Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Hàng rào chống lạm phát - Bitcoin sẽ sớm phát huy tác dụng?

Trong 6 tháng qua, Bitcoin đã giảm gần 50% không chỉ khiến các nhà đầu tư lo lắng mà còn khiến các quốc gia trở nên hoài nghi về các khoản đầu tư của mình.
Avatar
kaylin
Published May 06 2022
Updated Sep 13 2022
8 min read
thumbnail

Tổng quan thị trường 

Trong 6 tháng qua, Bitcoin đã giảm gần 50%. Điều này không chỉ khiến các nhà đầu tư lo lắng mà còn khiến các quốc gia trở nên hoài nghi về các khoản đầu tư của mình. Chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Argentina (CBAR) thông báo rằng họ đã cấm tất cả các ngân hàng trong nước cung cấp tài sản tiền điện tử thông qua hệ thống tài chính do tính chất “dễ bay hơi” và rủi ro cao của tiền điện tử.

Hơn nữa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nêu ra những lo ngại liên quan đến việc áp dụng Bitcoin như là tiền tệ hợp pháp ở El Salvador và Cộng hòa Trung Phi. Những điều này đều liên quan đến bất ổn tài chính và những thách thức kinh tế lớn.

Nhìn chung thị trường đang cho thấy áp lực bán đang suy giảm, tuần vừa rồi các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu bán cắt lỗ thể hiện qua nến và dữ liệu On-chain mình đã đề cập ở bài viết trước.

Ngoài ra, có thể kể đến từ tâm lý hoảng sợ vì mối tương quan của BTC và S&P500 và việc Fed tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản.

Khi Fed liên tục nâng mức lãi suất cơ bản: dòng tiền được rút ra thị trường nhiều nhất dẫn đến volume giao dịch thấp, thanh khoản thấp. Khi đó, thị trường sẽ bị làm giá, nhà đầu tư hoảng sợ liên tiếp bán tháo, BTC trở nên khan hiếm => Cả BTC và thị trường Crypto đã rơi vào downtrend lớn như 2019. Đây là thời điểm cá voi tiếp tục gom hàng và tích lũy.

Hàng rào chống lạm phát - Bitcoin sẽ sớm phát huy tác dụng

Để từ năm 1980, nhờ vào các chính sách từ thống đốc Cục Dự trữ Liên bang - Paul Volcker mà giai đoạn đó, xu hướng giá tiêu dùng bình ổn, mức lạm phát trung bình khoảng 2% mỗi năm làm cho niềm tin vào chính sách tiền tệ độc lập của các ngân hàng trung ương ngày càng tăng. Qua đóm nền kinh tế và thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế phương Tây đã tăng trưởng mạnh.

Đến năm 2000, mọi điều đã được châm ngòi bởi sự sụp đổ của các công ty trong cuộc "khủng hoảng Dotcom". Điều này đã khiến hàng loại các công ty công nghệ và tin học bị phá sản. Kinh tế Mỹ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố 11/9/2001 nổ ra. Sau đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones và các chỉ báo chính của thị trường chứng khoán trải qua tuần tồi tệ nhất trong lịch sử.

Tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra khi Ngân hàng Lehman Brothers Holdings nộp đơn xin phá sản vào ngày 15/9/2008 sau 158 năm hoạt động. Và một tập đoàn ngân hàng lớn khác của Mỹ là Merrill Lynch cũng tuyên bố sáp nhập với Bank of America do thua lỗ từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở cũng tại Mỹ.
Cuộc khủng hoảng này đã khiến nền kinh tế toàn cầu thất thoát 4,500 tỷ đô vào năm 2009. Nước Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới lâm vào suy thoái.

Quay trở lại hiện tại, ở việc mức độ lạm phát được chốt ở mức 8,5% vào tháng 3 và Fed bắt đầu tăng lãi suất cao nhất trong 22 năm qua nhằm nỗ lực nhằm chống lại lạm phát gia tăng.

Người Mỹ trên toàn bộ nền kinh tế (không chỉ những người ở các phân khúc thu nhập thấp của xã hội) đều đang phải vật lộn hàng ngày với các tình huống khó xử về kinh tế mà họ không phải đối mặt trong nhiều thập kỷ. Người dân đang lo lắng về an ninh công việc của mình, trước tất cả những lời bàn tán về một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Tất cả những điều này đang có tác động sâu sắc đến nền kinh tế nói chung.

Trong lịch sử, khi lòng tin của người dân vào hệ thống chính trị giảm xuống mức thấp. Thì họ có xu hướng di chuyển tài sản của mình sang lựa chọn thay thế - chẳng hạn như vàng.

