Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Vana là gì? Blockchain Layer 1 vừa mắt trên Binance Launchpool

Vana là một trong số ít dự án layer 1 được ra mắt trên Binance Launchpool và nhận đầu tư từ những tên tuổi lớn như Paradigm, Coinbase Ventures, Polychain Capital. Cùng tìm hiểu về dự án Vana qua bài viết sau.
Hunt
Published Dec 23 2024
Updated Dec 23 2024
9 min read
dự án vana

Vana là gì?

Vana là dự án blockchain layer 1 tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine), tập trung vào việc bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân.

giao diện vana
Dự án Vana

Khác biệt lớn nhất của Vana so với các blockchain truyền thống là khả năng chuyển dữ liệu thành một loại tài sản kỹ thuật số có tính thanh khoản. Thông qua Vana, người dùng không chỉ quản lý dữ liệu của họ mà còn kiếm tiền từ việc chia sẻ dữ liệu để huấn luyện các mô hình AI.

Ngày 13/12/2024, Binance giới thiệu Vana là dự án thứ 62 trên nền tảng Launchpool.

advertising

Cơ sở hạ tầng của Vana

Data Liquidity Layer (Lớp thanh khoản dữ liệu)

Data Liquidity Layer giúp thu thập, xác thực và quản lý dữ liệu được chia sẻ bởi người dùng thông qua các Data Liquidity Pools (DLPs). Đây là lớp cơ sở giúp tập hợp dữ liệu thô, biến nó thành tài sản dữ liệu có thể khai thác giá trị.

Hoạt động của Data Liquidity Layer:

  • Thu thập dữ liệu từ người dùng: Người dùng có thể đóng góp dữ liệu của mình vào các DLPs (Data Liquidity Pools), mỗi DLP có thể tập trung vào một loại dữ liệu cụ thể, chẳng hạn như dữ liệu tài chính, dữ liệu sức khỏe hoặc dữ liệu từ các nền tảng mạng xã hội.
  • Xác thực và quản lý dữ liệu: Dữ liệu được xác thực để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và hữu ích. Các kỹ thuật như ZKP (Zero-Knowledge Proofs) và TEE (Trusted Execution Environment) được sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và mã hóa dữ liệu mà không cần tiết lộ nội dung của nó.
  • Phân phối phần thưởng: Người dùng sẽ nhận phần thưởng dưới dạng token VANA hoặc phần thưởng khác khi họ đóng góp dữ liệu vào DLP. Phần thưởng phụ thuộc vào chất lượng và tính hữu ích của dữ liệu.
  • Quyền kiểm soát dữ liệu: Người dùng không chỉ được nhận phần thưởng mà còn có quyền tham gia vào quản trị. Họ có quyền biểu quyết và tham gia vào việc đưa ra các quyết định liên quan đến cách dữ liệu của họ được sử dụng.
cơ sở hạ tầng vana
Cơ sở hạ tầng của Vana. Nguồn: Vana

Data Portability Layer (Lớp chuyển đổi dữ liệu)

Data Portability Layer biến dữ liệu thành tài sản mã hóa trên blockchain, đóng vai trò là cầu nối giữa người dùng (người cung cấp dữ liệu) và các nhà phát triển (người cần dữ liệu). Đây là nền tảng giao dịch dữ liệu của Vana, nơi mà người dùng có thể dễ dàng chia sẻ và khai thác giá trị từ dữ liệu của mình.

công nghệ chuyển đổi dữ liệu vana
Công nghệ của Vana giúp chuyển đổi dữ liệu của người dùng thành tài sản blockchain

Cách thức hoạt động:

  • Người dùng chia sẻ dữ liệu: Bạn có thể chia sẻ dữ liệu từ ứng dụng sức khỏe (Google Fit, Apple Health) hoặc dữ liệu hoạt động tài chính của mình.
  • Dữ liệu được mã hóa và chuyển đổi thành tài sản mã hóa: Dữ liệu này được mã hóa và chuyển thành tài sản có thể giao dịch trên blockchain.
  • Doanh nghiệp mua quyền sử dụng dữ liệu: Các công ty hoặc nhà phát triển AI sẽ mua quyền truy cập dữ liệu thông qua Data Portability Layer.
  • Người dùng nhận phần thưởng: Mỗi khi dữ liệu của bạn được sử dụng, bạn nhận được một khoản phần thưởng tương ứng với mức độ đóng góp.

Các lợi ích chính của Data Portability Layer:

  • Kiểm soát dữ liệu: Người dùng có thể giới hạn quyền truy cập và lựa chọn xem ai có quyền sử dụng dữ liệu của họ.
  • Kiếm phần thưởng: Mỗi khi dữ liệu của người dùng được nhà phát triển sử dụng, họ nhận được phần thưởng.
  • Dữ liệu không bị khóa: Dữ liệu có thể dễ dàng di chuyển giữa các ứng dụng khác nhau, đảm bảo tính linh hoạt cho người dùng.

Vana Chain (Blockchain Layer 1)

Vana Chain là blockchain layer 1 của Vana, đóng vai trò như một lớp nền tảng để quản lý các giao dịch dữ liệu, ghi nhận các hoạt động quản trị, xác thực và các quyền sở hữu dữ liệu. Đây là lớp cơ sở cho toàn bộ hoạt động của Vana.

