Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Liệu Blast có vượt mặt Arbitrum, Optimism trở thành Layer 2 hàng đầu?

Blur và Blast cùng được phát triển bởi CEO Pacman, Blur từng vượt qua Opensea. Vậy liệu Blast có thể tái lập thành công tương tự của Blur?
Avatar
Hunt
Published Mar 16 2024
Updated Mar 18 2024
11 min read
thumbnail

Blur và Blast cùng được phát triển bởi CEO của Blur - Pacman. Trước đây, Blur cũng từng triển khai một chiến lược hiệu quả để vượt qua Opensea, trở thành nền tảng giao dịch NFT có khối lượng giao dịch lớn nhất.

Vậy liệu Blast có thể tái lập thành công tương tự của Blur, vượt qua các đối thủ layer 2 khác như Arbitrum và Optimism không?

Câu chuyện của Blur

Blur là dự án NFT Marketplace được sáng lập bởi Tieshun Roquerre (hay còn được gọi là Pacman) vào năm 2021 và bắt đầu hoạt động vào năm 2022.

Blur tập trung vào các trader NFT chuyên nghiệp với nhiều chức năng như floor swipe (mua quét giá sàn), bulk buying (mua số lượng lớn), NFT Aggregator và nhiều chức năng khác.

dự án blur
Dự án Blur

Chiến dịch airdrop lớn nhất thị trường

Vào ngày 15/02/2023, Blur đã phát hành 360 triệu token BLUR (chiếm 12% tổng số token được airdrop) cho người dùng trung thành và những ai tham gia farming.

Đáng chú ý, trong 24 giờ đầu tiên đã có hơn 90% người dùng claim BLUR từ airdrop. Trong số những người nắm giữ số lượng lớn token, có tới 60% quyết định bán ra một phần hoặc toàn bộ số token họ sở hữu.

dữ liệu campaign airdrop của blur
Dữ liệu campaign airdrop của Blur được tổng hợp trên Dune. Nguồn: @Marcov

Hậu airdrop, do lượng token được airdrop có lực xả rất lớn, hầu như tất cả mọi ví được claim airdrop đều xả token của mình, kể cả những ví cá voi.

hành động bán token blur trên uniswap
Hành động bán token BLUR trên Uniswap

Trong suốt quá trình BLUR triển khai chiến dịch airdrop, có thể thấy rõ sự tăng trưởng vượt trội trên mọi phương diện của dự án. Các chỉ số như khối lượng giao dịch (trading volume), số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (daily active user), và nhiều dữ liệu tăng trưởng khác đều đạt kỷ lục, vượt xa con số của đối thủ lớn như Opensea.

Đây không chỉ là một trong những sự kiện airdrop có giá trị lớn nhất, mà còn mang lại hiệu quả cao nhất. Nó trở thành “mồi câu dát vàng” thu hút sự chú ý và tham gia của rất nhiều người trên thị trường NFT, từ những người dùng nhỏ lẻ đến các tay chơi lớn, qua đó hướng sự quan tâm lớn hơn vào dự án Blur.

Trong đợt airdrop thứ hai, Blur đã phân phối hơn 300 triệu token BLUR với tổng trị giá lên tới 97,5 triệu USD. Điều đặc biệt là số token này chiếm đến 77% tổng lượng token đang lưu thông và 10% tổng cung tại thời điểm airdrop.

Đây là một chiến dịch airdrop quy mô lớn, nhằm mục tiêu tạo động lực liên tục cho người dùng và thu hút những người mới quan tâm đến sản phẩm.

Có thể thấy, cách thức triển khai airdrop của Blur khá khác biệt so với mô hình thông thường. Thay vì chỉ chuyển token vào ví, dự án đã "gamify" quá trình này bằng việc sử dụng các "gói quà", gói càng hiếm sẽ chứa càng nhiều token hơn. Điều này không chỉ tăng cường sự tương tác mà còn làm tăng giá trị trải nghiệm cho người dùng.

Kèm theo đó là sự xuất hiện dày đặc của các thông tin FOMO về việc Blur liên tục gọi vốn, với định giá lên đến hơn 1 tỷ USD.