Bên cạnh đó, điều này còn thúc đẩy các mọi người đầu những tài sản rủi ro hơn, chẳng hạn tiền điện tử hay Bitcoin.

Đọc thêm: Vai trò của Bitcoin trong thời kỳ lạm phát 

Vốn hoá thị trường 

Biểu đồ khung Ngày của vốn hóa thị trường cho thấy vốn hóa đang nằm ở hỗ trợ khung Ngày, các setup tăng giá đang bị vô hiệu hóa khi liên tục thất bại. Đây là dấu hiệu xấu khi phe Bán vẫn còn đang quá hung hăng tại khu vực này,

Giá đang nằm tại vùng hỗ trợ $1,500B - $1,600B nên việc cắt lỗ là điều không nên, cắt lỗ tại hỗ trợ có khi sẽ trở thành cắt lỗ tại vùng đáy. Nên quan sát biểu đồ vốn hóa thị trường Crypto trong thời gian tới.

Vốn hóa thị trường khung Ngày. Nguồn: Tradingview

Thị phần USDT

Thị phần USDT cũng đã có 1 setup bị vô hiệu hóa trên khung Ngày - 1 setup Engulfing. Điều này cho thấy phe bán đang hoạt động khá mạnh trên thị trường.

Ở những lúc kinh tế vĩ mô không ủng hộ, nhà đầu tư không còn niềm tin vào thị trường thì đó là lúc họ bắt đầu cắt lỗ.

Thị phần USDT khung Ngày. Nguồn: Tradingview

Thị phần BTC

Tình hình thị phần BTC đang giảm dần trong lúc giá BTC cũng giảm. Giá Altcoin cũng giảm cho thấy 1 đợt bán mạnh trên thị trường trong lúc này. 

Dòng tiền không chảy tập trung vào BTC mà đang chảy sang các Stablecoin vì thị phần USDT bắt đầu tăng mạnh. Có thể đây chính là nhịp shakeout mà chúng ta đang thấy.

Thị phần BTC khung Ngày. Nguồn: Tradingview

Phân tích BTC

Áp lực bán trong tuần vừa rồi thể hiện rõ qua thanh nến tuần là nến giảm mạnh kèm volume bán lớn. Tuy nhiên với xu hướng của BTC khung Tuần vẫn còn là Tăng giá và đang tích lũy trong kênh tăng nên khả năng vẫn sẽ có 1 nhịp giá về retest cạnh dưới ở khu vực $31,000 - $32,000 rồi mới hình thành setup tăng trở lại.

Nên quan sát khung lớn như khung Tuần để đưa ra quyết định đầu tư, vì khung này có mức độ tin cậy cao hơn khung Ngày. Nếu quan sát khung Tuần thì đã không bị các setup tăng giá trên khung Ngày đã bẫy chúng ta.

Chart BTC/USDT khung Tuần. Nguồn: Tradingview

Trên khung Ngày là 3 setup tăng giá nhưng đã bị vô hiệu hóa, 2 setup Fakey và 1 setup Engulfing. Và 1 dấu hiệu khá xấu nữa là kênh tăng giá đã bị phá vỡ bằng nến giảm thân dài, volume khá lớn. 

Trước mắt giá đang được đỡ bởi vùng hỗ trợ $34,000 - $38,000 trên khung Ngày. Và không nên nhìn vào khung Ngày vào thời điểm này vì có khá nhiều trap.

Chart BTC/USDT khung Ngày. Nguồn: Tradingview

Tổng kết

Nhìn chung thị trường đang cho thấy áp lực bán đang suy giảm, tuần vừa rồi các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu bán cắt lỗ thể hiện qua nến và dữ liệu On-chain mà mình đã phân tích ngày hôm qua 6/5. Có thể đến từ tâm lý hoảng sợ vì mối tương quan của BTC và S&P500 và cuộc họp của FED. (Bạn có thể xem lại bài phân tích đó tại đây.)

Vậy nên các nhà đầu tư này đã quyết định cắt lỗ. Tuy nhiên việc bán cắt lỗ ở sát vùng giá hỗ trợ như thời điểm này là không nên mà thay vào đó các Whales đang tích cực tích lũy thêm BTC vào ví của họ chứ không phải bán ra.

Vì vậy trong giai đoạn này nếu giá có còn giảm tiếp thì tiếp tục hold. Bên cạnh đó, có thể kịch bản xấu là Bitcoin sẽ còn một nhịp giảm về quanh vùng $34,000 trong thời gian tới, nhưng view giá vẫn sẽ tăng lên vùng $60,000.

Cập nhật tình hình các hệ sinh thái và dự án khác trong thị trường mới nhất:

RELEVANT SERIES