong thị trường nên điều này giúp lợi nhuận của anh em tránh được rủi ro biến động lớn như những đồng token có vốn hoá thấp.

Ở thời điểm hiện tại, nếu anh em stake một lượng LOOKS token có giá trị 1 ETH thì một năm anh em kiếm khoảng 2.41 ETH ⇔ Lợi nhuận 240% một năm. 

Xu hướng giá của LOOKS

Giá của LOOKS trong khung D có thể thấy đang trong một xu hướng giảm khá mạnh (đường trendline rất dốc).

Với sự xuất hiện của thanh nến có bóng nến trên ngày trước cùng khối lượng cao → Cho thấy rằng áp lực bán trên thị trường đang rất lớn, phe bán đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Chart LOOKS/USDT (D) Sàn Gate.io

Tổng kết

Như mình đã nói ở phần đầu, chỉ số P/E sẽ cho anh em cái nhìn tổng quan về việc bỏ ra một đồng vốn thì sẽ thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận đối với một dự án 

→ Một cách định giá khá hay để tìm ra dự án đang có giá trị thấp hơn giá trị thực tế của chúng.

Nhược điểm của phương pháp này nằm ở chỗ chưa tính đến tỷ lệ lạm phát thông qua các hoạt động incentive, cung token thêm ra ngoài thị trường. 

Và đồng thời chỉ những dự án có doanh thu rõ ràng chúng ta mới có thể áp dụng được phương pháp định giá này. 

Mặt khác, dự án có P/E cao không hẳn là một dự án không tốt. Vì bản chất doanh thu luôn biến động nên nếu dự án có P/E cao khả năng cao là do dự án đó mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận ổn định hơn.

Trên đây là góc nhìn của Jack Niewold và một số quan điểm cá nhân của mình về các dự án trong thị trường. 

Anh em nghĩ sao về phương pháp này cũng như các dự án được ông đề xuất phía trên? Hãy cùng mình thảo luận bằng cách comment ngay bên dưới bài viết này nhé!

Xem thêm: BTC tiếp tục giảm mạnh - Altcoin chia 2 chia 3 nếu vốn hoá tiến về vùng này

RELEVANT SERIES