Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

05 cách xác định hỗ trợ kháng cự đơn giản

Hỗ trợ - kháng cự là một yếu tố rất quan trọng trong PTKT. Vậy xác định mức kháng cự - hỗ trợ như thế nào để tối ưu tỷ lệ thắng?
Avatar
kaylin
Published Jun 20 2021
Updated Aug 08 2022
16 min read
thumbnail

Hỗ trợ - kháng cự là một trong những yếu tố quan trọng trong một bài phân tích và nó cũng góp phần quyết định liệu một lệnh giao dịch (entry - take profit - stoploss) sẽ thắng hay thua. 

Như chúng ta đã biết một ngưỡng hỗ trợ - kháng cự mạnh phải thoả 3 yếu tố:

  • Đi qua các đỉnh giá.
  • Đi qua các đáy giá.
  • Có nến bao trùm đi qua (đây là điểm phá vỡ mạnh, bạn có thể hiểu đơn giản là nơi mọi người đều đồng lòng mua hoặc bán không có sự do dự).

Và việc có thể vẽ một hỗ trợ kháng cự mạnh thỏa mãn cả 3 yếu tố trên là điều không dễ dàng cũng như không phải lúc nào chúng ta cũng vẽ được. 

Nên bài viết ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu 5 phương pháp vẽ hỗ trợ kháng cự mà mình sử dụng thường xuyên và thấy hiệu quả đến thời điểm này. Qua đó, bạn cũng có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp với mình nhất, bắt tay vào thực hành để tìm được một vị thế đẹp khi giao dịch.

Tìm hiểu ngay kháng cự và hỗ trợ là gì để hiểu hơn về bản chất và các lưu ý khi giao dịch với loại indicator này!

05 phương pháp giúp tìm đường Hỗ trợ - Kháng cự chính xác

Pivot 

1. Pivot là gì?

Điểm pivot là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường theo các khung thời gian khác nhau. Điểm pivot chỉ đơn giản là mức trung bình giữa giá cao, giá thấp và giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.

Để cài đặt chỉ báo Pivot vào chart bạn có thể vào TradingView:

  • Bước 1: Bấm vào Fx (các chỉ báo và chiến lược) và nhập vào ô tìm kiếm từ “điểm".
  • Bước 2: Bạn bấm vào dòng “Điểm pivot tiêu chuẩn” là đã cài xong chỉ báo Pivot nhé.

Sau khi cài đặt, bạn hãy kiểm tra lại một lần nữa chỉ báo đã đúng chưa nhé. 

Điểm Pivot là các đường màu cam như hình. Cấu tạo của Pivot tối đa sẽ gồm có 11 đường, trong đó:

  • P: Pivot point (điểm Pivot).
  • S1, S2, S3, S4, S5: Support (mức hỗ trợ).
  • R1, R2, R3, R4, R5: Resistance (mức kháng cự).

Ở mỗi mức giá bất kì đều có 11 đường: 5 kháng cự, 5 hỗ trợ và điểm Pivot là quan trọng nhất. 

  • Khi P nằm trên giá: Xu hướng giảm.
  • Khi P nằm dưới giá: Xu hướng tăng.

Bên cạnh đó, tuỳ vào nhu cầu sử dụng của từng cá nhân. Nếu bạn thấy 11 đường này quá nhiều có thể tuỳ chỉnh tắt bớt.

Để ẩn bớt các đường này, bạn chỉ cần bấm vào logo bánh xe (cài đặt) ở chỉ báo và ẩn bớt các đường bạn muốn.

Các khung thời gian có chung mức giá của Pivot: 

  • W, M.
  • D3, D.
  • H4, H1, M30.
  • M15, M5, M3.

2. Cách sử dụng Pivot

Cách đơn giản nhất để sử dụng Pivot là dùng như các đường hỗ trợ kháng cự ở các khung thời gian khác nhau. Nếu giá chạm vào Pivot và đảo chiều thì đó là một đường Pivot mạnh. 

