Bank of America: Nhà phân tích đưa ra ý kiến trái chiều với Bitcoin
Một nhà phân tích đang làm nóng lại luồng chỉ trích đã từng xảy ra với Bitcoin vào năm 2017.
Chắc hẳn chúng ta còn nhớ quãng thời gian đen tối của Bitcoin năm 2017 khi mọi luồng chỉ trích đều hướng về Bitcoin và xem nó là không có giá trị lâu dài hay hiện hữu. Tới hôm nay khi thị trường crypto đang bùng nổ, nhà phân tích Francisco Blanch từ Bank of America đã nhắc lại các chỉ trích đó như lời cảnh báo tới cộng đồng của mình.
Theo đó, Blanch đã lên tiếng đánh giá Bitcoin là tài sản "đặc biệt dễ bay hơi", "không thực tế" và “gây hại cho môi trường”.
Bitcoin là tài sản dễ bay hơi và không thực tế
Blanch cũng đã đo lường và từ đó khẳng định tiền điện tử là một phương thức thanh toán không thực tế vì nó chỉ có thể xử lý 1,400 giao dịch mỗi giờ so với 236 triệu giao dịch mà Visa xử lý.
Báo cáo với lập trường cứng rắn chống lại crypto của Blanch trái ngược hoàn toàn với cách làm của các ngân hàng lớn khác như Morgan Stanley, Goldman Sachs và JPMorgan (vốn đã chấp nhận Bitcoin như một tài sản).
Một số ý kiến từng cho rằng vì lượng cung khan hiếm của Bitcoin (21 triệu) nên chắc chắn sẽ thúc đẩy nó tăng giá theo thời gian. Còn theo Blanch lập luận thì sự tăng giảm giá phụ thuộc vào quy luật cung - cầu, vì nguồn cung là cố định nên nhu cầu dao động sẽ dẫn tới giá giao động theo.
Blanch cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Bitcoin là một tài sản an toàn:
“Bitcoin cũng giống như các tài sản rủi ro khác, nó không bị ràng buộc với lạm phát và đặc biệt dễ bay hơi, khiến nó khó trở thành kho lưu trữ của cải hay phương thức thanh toán”.
Do đó việc nắm giữ Bitcoin không phải là đa dạng hóa danh mục đầu tư, thu lại lợi nhuận ổn định hay bảo vệ lạm phát mà khiến cho giá của nó ngày càng tăng cao vì càng nhiều người mua, giá càng lên.
Vì nhiều nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận mà họ nhận được nên đứng trước báo cáo Bitcoin là tài sản hoạt động tốt nhất trong 10 năm qua, họ chấp nhận đầu tư và gạt bỏ các ý kiến chỉ trích về Bitcoin sang một bên.
Bitcoin tác động xấu tới môi trường
Blanch cũng đề cập đến tác động đáng quan ngại của Bitcoin đối với môi trường. Và rằng khi cộng đồng gia tăng nhận thức về tác động tiêu cực của Bitcoin, các doanh nghiệp đầu tư và chấp nhận tài sản này phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu vì nó mâu thuẫn với mong muốn bảo vệ môi trường của các cổ đông.
Đọc thêm: Đầu tư Bitcoin và vấn đề môi trường
BoA tuyên bố rằng hoạt động Bitcoin có lượng khí thải carbon cao nhất trong tất cả các hoạt động từ tiền đô la. Báo cáo ước tính rằng việc sử dụng năng lượng của Bitcoin đã tăng hơn 200% trong hai năm qua và hiện có thể so sáng ngang với lượng tiêu thụ của các quốc gia cỡ trung như Hà Lan, Hy Lạp và Cộng hòa Séc.
Trong khi các Bitcoiners thường trích dẫn các số liệu cho thấy từ 39% đến 76% hoạt động khai thác Bitcoin sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, báo cáo của BoA lại khẳng định rằng trên thực tế, ba phần tư hoạt động khai thác BTC diễn ra ở Trung Quốc và ở đất nước này năng lượng chủ yếu được sản xuất bằng than.
BoA tuyên bố rằng giá cả tăng cao dẫn đến khó khăn trong khai thác, điều này làm tăng sản lượng carbon của hoạt động khai thác Bitcoin một cách đáng kể.
"Sự phức tạp ngày càng tăng của hệ thống cuối cùng tạo ra một chu kỳ môi trường luẩn quẩn bao gồm tăng giá, tăng tiêu thụ năng lượng và cuối cùng là tăng phát thải CO2."
Nhà phân tích còn so sánh:
"Một giao dịch mua Bitcoin với mức giá ~ 50,000 USD có lượng khí thải carbon là 270 tấn, tương đương với 60 chiếc ô tô chạy bằng xăng."
Blanch cũng không quên lưu ý rằng có 181 công ty phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến Bitcoin xung quanh "rửa tiền, tham nhũng, hối lộ, gian lận và vi phạm dữ liệu riêng tư".
Sau khi phân tích được đưa ra, khách hàng của Bank of America có thể không đồng ý. Điều này thể hiện qua kết quả cuộc khảo sát của bộ phận quản lý quỹ thuộc Bank of America rằng tỉ lệ giao dịch mua Bitcoin đạt mức cao nhất trong tháng 1.
Bạn có nghĩ Bitcoin năm 2021 sẽ bị ảnh hưởng bởi những chỉ trích trái chiều này không?
Có thể bạn quan tâm: Cựu CEO BitMEX tự nguyện đầu hàng chính quyền