Và trong Season 2 này, Blur đã trở thành nền tảng giao dịch NFT hàng đầu trên Ethereum, chiếm lĩnh 65% thị phần và vượt qua cả OpenSea. Blur đã ghi nhận thành tích ấn tượng với tổng khối lượng giao dịch lên tới 6.1 tỷ USD từ hơn 260,000 người dùng trên toàn thế giới.

Hậu airdrop, Blur đã làm gì để giữ chân người dùng?

Mặc dù từng chiếm 95% thị phần vào tháng 11/2021, đến tháng 5/2023 thị phần của OpenSea đã sụt giảm đáng kể xuống còn 34.3%. Trong khi đó, Blur với xuất phát điểm gần như bằng không đã vươn lên chiếm 66.5% thị phần tại thời điểm cao nhất của mình.

Sự tăng trưởng này không chỉ ấn tượng về mặt số liệu mà còn phản ánh sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngành công nghiệp NFT.

volume tháng của blur và opensea
Volume tháng của Blur tăng rất cao, và vượt qua Opensea chỉ trong vài tháng

Sau chiến dịch airdrop, Blur không chỉ chứng minh được sự thành công của mình thông qua các con số, mà còn phần nào xác định mình là một dự án tiềm năng với cơ sở sản phẩm chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người dùng. 

Điểm nhấn của Blur nằm ở các chính sách liên quan đến bản quyền NFT và phí giao dịch trên Blur nhằm hỗ trợ người dùng tối đa, giúp duy trì tỷ lệ người dùng trung thành ở mức ổn định. Đây cũng chính là lý do then chốt khiến người dùng quyết định gắn bó lâu dài với Blur sau khi chiến dịch airdrop kết thúc.

advertising

Câu chuyện của Blast có giống như Blur?

Có thể bạn đã biết, nhà sáng lập Blast cũng chính là người sáng lập dự án Blur - Pacman. Blast đã nhanh chóng ghi dấu ấn bằng việc công bố mainnet với TVL đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng các dự án Layer 2 có tổng TVL lớn nhất.

Khác với các dự án layer 2 như Arbitrum hay Optimism, Blast định hình bản thân như một ngân hàng số, nơi thanh khoản luôn sẵn sàng hỗ trợ việc staking. Dù không quá khác về mặt công nghệ, nhưng sự hậu thuẫn từ các backer uy tín và danh tiếng của founder Pacman giúp cho việc Blast được FOMO trở nên dễ hiểu.

Thêm vào đó, việc xác nhận sẽ airdrop token cho người dùng Blast càng làm tăng sự chú ý và FOMO mạnh mẽ hơn nữa. Được Paradigm, một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thị trường ủng hộ và tham gia vào các dự án có airdrop thành công như Optimism và Blur khiến cho người dùng có lý do để kỳ vọng vào một chiến dịch tương tự từ Blast.

backer của blast
Backer của Blast

Mặc dù có chỉ trích cho rằng Blast đang xây dựng một mô hình ponzi, tạo TVL cao không bền vững và dẫn đến sự sụp đổ của tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên trên thực tế, Blast đang phát triển một hệ sinh thái tương đối đầy đủ với nhiều dự án tiềm năng.

Blast sẽ trở thành Layer 2 lớn nhất thị trường?

Trở về giá trị thật trước khi bùng nổ

Blast vẫn có khả năng áp dụng chiến lược tương tự như Blur. Đó là tập trung vào việc mở rộng nhanh chóng, chiếm lĩnh thị trường thông qua các chiến dịch airdrop hấp dẫn và giữ chân người dùng bằng chất lượng sản phẩm, thông qua tốc độ giao dịch nhanh và mức phí cạnh tranh.