Bên cạnh đó, bạn không nên chỉ dùng Pivot để giao dịch vì tín hiệu nhiễu khá nhiều, chỉ nên dùng Pivot để tham khảo cũng như kiểm tra lại các đường hỗ trợ kháng cự mình đã vẽ liệu có chính xác chưa.

Lưu ý: Nếu chỉ dùng Pivot để giao dịch chắc chắn bạn sẽ thua lỗ.

Như ví dụ dưới đây, (chart BTCUSDT khung D) giá chỉ phản ứng tốt với một số vùng Pivot nhất định và con số này thấp hơn 50%.

Bên cạnh đó, một mẹo nhỏ cho các bạn khi dùng Pivot đó là hãy sử dụng Pivot của khung lớn để vẽ mức kháng cự hỗ trợ, sau đó vào khung nhỏ để phân tích và giao dịch.

  • Nếu bạn trade ở khung M5 - M15, hãy dùng Pivot khung H1 - H4.
  • Nếu bạn trade ở khung H1 - H4, hãy dùng Pivot khung D.

Volume Profile 

1. Volume Profile là gì?

Volume Profile (Vùng ấn định) là một nghiên cứu biểu đồ nâng cao hiển thị hoạt động giao dịch trong một khoảng thời gian xác định ở các mức giá được chỉ định. 

Nói một cách dễ hiểu, Volume Profile sẽ cho chúng ta biết được ở một khoảng thời gian nhất định, vùng giá nào có khối lượng giao dịch cao, vùng giá nào có khối lượng giao dịch thấp. 

Volume Profile là một công cụ được sử dụng rất nhiều trên thế giới, đặc biệt là những quỹ đầu tư. 

Để cài đặt chỉ báo Volume Profile vào chart bạn có thể vào Tradingview:

  • Bước 1: Bấm vào Fx (các chỉ báo và chiến lược) và nhập vào ô tìm kiếm từ “vùng"
  • Bước 2: Bạn bấm vào dòng “Vùng ấn định”.
  • Bước 3: Bạn hãy nhấn vào dấu x để trở lại chart.
  • Cuối cùng là bạn hãy click vào khoảng thời gian cần đo nhé.

Như ví dụ sau mình đo BTCUSDT khung D từ 26/01/2021 đến 10/05/2021. 

2. Cách sử dụng Volume Profile

Thông thường, mình sẽ dùng Volume Profile để tìm:

  • Hỗ trợ sau một đợt sóng tăng.
  • Kháng cự sau một đợt sóng giảm.

Phương pháp này có thể được sử dụng khi giá vừa break out một xu hướng tăng hay giảm bất kì.

Nhưng trước hết, để sử dụng phương pháp này hiệu quả, bạn phải thành thạo trong việc xác định xu hướng nhé. Xác định đúng xu hướng sẽ gia tăng xác suất chính xác khi bạn vẽ hỗ trợ kháng cự, gần như trên 80%.

Tìm hỗ trợ - đo sóng tăng

  • Đầu tiên, bạn hãy xác định đúng một xu hướng tăng vừa bị phá vỡ. Trong ví dụ trên, mình dễ dàng khẳng định đây là một đường xu hướng mạnh khi nó đi qua trên 3 đáy, và nó nên retest.
  • Tiếp theo là xác định vùng giá cao nhất và thấp nhất trên xu hướng tăng này (mình đã đánh dấu bằng 2 mũi tên màu cam).
  • Dùng Volume Profile đặt vào vùng thấp nhất và cao nhất trên chart.

Quan sát kỹ các đường hỗ trợ mình vẽ trên hình, bạn thấy chúng có đặc điểm gì đặc biệt không?

