Bitcoin thủng 20,000 USD sau khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ
Sau bài phát biểu của chủ tịch FED tại Hội nghị Jackson Hole, toàn thị trường crypto và chứng khoán Mỹ đều chìm trong sắc đỏ. Bitcoin giảm gần 7% trong 24h qua và thủng vùng 20,000 USD.
Ngày 26/8, tại Hội nghị Jackson Hole, Chủ tịch FED Jerome Powell đã có bài phát biểu về về triển vọng nền kinh tế Mỹ. Theo ông Powell, FED sẽ không lùi bước trong cuộc chiến chống lại lạm phát.
Nhiều ý kiến cho rằng việc FED giảm lãi suất là điều gần như không thể xảy ra. Theo đó, khả năng cao trong cuộc họp tháng 9 sắp tới, FED sẽ tăng lãi suất thêm 0.75%.
Sau bài phát biểu, toàn thị trường crypto và chứng khoán Mỹ đều chìm trong sắc đỏ. Nhiều ý kiến cho rằng, ông Powell đã châm chòi cho cuộc suy thoái trên diện rộng và có thể kéo dài đến hết năm 2022.
Bitcoin thủng 20,000 USD
Đến trưa ngày 27/8, thị trường crypto tiếp tục giảm sâu. Trong 24h qua, vốn hoá thị trường crypto bay màu hơn 80 tỷ USD, giảm gần 10%. Con số này thậm chí còn cao hơn vốn hoá USDT - đồng stablecoin xếp thứ 3 toàn thị trường.
Trong khi đó, Bitcoin cũng giảm gần 8% và thủng vùng 20,000 USD. Ethereum đang giao dịch dưới 1,500 USD.
Trong 24h qua, tổng số tiền bị thanh lý 400 triệu USD. Phần lớn số tiền bị thanh lý đều đến từ lệnh long.
Ngoài các yếu tố vĩ mô tác động, biểu đồ giá Bitcoin trên khung ngày đã cảnh báo khá sớm việc Bitcoin sẽ tiếp tục sụt giảm. Như MarginATM đã đưa tin (tại đây), mô hình cờ giảm trên biểu đồ vốn hoá là một trong những tín hiệu mạnh nhất cho thấy thị trường crypto sắp bước vào đợt giảm giá mạnh.
Theo chỉ báo Ichimoku, ở khung H4, Bitcoin đã trải qua đợt giảm giá mạnh về hồi nhẹ về đúng đường Lead 2 (xanh). Vùng mây đỏ tại vị trí này khá dày sẽ là vùng kháng cự cứng mà Bitcoin khó có thể vượt qua.
Nhìn chung, trong thời gian tới, Bitcoin và cả thị trường crypto đều thiên về xu hướng giảm giá. Nhà đầu tư nên cẩn trọng khi giao dịch, sử dụng chiến lược DCA hợp lý và hạn chế fomo nếu giá phục hồi trở lại.
Thị trường chứng khoán Mỹ đỏ lửa
Không chỉ crypto, thị trường chứng khoán đã phản ứng mạnh mẽ trước các thông tin từ FED. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 1,008 điểm, xuống còn 32,283 (tương đương -3.03%), với mức lỗ tăng nhanh vào cuối phiên. S&P 500 giảm 3.37% xuống 4,057 và Nasdaq Composite giảm 3.94% xuống 12,141.
Theo báo CNBC mà MarginATM đã đưa tin (tại đây), trong ngày 26/8, 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều giảm giá với chỉ 5 cổ phiếu đóng phiên giao dịch trong sắc xanh. Cổ phiếu công nghệ là nhón chịu tác động giảm mạnh lớn nhất. Dù S&P 500 đã giảm khoảng 4% trong tuần cuối tháng 8, chỉ số này vẫn tăng khoảng 10% so với đáy hồi giữa tháng 6.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng lên 3.4% sau bài phát biểu của ông Powell. Cùng ngày, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên ngưỡng 3%.
Điểm tích cực duy nhất trong ngày 26/8 được cho là liên quan tới từ dữ liệu chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE). Theo đó, PCE tháng 7 của Mỹ tăng 6.3% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức tăng 6,8% ghi nhận trong tháng 7. Theo đó, chỉ số này đã giảm 0,1%.