Trước khi mainnet, Blast tại thời điểm cao điểm nhất có đến 2,9 tỷ USD TVL và trở thành 1 trong 3 dự án Layer 2 lớn nhất tại thời điểm đó. Mặc dù sau khi mainnet, TVL của Blast đã giảm 65% và chỉ còn khoảng top 6 với 800 triệu USD do một vài các vấn đề sau:

  • Blast bị gọi là Ponzi
  • Đã có dự án Rug pull trên hệ sinh thái Blast
  • Blast không cho phép rút tiền trong ba tháng đầu khi ra mắt khiến cho áp lực rút tiền trở nên rất lớn

Do đó, việc TVL và lượng tiền gửi giảm đi là sự kiện cần phải có để Blast có thể đánh giá lại và điều chỉnh chiến lược của dự án nhằm xử lý FUD và các vấn đề còn tồn đọng trước mainnet.

Về phía người dùng, sự kiện này cũng là một cột mốc quan trọng để cộng đồng đánh giá đúng hơn về giá trị thật của dự án Blast và xác định dự án này có thể đi đường dài được hay không.

Lượng tiền gửi vào sau đợt tăng đột biến vào tháng 12 có xu hướng giảm nhưng lại giữ mức ổn định cho thấy các chỉ số đã trở về đúng với niềm tin của nhà đầu tư về tiềm năng của dự án trong khung ngắn hạn.

lượng tiền gửi vào blast
Lượng tiền gửi giảm đi rất nhiều từ tháng 12 trở đi nhưng lại đi theo quỹ đạo rất ổn định

Ngược lại với lượng tiền gửi vào, lượng token staking lại tăng lên rất nhiều, phản ảnh sự tin tưởng và cam kết của người dùng đối với dự án Blast. Đây là một dấu hiệu tích cực đối với sự tăng trưởng của Blast ở dài hạn.

lượng token được stake trên blast tăng trưởng rất tốt
Lượng token được stake trên Blast tăng trưởng rất tốt

Sự kiện Big Bang

Big Bang là sự kiện được tổ chức nhằm thúc đẩy các nhà phát triển start-up dự án của mình trên Blast dù mới chỉ ở giai đoạn idea hay đã hoạt động rồi, tất cả các dự án đều có thể submit dự án của mình vào trong cuộc thi này.

Nếu đoạt giải,các dự án sẽ được chính Blast airdrop phần thưởng. Đây sẽ là nơi sinh ra những dự án mới và tiềm năng nhằm kêu gọi vốn từ Blast.

sự kiện blast big bang
Sự kiện Blast: Big Bang

Các mảnh ghép đã bắt đầu hình thành

Dự án Blast hiện tại đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng, tích hợp nhiều phân khúc như DeFi, GameFi, Meme… Sự xuất hiện của những dự án tiên phong trong mỗi phân khúc này đánh dấu bước phát triển quan trọng của Blast.

hệ sinh thái blast
Hệ sinh thái Blast

Khi thông tin về airdrop được Blast chính thức công bố, bao gồm cả chi tiết về việc phân bổ token, có thể sẽ thúc đẩy sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng và kéo theo các chỉ số của Blast cũng tăng, giúp Blast củng cố vị thế là một trong những dự án hàng đầu về Layer 2. Điều này có tiềm năng làm tăng giá trị và sức hút của Blast trong tương lai ngắn hạn.

blast đã xác nhận sẽ airdrop cho người dùng
Blast là một trong những dự án lớn gần đây đã xác nhận sẽ airdrop cho người dùng.

Thị trường luôn FOMO với những dự án có backer xịn, đội ngũ đã chứng minh được bản thân kèm theo đó là dữ liệu ấn tượng của dự án và đó cũng là những kim chỉ nam của mình đối với dự án này.

Kết luận

Để có thể đo lường sự thành công trong tương lai của Blast, hiện tại chúng ta chỉ có thể dựa vào thông tin về đội ngũ, backer, hệ sinh thái của Blast và hành động của dự án đối với các FUD hay đối với các nâng cấp của Ethereum vì dù gì đây cũng là một dự án Layer 2.

Arbitrum và Optimism tốn 2 năm kể từ lúc mainnet để trở thành các dự án Layer 2 dẫn đầu, chúng ta cũng có thể kỳ vọng Blast sẽ đạt được thành công trong thời gian sớm hơn khi Altcoin Season đã đang đến rất gần.

Đọc thêm: Nghịch lý của DeFi trong thời đại Liquid Staking và Restaking

RELEVANT SERIES