Chắc hẳn rằng đa số các bạn sẽ nghĩ vùng nào có khối lượng giao dịch lớn sẽ là vùng hỗ trợ kháng cự mạnh. Tuy nhiên, cách xác định thì hoàn toàn ngược lại. Các đường hỗ trợ được vẽ ở vùng giá trên hoặc dưới một thanh hay một vùng volume có khối lượng lớn.

Qua đó, mình vẽ được 4 vùng hỗ trợ. Giờ hãy xem kết quả:

Giá đã phản ứng khá tốt với 3 trong số 4 đường mình đã vẽ. Lý do BTC không rớt xuống vùng hỗ trợ thứ 4 có thể lý giải là do sau khi chạm đường thứ 3 BTC đã tạo thành mô hình vai đầu vai để đảo chiều thành xu hướng tăng.

Tìm kháng cự - đo sóng giảm 

  • Đầu tiên, bạn hãy xác định đúng một xu hướng giảm vừa bị phá vỡ. Trong ví dụ trên, mình dễ dàng khẳng định đây là một đường xu hướng mạnh khi nó đi qua trên 3 đỉnh và có nến bao trùm dài break đường xu hướng.
  • Tiếp theo là xác định vùng giá cao nhất và thấp nhất trên xu hướng tăng này (mình đã đánh dấu bằng 2 mũi tên màu cam).
  • Dùng Volume Profile đặt vào vùng thấp nhất và cao nhất trên chart.

Bạn hãy quan sát kỹ các đường hỗ trợ mình vẽ trên hình xem chúng có đặc điểm gì đặc biệt?

Đó là các đường kháng cự được vẽ ở vùng giá trên hoặc dưới một thanh hay một vùng volume có khối lượng lớn.

Qua đó, mình vẽ được 3 vùng kháng cự. Giờ hãy xem kết quả:

Giá đã phản ứng khá tốt với các đường mình vẽ. Phương pháp này giúp bạn vẽ được các vùng kháng cự hỗ trợ khá đúng. Bên cạnh đó nó cũng có một số hạn chế:

  • Vì volume là các thanh nên bạn chỉ vẽ được các vùng hỗ trợ kháng cự, bạn cần phải quan sát thêm để có thể vẽ chính xác một đường giá.
  • Công cụ này không thể xài free mà bạn phải trả phí hằng tháng.

Fibonacci

1. Fibonacci là gì?

Trong phân tích và giao dịch, Fibonacci thường được dùng để tìm các vùng hỗ trợ và kháng cự. Đặc biệt là sau một sóng BIẾN ĐỘNG MẠNH TĂNG hoặc GIẢM.

Để tìm hỗ trợ kháng cự mình sẽ dùng 2 loại là:

  • Fibonacci Retracement: Fibonacci thoái lui.
  • Fibonacci Extension: Fibonacci mở rộng.

Fibonacci là công cụ có sẵn trên tradingview. Để dùng fibonacci khá đơn giản, bạn nhìn thanh công cụ bên trái chọn biểu tượng thứ 4 từ trên đếm xuống (bước 1) và click vào một trong 2 công cụ như hình ở bước 2.

2. Cách sử dụng Fibonacci

2.1. Fibonacci thoái lui 

Sau một sóng tăng mạnh, giá sẽ có xu hướng giảm nhẹ để điều chỉnh. Fibonacci thoái lui là công cụ giúp bạn dự đoán được vùng giá mà nó hồi về. 

Để đo được vùng giá hồi về, bạn cần xác định điểm đầu và đỉnh 1 của sóng tăng đó.

Sau khi xác định xong 2 điểm, dùng Fibonacci thoái lui đặt vào 2 điểm này mình sẽ có các mức fibo sau.

Đối với Fibonacci thoái lui thì 2 mức 0.5 & 0.618 được xem là 2 vùng hỗ trợ mạnh nhất bạn có thể đón.

Như ở ví dụ dưới đây, giá đã phản ứng khá tốt với mức fibo 0.618 khi liên tục đóng nến trên vùng này.

