Nghịch lý của DeFi trong thời đại Liquid Staking và Restaking
Hiện nay khoảng gần một nửa TVL của thị trường DeFi thuộc về các dự án Liquid Staking, Restaking, Liquid Restaking… Về bản chất các dự án này được thành lập đều dựa trên nguồn yield từ Ethereum. Thực trạng này đang cho thấy điều gì?
DeFi hiện nay được dẫn dắt bởi ETH
Thật vậy, cập nhật Shanghai cho phép các validator có thể unstake ETH PoS, mở nhiều cơ hội phát triển cho các giải pháp Liquid Staking (LSD). Do các dự án sẽ không cần quá lo lắng về vấn đề thanh khoản và đổi token (redeem) đối với staked ETH (như stETH hay rETH).
Bên cạnh đó, cập nhật Shanghai cũng tạo nền tảng cho các dự án Restaking phát triển và đạt được những thành công như thời điểm hiện tại.
TVL của các nền tảng Liquid Staking, Restaking hay Liquid Restaking đang chiếm khoảng 45% TVL của toàn bộ thị trường (trong đó phần lớn là các dự án được xây dựng trên Ethereum).
Cũng có thể nói, các điểm nổi bật của DeFi hiện nay chỉ bao quanh nguồn yield từ Ethereum. Và điều này tạo ra một nghịch lý.
Nghịch lý của làn sóng Staking và Restaking trên Ethereum
Ethereum được tạo ra với mục đích để các dự án có thể xây dựng ứng dụng trên đó. Blockchain đóng vai trò như cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình lưu chuyển giá trị.
Khi phần lớn các ứng dụng nổi bật trong giai đoạn hiện tại (LSD, Restaking…) trên Ethereum đều phục vụ cho việc phát triển hạ tầng sẽ đi ngược lại với mục tiêu kể trên.
Kết quả dẫn tới giá trị sẽ bị di chuyển thành một vòng tròn khiến nội tại của Ethereum sẽ bị suy giảm (so với tầm nhìn ban đầu).
Nếu nhìn Ethereum dưới góc độ là một siêu hạ tầng phục vụ cho việc phát triển các Layer-2 (Optimism, Arbitrum, ZkSync…) và các ứng dụng sẽ được xây dựng trên đây thì hiện nay các dự án trên Layer-2 cũng vẫn còn quá nhỏ cũng như không có nhiều đột phá (so sánh với LSD và Restaking).
Ví dụ điển hình cho nghịch lý trên
Optimism là dự án Layer-2 có TVL hàng đầu. Tuy nhiên, ở Optimism, chúng ta hoàn toàn không thấy bất kỳ đột phá nào so với 2021 nếu xét theo khía cạnh ứng dụng (vẫn chỉ là các dự án DeFi cũ như AMM, Yield, Derivatives…).
Đối với Arbitrum, chúng ta có thể thấy mảng perpetual futures rất phổ biến trên blockchain này. Do đó cũng có thể nói rằng, Arbitrum là một ví dụ đi ngược với nghịch lý kể trên khi đã có những lớp ứng dụng khác để duy trì và gia tăng tốc độ lưu thông tiền tệ (velocity of money).
Trong mảng Gaming, hiện nay Ronin đang là dự án nổi bật nhất, tuy nhiên đây là một blockchain riêng không phải Layer-2 trên Ethereum và không sử dụng AVS của EigenLayer. Vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng của LSD, Restaking trong mảng Gaming chưa phát huy được vai trò của mình.
Một ví dụ khác ủng hộ cho quan điểm lớp ứng dụng chưa tương xứng với cơ sở hạ tầng có thể kể tới Blast. Đây là dự án Layer-2 với ý tưởng gia tăng thu nhập cho nhà đầu tư crypto thông qua các nguồn yield (hiện tại là từ ETH và RWA).
Tuy ý tưởng khá mới và cũng là một ứng dụng để hạ tầng trên Ethereum có thêm đầu ra nhưng hiện nay phần lớn TVL của Blast lại vẫn đang đến từ ETH. Do đó, Blast hiện tại cũng không khác gì LSD trên góc độ nền kinh tế trên Ethereum (Dự án hưởng lợi chính từ yield của ETH).
Tóm lại, các dự án mới trên khía cạnh DeFi chỉ được xây dựng từ việc khai thác nguồn yield, sức mạnh tính toán từ Ethereum tạo ra một vòng luẩn quẩn không cần thiết.
Ngược lại, hiện nay blockchain vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên các vấn đề về hạ tầng và bảo mật là đặc biệt quan trọng.
Do đó dù trên khía cạnh mô hình kinh tế, việc giai đoạn này có rất nhiều dự án LSD, Restaking… nổi lên tạo ra nghịch lý kể trên không hoàn toàn tiêu cực. Bởi vì nó tạo ra sự chắc chắn cần thiết đối với bảo mật mạng lưới cũng như tối ưu cơ sở hạ tầng hơn phục vụ cho mass adoption trong tương lai.
Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra và không thực sự có các lớp ứng dụng mới đột phá trên blockchain thì sẽ có thể là một tín hiệu xấu đối với sự phát triển trên Ethereum.