Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Vitalik Buterin từng bị Ripple từ chối khi đi xin việc, đó là “một món quà”?

Tương lai của Vitalik Buterin đã có thể khác nếu như anh được nhận vào làm việc tại Ripple.
Avatar
Hunt
Published Aug 28 2024
Updated Aug 28 2024
6 min read
vitalik bị ripple từ chối

Zeng Jiajun, core contributor của dự án Soul Wallet trên Ethereum và cũng là bạn thân của Vitalik Buterin, đã nêu lên quan điểm của mình về việc bị sa thải hoặc bị từ chối khi đi xin việc. Theo anh, đó đôi khi lại là một món quà tuyệt vời trong đời người.

Trong bài đăng mới nhất trên X, Zeng Jiajun cho biết có rất nhiều trường hợp trong thị trường crypto bị từ chối làm việc và sau đó xây dựng nên đế chế của riêng mình, điển hình như:

  • Vitalik bị từ chối bởi Ripple và sau đó tạo nên Ethereum.
  • Hayden Adams bị cho thôi việc tại Siemens và sau đó tạo nên Uniswap.
  • Hay chính Zeng Jiajun, người từng bị Meituan sa thải và trở thành Core contributor cho Soul Wallet.

Vitalik & Hayden đều bị từ chối trước khi xây dựng đế chế

Vào năm 2013, khi Vitalik Buterin chỉ mới 19 tuổi, anh đã từng ứng tuyển vào Ripple Labs - công ty đứng sau giao thức Ripple. Ở thời điểm đó, Ripple là một trong những dự án tiên phong sử dụng công nghệ blockchain cho các dịch vụ tài chính, đặc biệt là chuyển tiền quốc tế.

Vitalik đã gửi hồ sơ xin việc và nhận được phản hồi tích cực từ phía Ripple. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi Ripple không thể hỗ trợ việc xin visa cho Vitalik, điều kiện bắt buộc để anh có thể làm việc tại Mỹ.

Lúc đó, Ripple vẫn còn là một công ty non trẻ, không có đủ tài nguyên hoặc quy trình để hỗ trợ việc xin visa cho nhân viên nước ngoài. Điều này dẫn đến việc Vitalik không thể gia nhập Ripple.

Sau khi bị từ chối, Vitalik đã quyết định tập trung toàn bộ năng lượng để xây dựng dự án riêng của mình, dẫn đến sự ra đời của Ethereum vào cuối năm 2013.

vitalik buterin
Vitalik khó khăn trong việc xin Visa vào Mỹ ở những năm đầu của sự nghiệp

Cũng tương tự như Vitalik, Hayden Adams đã trải qua một bước ngoặt lớn khi anh bị sa thải khỏi Siemens vào năm 2017. Là một kỹ sư cơ khí, Hayden chưa từng nghĩ rằng mình sẽ bước chân vào lĩnh vực blockchain. Nhưng sau khi mất việc, anh quyết định tự học lập trình và khám phá Ethereum.

Từ những bước đầu khó khăn, Hayden đã phát triển Uniswap, giao thức phi tập trung cho phép người dùng hoán đổi các token ERC-20 mà không cần thông qua các sàn giao dịch tập trung. Uniswap nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng hàng đầu và quan trọng nhất trong hệ sinh thái Ethereum.

hayden adams
Hayden Adams cũng từng bị đuổi việc trước khi tạo ra Uniswap
advertising

Mức lương 139,000 USD/năm, Vitalik chi tiêu thế nào cho Ethereum?

Mặc dù là Founder của dự án Ethereum có giá trị vốn hóa gần 300 tỷ USD, nhưng Vitalik chia sẻ rằng anh chỉ nhận được mức lương khoảng 139,000 USD mỗi năm (khoảng 3.5 tỷ VNĐ). Đồng thời Vitalik Buterin và đội ngũ dự án cũng vừa chia sẻ chi tiêu của Ethereum Foundation trong năm 2022 và 2023.

Trong cả hai năm 2022 và 2023, chi tiêu nội bộ của Ethereum Foundation chiếm khoảng 38% tổng ngân sách, trong khi 62% còn lại được dành cho các hoạt động bên ngoài, bao gồm các khoản tài trợ.

chi tiêu ethereum foundation
Chi tiêu của Ethereum Foundation trong năm 2023

Chi tiêu nội bộ bao gồm các nhóm làm việc trực thuộc Ethereum Foundation, như:

  • Geth: Nhóm phát triển và duy trì Geth, một trong những phần mềm client chính của Ethereum.
  • Privacy & Scaling Explorations (PSE): Nhóm nghiên cứu và phát triển các giải pháp mở rộng và bảo mật cho Ethereum.
  • Solidity: Nhóm phát triển và duy trì ngôn ngữ lập trình Solidity, được sử dụng rộng rãi trong việc viết hợp đồng thông minh trên Ethereum.
  • Cryptography Research: Nhóm nghiên cứu về mật mã học, hỗ trợ bảo mật cho Ethereum.
  • Robust Incentives Group (RIG): Nhóm nghiên cứu các cơ chế khuyến khích trong hệ thống blockchain Ethereum.
  • Devcon: Nhóm tổ chức Devcon, sự kiện quan trọng của cộng đồng Ethereum.
  • Ethereum.org: Nhóm phát triển và duy trì trang web chính thức của Ethereum.
  • Next Billion: Nhóm tập trung vào việc mở rộng sự tham gia và hỗ trợ cho các cộng đồng mới.

Chi tiêu bên ngoài của EF chủ yếu bao gồm các khoản tài trợ dự án. Trong 4 năm qua, EF đã công bố định kỳ các báo cáo về hoạt động tài trợ của mình trên blog chính thức của Ethereum.

Năm 2023, danh mục chi tiêu lớn nhất là "New Institutions" chiếm 36.5% tổng chi tiêu. Mục tiêu của danh mục này là hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức mới nhằm củng cố và tăng cường hệ sinh thái Ethereum trong dài hạn. Một số tổ chức nhận được tài trợ trong danh mục này bao gồm:

  • Nomic Foundation: Tổ chức hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý và tài chính cho Ethereum.
  • Decentralization Research Centre: Trung tâm nghiên cứu về phân quyền trong hệ sinh thái blockchain.
  • L2Beat: Dự án theo dõi và phân tích các giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum.
  • 0xPARC Foundation: Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phi tập trung trên Ethereum.
các dự án nhận tài trợ ethereum foundation
Các dự án nhận tài trợ của Ethereum Foundation được cập nhật liên tục

Ethereum Foundation cũng vừa chuyển một lượng lớn ETH trị giá 94 triệu USD sang sàn Kraken vào ngày 25/08.

Mặc dù có những lo ngại từ cộng đồng rằng quỹ này có thể đang bán Ethereum để tối ưu hóa tài chính, nhưng Aya Miyaguchi (giám đốc điều hành của Foundation) đã khẳng định đây chỉ là một phần trong chiến lược quản lý tài chính của tổ chức, chứ không phải là dấu hiệu của một đợt bán tháo lớn.

Đọc thêm: MakerDAO đổi tên thương hiệu, phát hành USDS và SKY thay thế DAI và MKR

RELEVANT SERIES