2. Fibonacci mở rộng 

Đây là loại fibonacci giúp bạn tìm được mục tiêu mà giá hướng đến, nghĩa là sau khi giá chạm vào các vùng của Fibonacci Extension thì sẽ có xu hướng hồi nhẹ hoặc đảo chiều.

Fibonacci mở rộng được sử dụng sau khi giá xuất hiện đỉnh số 1 và đã hồi ở đáy số 2 => dự đoán giá sẽ tăng và tạo đỉnh mới.

Khi sử dụng Fibonacci mở rộng, bạn cần tìm 2 sóng giá:

  • Sóng đầu tiên là sóng 1 đại diện cho biến động giá theo xu hướng chính.
  • Sóng thứ hai là sóng 2 đại diện cho sự điều chỉnh của biến động của sóng 1.

Công cụ mở rộng Fibonacci được sử dụng để tìm vị trí của sóng thứ ba (Đỉnh 3). Để dùng loại Fibo này, bạn cần tìm 3 điểm là điểm bắt đầu sóng 1, đỉnh 1 và đáy 2.

Dùng Fibonacci mở rộng đặt vào 3 điểm: bắt đầu sóng 1, đỉnh 1 và đáy 2. Bạn sẽ có đỉnh 3 có thể ở một trong 3 mức Fibo 0,786 (hoặc 0.618) và 1.0, sẽ có trường hợp sóng mạnh (thị trường pump) lên tới 1,618.

Trong trường hợp này giá đã chạm fibo 1.618. Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy khi giá chạm đến 2 vùng fibo còn lại đều có sự phản ứng ở 2 đường này - sẽ hồi nhẹ trước khi tiếp tục tăng.

Khuyết điểm của phương pháp này là việc khó xác định chính xác điểm vẽ fibo. Vì có đến 3 điểm cần phải xác định, bạn chỉ cần vẽ sai 1 trong 3 điểm này chắc chắn các vùng giá trên fibo sẽ bị lệch đáng kể.

Có rất nhiều tài liệu hướng dẫn dùng 3 điểm cao nhất và thấp nhất trên biểu đồ giá để đặt fibo, nhưng theo mình điều này chưa chính xác trong mọi trường hợp.

Trước hết, bạn hãy xác định 3 điểm và vẽ fibo một cách tương đối, sau đó quan sát kỹ các vùng giá trước đó xem nó có phản ứng tốt với đường fibo này không. Nếu sau khi vẽ, bạn thấy các vùng giá trước không xem đường fibo này là đường hỗ trợ - kháng cự mạnh thì tốt nhất bạn nên vẽ lại đường khác.

Fibo mở rộng có 3 mức chốt lời thì nên chốt ở mức nào?

Để an toàn, bạn có thể lựa chọn chốt ở mức đầu tiên. Vì đa phần giá sẽ có phản ứng với đường này đầu tiên (chạm giá sẽ hồi nhẹ). Sau khi chốt lời rồi bạn bắt đầu xem xét có nên mua lại không (chờ xuất hiện các tín hiệu buy hoặc khi giá break hẳn qua mức fibo này).

Đối với các bạn đánh dài hơn, hoặc mạo hiểm có thể giữ lệnh chờ đến các mức fibo cao hơn. Bên cạnh đó để giảm rủi ro bạn đó thể xem xét thêm các tín hiệu phân kì hoặc mô hình nến đảo chiều để chốt lệnh.

Các đường trung bình 

1. Đường trung bình động (MA) là gì?

Đường trung bình MA - Moving Average gọi là đường trung bình động, được hiểu là trung bình cộng giá của một loại tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Đường MA là chỉ báo rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật được nhiều người sử dụng. Vì là chỉ báo động nên sẽ luôn đi theo giá.

Ngoài MA còn có một số chỉ báo động khác như: DEMA, EMA, TEMA, WMA,...