Cơ chế hoạt động của Vana Chain:

  1. Ghi nhận giao dịch: Mọi giao dịch diễn ra trên Data Portability Layer hoặc Data Liquidity Layer sẽ được ghi nhận trên Vana Chain.
  2. Quản lý quyền sở hữu dữ liệu: Quyền sở hữu dữ liệu được mã hóa và ghi nhận trên chuỗi khối để bảo vệ quyền sở hữu của người dùng.
  3. Xử lý hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh tự động phân phối phần thưởng, quản lý các DataDAO và thực hiện các quy trình liên quan đến dữ liệu.
  4. Hỗ trợ quản trị (Governance): Người dùng có thể tham gia quản trị các quyết định quan trọng của Vana thông qua quyền biểu quyết trên Vana Chain.

Cách hoạt động của Vana

Vana cho phép người dùng kiểm soát toàn bộ dữ liệu cá nhân của họ và chuyển đổi dữ liệu thành một tài sản kỹ thuật số có tính thanh khoản. Trước hết, người dùng sử dụng máy chủ cá nhân (Personal Server) để lưu trữ và quản lý dữ liệu cá nhân. Tất cả dữ liệu đều được mã hóa bằng khoá mã hóa cá nhân (Personal Encryption Key) trước khi được chia sẻ.

Sau khi dữ liệu đã được bảo mật, người dùng có thể chia sẻ dữ liệu thông qua Data Liquidity Pools (DLPs). Mỗi DLP hoạt động như một pool thanh khoản" tập trung, giúp quản lý dữ liệu từ nhiều người dùng. DLP xác thực dữ liệu bằng các tiêu chí chất lượng và cho phép sử dụng dữ liệu để huấn luyện các mô hình AI.

hệ sinh thái vana
Hệ sinh thái Vana kết nối chặt chẽ, tạo điều kiện cho token Vana phát triển

Trong quá trình huấn luyện AI, dữ liệu từ người dùng sẽ được huấn luyện trong Secure Enclaves (Môi trường an toàn). Các mô hình AI được huấn luyện bằng dữ liệu này mà không làm lộ nội dung thô của dữ liệu. Doanh thu thu được từ việc huấn luyện mô hình AI sẽ được phân phối cho những người đóng góp dữ liệu tựa DLPs dưới dạng token VANA.

Tthông tin về token VANA

VANA token key metrics

  • Token Name: Vana
  • Ticker: VANA
  • Tổng cung: 120,000,000 VANA

Phân bổ token VANA

Phân bổ token VANA như sau:

vana tokenomics
Phân bổ VANA token

Lịch vesting token VANA

Token VANA được unlock theo 4 giai đoạn kéo dài 24 tháng, nhằm khuyến khích người dùng và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái.

  • Giai đoạn 1 (0 - 6 tháng): Xây dựng thanh khoản dữ liệu, tập trung vào việc thu hút người dùng, khởi động các DataDAO, khuyến khích người đóng góp dữ liệu và phần thưởng staking.
  • Giai đoạn 2 (6 - 12 tháng): Thúc đẩy đổi mới AI, tăng cường sáng tạo AI, hỗ trợ phát triển các AI agent sở hữu tập thể. Phần thưởng bắt đầu được cấp cho các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng AI mới.
  • Giai đoạn 3 (12 - 18 tháng): Phi tập trung hóa và quản trị, tăng cường quyền kiểm soát của cộng đồng, chuyển quyền quản trị dần sang DAO. Emissions (phát hành token) bắt đầu giảm dần, ưu tiên các khoản phí giao dịch làm nguồn tài trợ cho hệ thống.
  • Giai đoạn 4 (18 - 24 tháng): Mở rộng mạng lưới hệ sinh thái Vana hướng tới mô hình bền vững hơn, dựa vào doanh thu từ phí giao dịch để duy trì nguồn quỹ. Quá trình tích hợp các DataDAO và các hoạt động phi tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong giai đoạn này.
lịch vesting vana
Lịch vesting VANA

Nhà đầu tư của Vana

Dự án Vana đã huy động thành công 25 triệu USD qua 3 vòng gọi vốn. Vòng đầu tiên (Seed) diễn ra vào ngày 1/12/2021, Vana thu về 2 triệu USD do Polychain Capital dẫn dắt, cùng sự tham gia của MH Ventures. Đây là nguồn vốn khởi đầu giúp dự án xây dựng nền tảng ban đầu.

Đến ngày 1/12/2022, Vana tiếp tục gọi vốn thành công 18 triệu USD trong vòng Series A, do Paradigm dẫn đầu, với sự tham gia của Polychain Capital và các nhà đầu tư khác.

Gần đây nhất, vào ngày 18/9/2024, Vana đã hoàn tất vòng gọi vốn chiến lược (Strategic) và huy động thêm 5 triệu USD, với Coinbase Ventures là nhà đầu tư chính. Tổng cộng, Vana đã huy động được 25 triệu USD qua 3 vòng, tạo nền tảng tài chính vững chắc để phát triển trong tương lai.

vòng gọi vốn gần nhất của vana
Tổng số tiền Vana huy động được qua 3 vòng. Nguồn: Vana

Thông tin về dự án Vana

Đọc thêm: BullX là gì? Hướng dẫn sử dụng trading bot có volume lớn nhất hiện tại

RELEVANT SERIES