Để cài đặt chỉ báo MA vào chart bạn có thể vào Tradingview:

  • Bước 1: Bấm vào Fx (các chỉ báo và chiến lược) và nhập vào ô tìm kiếm từ “MA".
  • Bước 2: Bạn bấm vào dòng “Đường trung bình trượt” là đã cài xong chỉ báo MA nhé.

2. Cách sử dụng đường trung bình động (MA)

Các đường trung bình này được xem là hỗ trợ kháng cự di động của giá. 

  • Nếu đường MA nằm dưới giá cho thấy xu hướng là tăng => Buy.
  • Nếu đường MA nằm trên giá cho thấy xu hướng là giảm => Sell.

Ở phần này mình muốn mở rộng thêm một ứng dụng của các đường MA này là: Dùng đường trung bình động để vẽ cách hỗ trợ kháng cự tĩnh.

Tuy nhiên, vì các đường trung bình này là chỉ báo đi sau giá nên phản ứng sẽ còn chậm cũng như có độ nhiễu nhất định. Để sử dụng phương pháp này, bạn cần tìm ra một đường trung bình hay sử dụng nhất. Ở ví dụ sau mình dùng đường EMA55.

Ở hình sau, giá đã break qua mũi tên đầu tiên bằng nến bao trùm với lực bán rất mạnh, khiến đường EMA ở vùng này bắt đầu giảm. Từ đó, mình sẽ có một đường kháng cự ở ngay vị trí đảo chiều của EMA.

Và sau khi phục hồi giá đã chạm đúng đường kháng cự mình vẽ và tiếp tục rớt (mũi tên thứ hai). Điểm mấu chốt là vị trí quay đầu của đường EMA này chỉ đúng khi được break bằng nến bao trùm có lực bán mạnh.

Phương pháp này theo mình đánh giá là khó sử dụng hơn các phương pháp còn lại, nên đối với các bạn mới chưa thành thạo thì không nên áp dụng phương pháp này nhé!

Kết hợp nhiều phương pháp, chỉ báo

Trên đây là 4 cách vẽ hỗ trợ kháng cự, theo mình không có cách nào tối ưu hơn cách nào cả, mỗi cách sẽ có ưu khuyết điểm khác nhau và tuỳ thuộc khá nhiều vào thị trường.

Vậy nên bạn không có gì phải ngạc nhiên khi đột nhiên mình không thể vẽ chính xác các đường hỗ trợ và kháng cự bằng phương pháp cũ. Vì khi đó thị trường đã thay đổi, và nhiệm vụ của bạn là hãy thay đổi phương pháp khác, luyện tập nhiều hơn.

Bên cạnh đó, để tăng xác suất vẽ hỗ trợ kháng cự chính xác của mình lên, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp trên.

Các phương pháp này bổ trợ cho nhau rất tốt, nếu sử dụng 2 phương pháp khác nhau mà bạn vẽ được các đường kháng cự hỗ trợ trùng nhau chứng tỏ bạn đã vẽ khá chuẩn rồi. 

Thông thường, 2 phương pháp được mình kết hợp nhiều nhất là Fibonacci và Volume Profile, vì cả 2 đều dùng đỉnh và đáy để xác định, bên cạnh đó dùng fibo mình sẽ có chính xác đường giá sẽ hỗ trợ cho Volume Profile. 

Nếu bạn chưa sử dụng thành thạo, hãy luyện tập bằng cách trở về quá khứ và tắt nến đi. Áp dụng từng phương pháp để tìm được phương pháp phù hợp với mình nhất. 

Ưu và nhược điểm của từng phương pháp

Dưới đây là bảng so sánh giữa các phương pháp mình đã nêu phía trên, bạn có thể tham khảo để chọn ra phương pháp phù hợp cho bản thân.

Lời kết

Như vậy, mình đã trình bày xong 05 cách xác định hỗ trợ kháng cự.

Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về kháng cự hỗ trợ cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.

RELEVANT SERIES